Chủ động phòng sởi để “ăn Tết” cho ngon

Số lượng các ca mắc sởi đang tăng lên theo tuần trên khắp cả nước. CDC Hà Nội dự báo trong 3 tháng đầu năm 2025, dịch sởi còn tiếp tục gia tăng. Người dân cần chủ động phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe để có cái Tết khỏe mạnh, yên vui.
Dịch sởi, sốt xuất huyết tăng nhanh, cần chủ động kiểm soát Số ca sốt phát ban nghi sởi tăng hơn 42 lần, cần đẩy mạnh tiêm vaccine để ngăn dịch Chủ động bảo vệ gia đình và bản thân khỏi bệnh sởi
Chủ động phòng sởi để “ăn Tết” cho ngon
Dịch sởi sẽ còn tiếp tục tăng trong 3 tháng đầu năm 2025

Dịch sởi còn tiếp tục tăng trong 3 tháng đầu năm 2025

CDC Hà Nội dự báo trong 3 tháng đầu năm 2025, số ca mắc sởi có thể tiếp tục gia tăng do gia tăng giao lưu, tiếp xúc trong giai đoạn nghỉ Tết Nguyên đán.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 3-10/1), toàn thành phố ghi nhận thêm 120 ca mắc sởi tại 22 quận, huyện, thị xã; tăng 19 trường hợp so với tuần trước (tuần trước Hà Nội có 101 ca sởi).

Đại diện CDC Hà Nội nhận định: Số mắc đang có xu hướng gia tăng nhanh trên địa bàn thành phố, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ. Dự báo trong 3 tháng đầu năm 2025, số ca mắc sởi có thể tiếp tục gia tăng do gia tăng giao lưu, tiếp xúc trong giai đoạn nghỉ tết Nguyên đán, tương tự theo xu hướng diễn biến dịch giai đoạn năm 2018-2019.

Theo đó, CDC Hà Nội tiếp tục tổ chức kiểm tra, giám sát công tác xử lý ổ dịch sởi trong trường học tạicác địa bàn: Chương Dương (quận Hoàn Kiếm); Hoàng Liệt và Mai Động (quận Hoàng Mai).

Các Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã tăng cường hoạt động giám sát sốt phát ban nghi sởi, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm 100% các trường hợp nghi ngờ mắc, tổ chức khoanh vùng, xử lý triệt để khu vực có bệnh nhân, ổ dịch theo quy định, thực hiện giám sát phát hiện bệnh nhân tại cơ sở y tế được phân cấp và tại cộng đồng, để kịp thời điều tra, xử lý ca bệnh, ổ dịch, không để dịch lây lan rộng.

Đồng thời, Sở Y tế Hà Nội đã yêu cầu Trung tâm Y tế các quận huyện thị xã tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan để thực hiện rà soát tiền sử tiêm chủng vaccine sởi của trẻ em từ 1-5 tuổi, người tiếp xúc gần với các ca bệnh sởi dương tính, học sinh học cùng lớp/cùng trường với bệnh nhân sởi để tư vấn đi tiêm chủng bổ sung đầy đủ ít nhất 2 mũi vaccine có thành phần sởi theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Chủ động phòng sởi để “ăn Tết” cho ngon
Tiêm chủng bổ sung đầy đủ ít nhất 2 mũi vaccine có thành phần sởi theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Sở Y tế Hà Nội cũng phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường tổ chức các hoạt động truyền thông bằng nhiều hình thức cung cấp kịp thời, chính xác đến người dân các thông tin về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố và các khuyến cáo phòng, chống dịch để người dân chủ động thực hiện. Cùng với đó là tăng cường hoạt động tuyên truyền để người dân chủ động đi tiêm chủng phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch và hưởng ứng các chiến dịch tiêm chủng bổ sung do ngành Y tế triển khai.

“Bỏ túi” các tips phòng sởi cho gia đình

Bất kể người lớn hay trẻ nhỏ chưa từng tiêm phòng sởi hoặc chưa bị sởi, có tiếp xúc với người bị sởi đều có nguy cơ mắc bệnh. Trong đó trẻ dưới 5 tuổi là nhóm có nguy cơ mắc sởi cao nhất. Vì vậy, việc phòng bệnh sởi đúng cách là vô cùng quan trọng.

Bệnh sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, viêm thanh quản, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, bùng phát lao tiềm ẩn, thậm chí có thể viêm não dễ dẫn đến tử vong, bệnh đặc biệt nghiêm trọng ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng.

Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do đó để chủ động phòng bệnh, ngành Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp sau:

Đưa trẻ đi tiêm phòng bệnh sởi ngay từ khi trẻ đủ 9 tháng tuổi và tiêm nhắc lại sởi mũi 2 + rubella khi trẻ đủ 18 tháng tuổi theo chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia tại các trạm y tế.

