Những bài thuốc hữu ích từ cây cúc tần

Cây cúc tần mọc hoang dại bám vào tường rào đã trở thành một hình ảnh rất đỗi quen thuộc với người dân Việt Nam ở các vùng nông thôn. Trong dân gian và đông y đã sử dụng cúc tần từ lâu với những bài thuốc hữu ích như chữa ho, cảm sốt, bí tiểu, đau nhức xương khớp…

Cây cúc tần là cây gì?

Cây cúc tần còn có nhiều tên gọi thú vị khác là cây từ bi, nan luật, cây lức hay lức ấn, nó thuộc họ Cúc và trong khoa học người ta gọi nó là cây Pluchea indica.

Cây cúc tần
Cây cúc tần

Cúc tần là loài cây bụi có chiều cao từ 1 - 2m, mọc thẳng, từ thân chính phân ra thành nhiều nhánh nhỏ. Cành cây khi còn non được phủ một lớp lông ngắn. Lá cúc tần hình trứng, màu xanh nhạt tươi sáng, có thể rộng từ 2 - 4m, dài 8cm, mép lá có răng cưa và tỏa ra mùi thơm khi bị vò nát. Hoa của cây mọc thành từng cụm kèm theo 3 - 7 chuỗi lá, quả màu nâu đỏ.

Loại cây này sinh sôi và phát triển tốt ở những vùng đất ngập nước, đất thấp ven sông, ven biển, đầm lầy nước lợ và vùng nước mặn như bãi triều hay rừng ngập mặn. Ngoài ra cây cúc tần cũng thường mọc trong rừng và nơi đất liền. Tại Việt Nam cúc tần mọc hoang hoặc được người dân ở khắp các tỉnh gieo trồng bằng cách giâm cành.

Bộ phận rễ và lá của cây có thể thu hoạch được quanh năm, chủ yếu là thu hái lá non và lá bánh tẻ trước khi cây bắt đầu ra hoa. Sau khi thu hoạch, người ta sẽ làm sạch sau đó phơi khô các bộ phận này để dùng dần.

Thành phần hóa học và tác dụng dược lý của cây cúc tần

Cây cúc tần chứa rất nhiều tinh dầu với thành phần chính trong lá là α-pinen, long não, benzyl acetate, benzyl alcohol, linalool, eugenol, cadinol, flavonoid và terpenoid. Trong rễ chứa nhiều plucheol A và B, plucheoside C, D1, D2, D3 và E, stigmasterol, beta-sitosterol và pterocaptriol.

Trong Đông Y, cây cúc tần có vị hơi đắng, tính mát. Nhờ thành phần dược lý có lợi, cúc tần thường được sử dụng để chữa ho, cảm sốt, bí tiểu, đau nhức xương khớp và hỗ trợ tiêu hóa.

Những bài thuốc hữu ích từ cây cúc tần

Theo Y học hiện đại, cây cúc tần có đặc tính giúp chống loét, chống viêm, chống khuẩn, lợi tiểu và hạ đường huyết.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây cúc tần

Theo Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, trong dân gian và đông y đã sử dụng cúc tần từ lâu với những bài thuốc hữu ích như:

Chữa nhức đầu cảm sốt: Sử dụng lá cúc tần, lá sả và lá chanh với tỷ lệ 2 : 1 : 1. Người bệnh nên dùng mỗi vị khoảng 8 – 10 gram, sắc thuốc và uống khi còn nóng. Bên cạnh đó, dùng phần bã nấu với lượng nước nhất định và dùng xông hơi. Ngoài ra, bệnh nhân có thể kết hợp lá cúc tần với lá hương nhu, lá bàng, sắc thuốc và uống.

Chữa đau mỏi lưng bằng cúc tần: Hái một nắm lá cúc tần bao gồm cả cành non, rửa sạch và giã nát. Sau đó trộn thêm với một ít rượu trắng, sao nóng và đắp lên vùng đau. Thực hiện nhiều lần, giúp giảm đau đáng kể.

Chữa bầm dập, chấn thương: Dùng lá cúc tần tươi, giã nát và đắp lên vùng bị thương hoặc bầm để giúp vết thương mau lành hơn.

