Cách phòng ngừa viêm phổi trong mùa lạnh

Mùa lạnh là thời điểm mà bệnh viêm phổi thường xuất hiện nhiều hơn. Vậy nguyên nhân nào khiến chúng ta dễ mắc bệnh và làm cách nào để phòng tránh.
Ăn uống lành mạnh với rau củ mùa đông Tại sao đột quỵ thường xảy ra vào mùa lạnh? Những cách đơn giản đối phó với viêm da cơ địa khi trời lạnh

Nguyên nhân gây viêm phổi

Mùa lạnh, ẩm ướt, mưa, khô hanh là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh dễ phát triển, trong đó có các vi sinh vật gây bệnh ở đường hô hấp.

Trong đó, viêm phổi là bệnh lý thường xảy ra hơn vào mùa lạnh. Các phế nang và đường dẫn khí trong phổi người bệnh có xu hướng tích tụ dịch lỏng hoặc dịch mủ, gây ho có đờm, sốt cao, khó thở, ớn lạnh.

Cách phòng ngừa viêm phổi trong mùa lạnh

Theo nghiên cứu, viêm phổi là bệnh của phổi do nhiễm vi khuẩn và virus và các vi trùng khác. Các bác sĩ phân loại viêm phổi có hai loại là viêm phổi mắc phải và viêm phổi mắc phải tại cộng đồng viêm phổi mắc phải dựa vào nơi bị nhiễm trùng như viêm phổi mắc phải tại bệnh viện, tức khi nằm viện. Nó có thể nghiêm trọng vì vi khuẩn gây bệnh hiện đang có chiều hướng kháng thuốc kháng sinh.

Hai là viêm phổi mắc phải tại cộng đồng có thể do vi khuẩn, vi rút và nấm gây ra. Viêm phổi dạng này bao gồm viêm phổi hít, xảy ra khi hít thức ăn, chất lỏng hoặc chất nôn vào phổi. Có nhiều khả năng gặp phải khi nuốt hoặc ho, nếu không thể ho ra ngoài lại nuốt vào, trường hợp này vi khuẩn có thể sinh sôi trong phổi.

Vi khuẩn là tác nhân hàng đầu gây bệnh viêm phổi ở người lớn theo bác sĩ Thuận. Bệnh có xu hướng lây lan thông qua tiếp xúc giọt bắn chứa vi khuẩn gây viêm phổi. Khi đó, người có hệ miễn dịch yếu hoặc mắc bệnh nền mạn tính thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.

Virus thường là tác nhân gây viêm phổi phổ biến thứ hai, chỉ sau vi khuẩn. Một số loại virus gây bệnh viêm phổi thường gặp như SARS-CoV-2, virus hợp bào hô hấp (RSV), virus cảm cúm, virus cúm mùa... Trong đó, virus SARS-CoV-2 lây lan nhanh, khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hô hấp, các cơ quan khác trong cơ thể.

Viêm phổi do nấm là tình trạng người bệnh hít phải bào tử của nấm gây viêm nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp. Bệnh thường có diễn biến nhanh và rất phức tạp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm thậm chí thiệt mạng.

Bên cạnh bào tử của nấm thì những tác nhân như: khói thuốc lá, bụi bẩn, hóa chất, chế độ dinh dưỡng, vận động – sinh hoạt không đúng cách,… cũng tạo điều kiện cho bệnh viêm phổi do nấm hình thành và dễ dàng phát triển gây viêm phổi.

Viêm phổi do hóa chất thường hiếm gặp, ít xảy ra nhưng cực kỳ nguy hiểm vì tỷ lệ gây tử vong cao. Tùy thuộc vào loại hóa chất đã phơi nhiễm mà mức độ nguy hiểm cho người bệnh sẽ khác nhau. Bên cạnh tổn thương phổi, các hóa chất có thể gây tổn hại cho nhiều cơ quan quan trọng khác trong cơ thể như hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, gan, cơ quan tiết niệu,…

Cách phòng ngừa viêm phổi trong mùa lạnh

Cách đề phòng bệnh viêm phổi

Cần tránh lạnh đột ngột cho nên hàng ngày việc tắm, rửa cần có nước ấm, tắm ở buồng kín gió, tắm xong cần lau khô người, đầu tóc, mặc quần áo ngay và không nên tắm lâu.

Sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà: Giúp phổi giữ ẩm và hoạt động tốt hơn. Những triệu chứng như khô miệng, nghẹt mũi và chất nhầy đặc có thể là dấu hiệu cho thấy cần máy tạo ẩm. Hãy nhớ vệ sinh hệ thống tạo ẩm hàng tuần hoặc theo khuyến nghị của nhà sản xuất để ngăn ngừa sự tích tụ vi khuẩn.

Thời tiết lạnh có thể không tốt cho phổi vì chúng khuấy động các hạt nhỏ có thể gây ra vấn đề nếu bạn hít phải chúng. Nếu tiếp xúc với không khí bụi bẩn nên đeo khẩu trang và giặt khẩu trang vải hoặc thay khẩu trang sau 1 lần dùng

Nếu người cao tuổi sức yếu không tự tắm được, hoặc tinh thần không minh mẫn nên có sự hỗ trợ của người nhà, người giúp việc.

Nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng sức đề kháng và không nên hút thuốc và uống rượu, bia. Nên vận động cơ thể hằng ngày bằng các động tác tập thể dục buổi sáng và tập hít thở đều (hít sâu, thở ra từ từ).

Đối với những người đã có vấn đề về hô hấp, nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất để hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Thực hành vệ sinh tốt để tránh vi rút và vi khuẩn có hại, đồng thời tư vấn bác sĩ để chủng ngừa vắc xin hợp lý. Bác sĩ có thể khuyến cáo nên chủng ngừa bệnh viêm phổi và cúm vào mùa thu.

Hàng ngày cần vệ sinh sạch sẽ họng miệng bằng hình thức đánh răng, súc họng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy.

Vào mùa lạnh, mưa rét nên hạn chế đi ra đường, nếu công việc không thể trì hoãn, cần thiết mặc ấm, chân tay cần có tất, cổ quàng khăn ấm, đầu đội mũ ấm và đeo khẩu trang.

Điều trị viêm phổi

Điều trị tại nhà

Ở trường hợp nhẹ, người bệnh có thể không cần nhập viện điều trị, bệnh nhân có thể theo dõi điều trị ngoại trú theo toa bác sĩ.

Cách phòng ngừa viêm phổi trong mùa lạnh

Điều trị tại nhà tập trung vào việc dùng thuốc và nghỉ ngơi đầy đủ. Bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus hoặc thuốc kháng nấm… Người bệnh có thể cần dùng thêm một số loại thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt… để cải thiện các triệu chứng bệnh. Người bệnh nên nghỉ ngơi nhiều, tránh thức khuya và làm việc quá sức. Tránh hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá, khói bụi, các chất độc hại…

Cần uống nhiều nước để giúp làm loãng dịch tiết và đờm. Uống đồ uống ấm, tắm nước nóng và sử dụng máy tạo độ ẩm… giúp người bệnh cảm thấy dễ thở hơn. Người bệnh nên hạn chế dùng các món ăn lạnh, nhiều dầu mỡ. Thay vào đó, người bệnh nên tăng cường ăn nhiều loại trái cây, rau củ để bổ sung vitamin, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Trong quá trình điều trị tại nhà, người bệnh cần theo dõi các triệu chứng và đến bệnh viện nếu bệnh diễn tiến nghiêm trọng.

Khi nào phải nhập viện

Một số trường hợp mắc bệnh viêm phổi không thể chữa trị tại nhà mà người bệnh cần nhập viện để được bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. Thông thường, các trường hợp cần nhập viện điều trị bệnh viêm phổi gồm có:

Gặp các triệu chứng bệnh nặng như ngạt thở, môi và đầu ngón tay tím xanh, đau ngực, sốt cao hoặc ho có chất nhầy nghiêm trọng hoặc các triệu chứng viêm phổi thông thường ngày càng diễn tiến nghiêm trọng hơn.

Người bệnh thuộc nhóm có nguy cơ cao, bao gồm người lớn trên 65 tuổi, trẻ em từ hai tuổi trở xuống, những người có bệnh lý nền hoặc hệ thống miễn dịch suy yếu.

Người không biết cách tự chăm sóc tại nhà hoặc không thể tự chăm sóc, điều trị tại nhà.