Chủ động phòng sởi để “ăn Tết” cho ngon
Trẻ dưới 5 tuổi là nhóm có nguy cơ mắc sởi cao nhất.

Thường xuyên áp dụng các biện pháp dự phòng chung như: Đeo khẩu trang khi đến nơi đông người; rửa tay thường xuyên bằng xà phòng nhất là khi chăm sóc trẻ; súc miệng, họng bằng nước súc miệng; tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng; che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi; thực hiện tốt vệ sinh nhà ở, vệ sinh cá nhân; đảm bảo dinh dưỡng hợp lý.

Không tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi mắc bệnh sởi: Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban... thì cần đến ngay các cơ sở y tế để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi.

Kiểm soát nhiễm trùng: Trong môi trường bệnh nhân nội trú, các biện pháp phòng ngừa lây truyền qua đường không khí được chỉ định trong bốn ngày sau khi bắt đầu phát ban ở những bệnh nhân khỏe mạnh khác và trong suốt thời gian bị bệnh ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch.

Đối với bệnh nhân ngoại trú, bệnh nhân sốt phát ban nên được đưa đến khu vực chờ riêng hoặc đặt ngay trong phòng riêng. Cả bệnh nhân và nhân viên phải đeo khẩu trang, mặt nạ phòng độc thích hợp (mặt nạ cho bệnh nhân để ngăn tạo ra các giọt nhỏ, và mặt nạ cho nhân viên để lọc các hạt trong không khí, bất kể tình trạng miễn dịch).

Nếu không được nhập viện, bệnh nhân nên được yêu cầu cách ly ở nhà trong bốn ngày sau khi phát ban. Virus sởi có thể lơ lửng trong không khí đến hai giờ; do đó không nên sử dụng phòng có người nghi ngờ trong vòng hai giờ sau khi bệnh nhân rời đi.

Chủ động phòng sởi để “ăn Tết” cho ngon
Chế độ ăn khoa học, cân bằng là rất quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch.

Tăng cường miễn dịch: Thiếu dinh dưỡng và miễn dịch kém là yếu tố nguy cơ bị dịch bệnh tấn công. Chính vì vậy, chế độ ăn khoa học, cân bằng là rất quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch, giúp phòng ngừa bệnh truyền nhiễm trong đó có sởi.

Đối với trẻ còn trong độ tuổi bú mẹ: Cần tiếp tục cho con bú, cho bú nhiều lần hơn kết hợp với ăn bổ sung hợp lý. Thực hiện cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là biện pháp tốt nhất giúp trẻ tăng trưởng, phát triển tối ưu và góp phần phòng bệnh tốt nhất.

Cho trẻ ăn đủ nhu cầu dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm, trong đó phải bảo đảm đủ 4 nhóm thực phẩm là nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm chất bột đường, nhóm cung cấp vitamin và chất khoáng.

Cần cho trẻ ăn đủ các thức ăn giàu đạm. Đặc biệt các thực phẩm giàu đạm có giá trị sinh học cao như thịt, cá (cá chép, cá quả, cá ba sa, cá bông lau, cá hồi, cá trích…), trứng, sữa, hải sản - đây cũng là nguồn cung cấp kẽm và sắt giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho trẻ. Trong trường hợp trẻ bị biến chứng tiêu chảy hoặc viêm phổi thì cần bổ sung kẽm theo hướng dẫn của y tế bằng đường uống cho trẻ.

Chủ động phòng sởi để “ăn Tết” cho ngon
Vitamin C tìm thấy trong dâu tây, cam, chanh, bưởi… giúp tăng cường sản sinh tế bào bạch cầu và kháng thể

Cần cho trẻ ăn tăng rau, quả có màu vàng, đỏ như cà rốt, cà chua, bí đỏ, cam, xoài, đu đủ, dưa hấu… và các loại rau có lá xanh sẫm như rau muống, rau ngót, rau dền đỏ, cải bó xôi, xúp lơ xanh… vì có nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin A, vitamin C… giúp tăng cường miễn dịch, chống nhiễm trùng và làm nhanh lành các tổn thương, đặc biệt tổn thương ở mắt, chống mù lòa. Các loại quả khác giàu vitamin C giúp nâng cao sức đề kháng và cung cấp nước cho trẻ như bưởi, táo, lê… cũng rất tốt.

Các loại vitamin A, C, E, D đã được chứng minh là giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Những thực phẩm chứa nhiều vitamin A gồm cà rốt, cải xoăn, súp lơ xanh, bí, quả mơ, cá và khoai lang.