Điều trị thấp khớp, đau nhức xương khớp: Sử dụng 15 – 20 gram rễ cây cúc tần, rửa sạch và sắc nước uống. Bên cạnh đó, người bệnh có thể phối trộn cúc tần với rễ cây bưởi bung, rễ trinh nữ mỗi vị 20 gram và cam thảo dây, đinh lăng mỗi vị 10 gram. Sắc thuốc và uống liên tục trong 5 – 7 ngày, giúp chữa thấp khớp và giảm đau nhức xương.

Những bài thuốc hữu ích từ cây cúc tần

Chữa viêm khí quản: Sơ chế nguyên liệu: 20 gram cúc tần già, rửa sạch và băm nhỏ. Gạo 2 nắm vo sạch, 3 gram gừng đã được thái nhỏ cùng với 50 gram thịt lợn nạc đã băm nhuyễn.

Cách nấu: Đem tất cả các nguyên liệu nêu trên nấu cháo cho chín nhừ. Cháo chín, người bệnh nên ăn nóng vào lúc đói. Mỗi ngày ăn 3 lần và ăn liên tục 3 ngày sẽ giúp cải thiện triệu chứng bệnh.

Điều trị hen suyễn: Sử dụng 1 bó rau cúc tần cùng với 1 bó rau muống đem dựng vào chỗ mát. Tiếp đó, nhặt lấy phần ngọn, cả lá non và già đem rửa sạch rồi ngâm với nước muối pha loãng. Cuối cùng, giã nát và lọc lấy nước cốt. Uống nước này liên tục trong vòng 100 ngày, giúp cải thiện triệu chứng hen suyễn.

Giảm căng thẳng bằng cúc tần: Sử dụng 50 gram cúc tần với 50 gram hoa cúc trắng, 100 gram óc lợn và 100 gram đu đủ vừa chín tới hầm canh. Đầu tiên, người bệnh cho cúc tần, đu đủ và hoa cúc trắng đun sôi với 1 lít nước sôi. Tiếp đó, cho óc lợn vào đun thêm 20 phút cho nhừ. Ăn nóng trước bữa cơm chính. Mỗi ngày nên ăn 2 lần. Áp dụng liên tục trong 1 tuần, căng thẳng sẽ biến mất.

Chữa bệnh trĩ: Chuẩn bị lá cúc tần, lá ngải cứu, lá sung và lá lốt, mỗi thứ một nắm cùng với một vài lát nghệ. Nấu nước rồi dùng nước xông hậu môn khoảng 15 phút. Sau khi nước còn ấm, bệnh nhân có thể ngâm trực tiếp 10 – 15 phút rồi lau khô lại bằng khăn mềm. Trong trường hợp trĩ nhẹ, kiên trì thực hiện bài thuốc này 2 – 3 lần mỗi tuần và sau 2 tháng, bệnh có dấu hiệu thuyên giảm đáng kể.

Điều trị chứng bí tiểu: Sử dụng 40 gram lá cúc tần khô hoặc 100 gram tươi đun sôi với nước và uống hàng ngày.

Điều trị bệnh gai cột sống: Dùng 1 nắm lá cúc tần tươi, rửa sạch và giã nát. Sau đó, trộn chung với 1 ít muối và 1/4 lon bia rồi uống. Sử dụng bài thuốc này trong vòng 1 tuần, giúp giảm đau do gai cột sống gây ra.

Hỗ trợ tăng cường hệ tiêu hóa: Sau mỗi bữa ăn, người bệnh hái một nắm lá cúc tần tươi, rửa sạch và ăn sống.

Cúc tần có tác dụng chữa bệnh nhưng các bài thuốc điều trị từ loại cây này đến nay vẫn chưa được khoa học kiểm chứng rõ ràng. Vì vậy, người bệnh không nên tự ý sử dụng khi chưa nhận được sự đồng ý từ bác sĩ có chuyên môn.