Lưu ý an toàn khi tập thể dục vào mùa lạnh Lưu ý an toàn khi tập thể dục vào mùa lạnh
Những lưu ý khi dùng máy sưởi trong mùa lạnh Những lưu ý khi dùng máy sưởi trong mùa lạnh
Lời khuyên từ chuyên gia Herbalife: Đừng bao giờ đánh giá thấp về sức mạnh bài tập khởi động trong mùa lạnh Lời khuyên từ chuyên gia Herbalife: Đừng bao giờ đánh giá thấp về sức mạnh bài tập khởi động trong mùa lạnh
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Những cách đơn giản đối phó với viêm da cơ địa khi trời lạnh

Những cách đơn giản đối phó với viêm da cơ địa khi trời lạnh

Viêm da cơ địa, hay còn gọi là chàm, là một căn bệnh da mãn tính gây ra những cơn ngứa ngáy khó chịu, đặc biệt là khi thời tiết chuyển lạnh.
Tại sao đột quỵ thường xảy ra vào mùa lạnh?

Tại sao đột quỵ thường xảy ra vào mùa lạnh?

Mùa đông đến cũng là lúc nguy cơ đột quỵ tăng cao. Vậy tại sao thời tiết lạnh lại có thể gây ra căn bệnh nguy hiểm này?
Đánh bay cơn đau gót chân với những cách chữa trị tại nhà

Đánh bay cơn đau gót chân với những cách chữa trị tại nhà

Đau gót chân không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Đừng lo lắng, bạn hoàn toàn có thể giảm đau tại nhà với những phương pháp đơn giản và hiệu quả.
Ăn uống lành mạnh với rau củ mùa đông

Ăn uống lành mạnh với rau củ mùa đông

Với những loại rau củ mùa đông, bạn có thể vừa thưởng thức hương vị thơm ngon, vừa bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, giúp bạn khỏe mạnh suốt mùa đông.
Những phương pháp giảm lo âu tự nhiên

Những phương pháp giảm lo âu tự nhiên

Nỗi lo âu dai dẳng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm giảm năng suất lao động, hãy thử áp dụng một số cách dưới đây để thư giãn tâm trí.
Bí quyết ăn vặt không lo tăng cân

Bí quyết ăn vặt không lo tăng cân

Cơn thèm ăn là kẻ thù số một của người giảm cân. Hãy cùng khám phá những món ăn vặt ít calo để thỏa mãn vị giác mà vẫn giữ dáng.
Quả na rừng có tác dụng gì với sức khỏe mà đắt đỏ đến vậy?

Quả na rừng có tác dụng gì với sức khỏe mà đắt đỏ đến vậy?

Trước đây, quả na rừng có rất nhiều và mọc dại trong rừng, khi chín rụng đầy đất chẳng ai ngó ngàng. Tuy nhiên, hiện nay loại quả này có giá vô cùng đắt đỏ và vừa được Bộ Y tế đưa vào danh sách cây thuốc quý cần được kiểm soát.
Hà Nội đẩy mạnh kiểm soát an toàn thực phẩm

Hà Nội đẩy mạnh kiểm soát an toàn thực phẩm

An toàn thực phẩm (ATTP) là một trong những vấn đề luôn được Thành phố Hà Nội đặt lên hàng đầu, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng thực phẩm ngày càng cao vào thời điểm cuối năm và cận kề các dịp lễ, tết.
Chủ động bảo vệ gia đình và bản thân khỏi bệnh sởi

Chủ động bảo vệ gia đình và bản thân khỏi bệnh sởi

Bệnh sởi, một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, hiện đang gia tăng mạnh mẽ tại nhiều địa phương, trong đó có thành phố Hà Nội. Đợt giao mùa và chuyển lạnh sắp tới là điều kiện lý tưởng để vi rút sởi lây lan, việc chủ động bảo vệ gia đình và bản thân khỏi bệnh sởi là điều vô cùng cần thiết.
Những lưu ý phòng bệnh khi trời chuyển lạnh

Những lưu ý phòng bệnh khi trời chuyển lạnh

Khi thời tiết chuyển lạnh, cơ thể chúng ta thường phải đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật do sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ, độ ẩm không khí và các yếu tố môi trường. Để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình, bạn cần lưu ý các biện pháp phòng bệnh quan trọng dưới đây.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động