Vitamin C tìm thấy trong dâu tây, cam, chanh, bưởi… giúp tăng cường sản sinh tế bào bạch cầu và kháng thể gồm interferon kháng thể. Vitamin E có nhiều trong các loại hạt, dầu thực vật và ngũ cốc.

Những thực phẩm đắng giúp phòng bệnh hiệu quả Những thực phẩm đắng giúp phòng bệnh hiệu quả
Phòng bệnh hô hấp khi giao mùa Phòng bệnh hô hấp khi giao mùa
Những lưu ý phòng bệnh khi trời chuyển lạnh Những lưu ý phòng bệnh khi trời chuyển lạnh
Không khí lạnh tăng cường tại miền Bắc, cần làm gì để bảo vệ sức khoẻ? Không khí lạnh tăng cường tại miền Bắc, cần làm gì để bảo vệ sức khoẻ?
Việt Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cụ bà 85 tuổi nguy kịch vì hóc xoài

Cụ bà 85 tuổi nguy kịch vì hóc xoài

Ngày 15/4, đại diện Bệnh viện Thống Nhất (TPHCM) cho biết đơn vị vừa tiếp nhận và cấp cứu kịp thời một trường hợp hóc dị vật đường thở nguy hiểm.
Mặt sưng phù vì tin kem trị mụn "từ thiên nhiên" trên TikTok

Mặt sưng phù vì tin kem trị mụn "từ thiên nhiên" trên TikTok

Tin vào quảng cáo kem trị mụn “từ thiên nhiên” trên TikTok, một nữ sinh viên 22 tuổi ở Hà Nội đã phải nhập viện với khuôn mặt sưng phù, nổi mụn nước, tổn thương lan rộng khắp cổ và tay.
Bộ Y tế lên tiếng về vụ sữa bột giả

Bộ Y tế lên tiếng về vụ sữa bột giả

Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam 8 lãnh đạo liên quan đến đường dây sản xuất, tiêu thụ sữa bột giả. Bộ Y tế đã và sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ Bộ Công an về các vấn đề chuyên môn để Bộ Công an có căn cứ xử lý đúng pháp luật, truy cứu rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan.
Ngủ ngon hơn với quy tắc "10-3-2-1-0" của chuyên gia

Ngủ ngon hơn với quy tắc "10-3-2-1-0" của chuyên gia

Quy tắc ngủ 10-3-2-1-0 giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và tinh thần, với mỗi mốc thời gian đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị cho giấc ngủ sâu.
Bác sĩ chia sẻ vai trò của sữa và cách "né" sữa giả

Bác sĩ chia sẻ vai trò của sữa và cách "né" sữa giả

Nghiên cứu cho thấy sữa bột kém chất lượng có thể gây tổn thương gan, thận, suy giảm miễn dịch và ảnh hưởng đến phát triển của trẻ. Bác sĩ khuyến cáo chọn sữa uy tín và tránh sữa giả.
Việt Nam xóa sổ bệnh mắt hột sau 70 năm nỗ lực

Việt Nam xóa sổ bệnh mắt hột sau 70 năm nỗ lực

Bộ Y tế thông tin Việt Nam hiện nằm trong số 21 quốc gia đã thành công trong việc xóa sổ bệnh mắt hột sau 7 thập kỷ cố gắng phòng chống.
Người đàn ông nguy kịch sau một tuần ăn lòng lợn

Người đàn ông nguy kịch sau một tuần ăn lòng lợn

Sau khi ăn lòng lợn khoảng một tuần, người đàn ông 49 tuổi đột ngột sốt cao, tụt huyết áp, hoại tử toàn thân và rơi vào tình trạng nguy kịch.
Những mẹo đơn giản giúp bạn kiểm soát cơn thèm ăn

Những mẹo đơn giản giúp bạn kiểm soát cơn thèm ăn

Nếu muốn giảm cân hiệu quả, việc kiểm soát các cơn thèm ăn là điều cần thiết, bởi chúng thường mãnh liệt và khó kiềm chế hơn cảm giác đói thông thường.
Bộ Y tế khuyến cáo nhóm có nguy cơ cao cần chủ động tiêm vắc-xin phòng sởi

Bộ Y tế khuyến cáo nhóm có nguy cơ cao cần chủ động tiêm vắc-xin phòng sởi

Chiều ngày 13/4, Bộ Y tế cho biết hiện nay bệnh sởi đã ghi nhận nhiều ca mắc ở người trưởng thành, trong đó có không ít trường hợp diễn biến nặng và đã xuất hiện ca tử vong.
Hà Nội ghi nhận ca não mô cầu đầu tiên trong năm 2025

Hà Nội ghi nhận ca não mô cầu đầu tiên trong năm 2025

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội ghi nhận ca bệnh não mô cầu đầu tiên trong năm là bé trai 3 tháng tuổi ở quận Thanh Xuân.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

Phiên bản di động