Cây thảo dược cực hữu ích, ai cũng từng dùng mà không biết Cây thảo dược cực hữu ích, ai cũng từng dùng mà không biết
Trồng loại cây thơm thảo hoa trắng tinh khôi là dược liệu quý mang đến bình an Trồng loại cây thơm thảo hoa trắng tinh khôi là dược liệu quý mang đến bình an
Cây nọc sởi  - Dược liệu quý để giải độc, trị viêm Cây nọc sởi - Dược liệu quý để giải độc, trị viêm
Những công dụng tuyệt vời của quả ô môi đối với sức khỏe Những công dụng tuyệt vời của quả ô môi đối với sức khỏe
Cà gai leo: Cây thảo dược có tác dụng điều trị hiệu quả đối với các bệnh lý về gan Cà gai leo: Cây thảo dược có tác dụng điều trị hiệu quả đối với các bệnh lý về gan
Bạch Yến

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bí đao giúp giải độc gan và cải thiện thị lực

Bí đao giúp giải độc gan và cải thiện thị lực

Bí đao là loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày của gia đình Việt. Bí đao không chỉ có tác dụng giải nhiệt, giải khát mà còn có nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khoẻ.
Những tác dụng bất ngờ của rau xà lách không phải ai cũng biết

Những tác dụng bất ngờ của rau xà lách không phải ai cũng biết

Là một loại rau xanh quen thuộc, giàu dinh dưỡng xà lách vừa có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, vừa có tác dụng giúp giảm cân, làm đẹp da và vừa có tác dụng trong cải thiện, hỗ trợ sức khỏe.
Tăng cường sức khỏe tim mạch đơn giản với các loại hạt

Tăng cường sức khỏe tim mạch đơn giản với các loại hạt

Các loại hạt từ lâu đã trở thành món ăn vặt được yêu thích bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng dồi dào, tốt cho sức khỏe tim mạch.
Số ca mắc ho gà tăng gần 8 lần

Số ca mắc ho gà tăng gần 8 lần

Theo các chuyên gia, ho gà là một bệnh truyền nhiễm cấp tính có khả năng lây lan nhanh qua đường hô hấp, bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ em.
Nguy cư cúm gia cầm H5N1 lây truyền giữa người với người

Nguy cư cúm gia cầm H5N1 lây truyền giữa người với người

Hiện tại không có bằng chứng virus cúm gia cầm H5N1 lây từ người sang người, nhưng các quan chức y tế quan ngại rằng nếu virus lây lan rộng sẽ biến đổi thành một dạng có thể lây truyền giữa người với người.
Đẩy mạnh phòng, chống đuối nước cho trẻ em dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Đẩy mạnh phòng, chống đuối nước cho trẻ em dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Liên tiếp 3 bệnh nhi bị đuối nước nghiêm trọng vừa được cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện Nhi trung ương đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tai nạn đuối nước ở trẻ trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và đặc biệt là khi kỳ nghỉ hè đã đến rất gần.
Chuyên gia chỉ cách phòng tránh say nắng trong mùa hè

Chuyên gia chỉ cách phòng tránh say nắng trong mùa hè

Say nắng, say nóng thường hay xảy ra vào mùa hè, đặc biệt trong những ngày nắng nóng cao điểm, nhiệt độ tăng cao đột ngột. Nếu không xử trí kịp thời có thể dẫn tới di chứng thần kinh không hồi phục hoặc tổn thương đa cơ quan và tử vong.
Đuối nước trẻ em: Nỗi ám ảnh vào mỗi mùa hè!

Đuối nước trẻ em: Nỗi ám ảnh vào mỗi mùa hè!

Tử vong do đuối nước luôn là mối đe dọa lớn nhất với trẻ em tại Việt Nam, đặc biệt là vào các dịp hè. Vì vậy phòng chống đuối nước ở trẻ em cần phải được ưu tiên hàng đầu.
Dưa leo giúp làm đẹp da, tốt cho sức khoẻ

Dưa leo giúp làm đẹp da, tốt cho sức khoẻ

Dưa leo là một loại thực phẩm ưa chuộng trong các bữa ăn của người Việt. Ngoài công dụng là một loại thực phẩm, dưa leo còn có tác dụng làm đẹp và làm thuốc chữa bệnh khi được kết hợp với một số loại thuốc đông y.
Cây sắn dây – Phương thuốc quý cho mùa hè

Cây sắn dây – Phương thuốc quý cho mùa hè

Cây sắn dây được trồng nhiều ở Việt Nam, là một loại thực phẩm với nhiều công dụng khác nhau. Không chỉ dùng để giải nhiệt mà còn có tác dụng chữa bệnh khi được kết hợp với một số loại thuốc đông y.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động