Cây thảo dược cực hữu ích, ai cũng từng dùng mà không biết

Cây dược liệu vàng đắng nghe tên thì lạ lẫm nhưng nhắc đến loại thuốc Berberin hẳn người Việt Nam nào cũng biết và từng sử dụng. Vàng đắng là dược liệu chính tạo nên tác dụng của Berberin.
Loài ốc khổng lồ giá tiền triệu đặc biệt cỡ nào mà nhà giàu săn lùng suốt tết Kỳ lạ, 1.000 cây trà hoa vàng mọc trong rừng già không ai hay, người dân quý như “báu vật” Cách chăm sóc quất đơn giản, đẹp đến Tết năm sau mà không tốn tiền mua cây mới
Cây thảo dược cực hữu ích, ai cũng từng dùng mà không biết

Vàng đắng (Coscinium fenestratum (Goetgh.) Colebr) thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae), tên gọi khác là Vàng đằng, Hoàng đằng lá trắng, Dây đằng giang.

Vàng đắng là cây leo to, phân nhánh, mọc bò trên mặt đất hoặc leo lên những cây gỗ cao. Thân hình trụ, đường kính 5 – 10cm. Thân non màu trắng bạc, thân già xù xì, có vết tích của lá rụng. Cắt ngang thân có hình bánh xe với những tia tủy như nan hoa bánh xe, màu vàng, giữa có vòng lõi tủy xốp.

Lá mọc so le, mặt trên xanh, mặt dưới màu trắng nhạt có lông tơ, dài 15 – 30 cm, rộng 10 – 20cm. Hoa màu trắng, phớt tím, mọc thành xim ở kẽ lá. Cuống hoa rất ngắn. Rễ hình trụ, mặt ngoài màu vàng, cắt ngang có hình bánh xe với những tia tủy hình nan hoa.

Cây tái sinh chủ yếu từ hạt, ngoài ra còn có khả năng tái sinh chồi từ phần gốc còn lại sau khi chặt.

Vàng đắng phân bố ở Việt Nam, trung và hạ Lào, Campuchia. Ở Việt Nam, Vàng đắng thuộc loại cây nhiệt đới tương đối điển hình, ưa khí hậu nóng và ẩm. Trước đây mọc tương đối phổ biến ở vùng rừng núi miền Đông Nam bộ, Nam Trung bộ, Tây nguyên.

Cây thảo dược cực hữu ích, ai cũng từng dùng mà không biết

Bộ phận dùng làm thuốc của cây Vàng đắng là phần thân cây – Caulis Coscinii fenestrati. Cây vàng đắng được thu hái gần như quanh năm. Cây hái về được cạo vỏ, cắt thành đoạn dài 10 – 13cm sau đó phơi hoặc sấy khô để bảo quản và sử dụng.

Trong thân và rễ Vàng đắng chứa nhiều ankaloid dẫn xuất của isoquinoline chủ yếu là Berberin. Tỷ lệ Berberin chiếm từ 1.5 đến 2- 3%.

Theo Đông y, rễ và thân cây Vàng đắng đều có vị đắng, tính mát đi vào kinh Phế, Tỳ, Can. Có tác dụng sát trùng, thanh nhiệt và tiêu viêm. Chủ trị các bệnh như viêm ruột, tiêu chảy, viêm tai, đau mắt, sốt rét, kiết lỵ, lở ngứa ngoài da và tiêu hóa kém.

Theo Tây y, hoạt chất Berberin trong Vàng đắng có khả năng ngăn chặn phản ứng viêm, tăng độ đàn hồi cho mạch máu và ngăn ngừa hình thành các mảng xơ vữa động mạch. Năm 2004 các nhà khoa học còn nhận thấy hoạt chất Berberin trong Vàng đắng còn có công dụng giảm chất béo triglyceride tích trữ tại gan và hàm lượng cholesterol trong máu.

Nghiên cứu của một số nhà khoa học Trung Quốc cũng chứng minh rằng ngoài những tác dụng đối với mạch máu, hoạt chất Berberin còn có tác dụng bảo vệ sức khỏe tim mạch, giúp tăng khả năng giãn nở, co bóp và duy trì hoạt động của thần kinh giao cảm tại tim. Có tác dụng ức chế vi khuẩn, điều trị tiêu chảy và viêm kết mạc do nhiễm khuẩn.

Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng Berberine sở hữu nhiều công dụng khác, đặc biệt trong điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm Đái tháo đường ( hạ đường huyết); Bệnh tim mạch (giúp hạ huyết áp và mỡ máu); Ung thư (gây độc tế bào, ức chế sự tăng sinh và sinh sản của một số loài vi sinh vật và virus) và hiệu quả kháng viêm.

Cây thảo dược cực hữu ích, ai cũng từng dùng mà không biết

Một số bài thuốc Đông y sử dụng dược liệu Vàng đắng

Chữa mắt sưng đỏ và có màng: 1g phèn chua và 4g hoàng đằng. Đi tán nhỏ các dược liệu, sau đó đem chưng cách thủy và gạn lấy nước, nhỏ mặt.

Chữa kiết lỵ: Mức hoa trắng và bột hoàng đằng hoặc cao cỏ sữa lá lớn và hoàng đằng cân với lượng bằng nhau rồi trộn đều, làm thành viên hoàn và dùng uống hằng ngày.

Trị trẻ em nóng trong người khiến da nổi mụn nhiều: Lấy lượng vàng đắng vừa đủ dùng nấu nước và tắm từ 1 – 2 lần/ ngày cho đến khi khỏi hẳn.

Chữa viêm tai có mủ: Phèn chua 10g + bột vàng đắng 20g. Tán nhuyễn, trộn đều và thổi vào tai. Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày liên tục trong vài ngày.

Chữa viêm phế quản, hội chứng lỵ, bạch đới, viêm tai trong và viêm đường tiết niệu: Huyết dụ, mộc thông và hoàng đằng, mỗi thứ 10 – 12g. Đem các vị đi sắc lấy nước uống, ngày dùng 1 thang cho đến khi khỏi bệnh.

Chữa viêm ruột kiết lỵ: Lá mơ, cỏ sữa lá lớn mỗi vị 20g + vàng đắng 14g. Đem các vị đi sắc uống.

Cây thảo dược cực hữu ích, ai cũng từng dùng mà không biết

Chữa kẽ chân viêm, ngứa và chảy nước: Kha tử 10g và vàng đắng từ 10 -20g. Đem các vị trên giã nát, sắc đặc và dùng nước ngâm chân từ 1 – 2 lần/ ngày.

Chữa mắt đau, sưng đỏ và thường xuyên chảy nước: Cam thảo 2g + phòng phong, kinh giới, bạch chỉ, long đởm thảo và cúc hoa mỗi thứ 4g + mật mông 9g + vàng đắng 8g. Cho tất cả các vị vào sắc uống, ngày dùng 1 thang, duy trì bài thuốc liên tục trong 3 – 5 ngày.

Chữa viêm dạ dày, bàng quang và viêm ruột: Cân khoảng 10g rễ hoàng đằng. Rửa sạch cho vào sắc uống.

Lưu ý: Người có huyết hàn hoặc mắc các bệnh do hàn không được dùng. Các bài thuốc trên có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Chính vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng.

Loại quả dại ở Việt Nam không ai ăn, bên Nhật bán 700.000 đồng/kg, bất ngờ cây cực dễ trồng, dễ chăm Loại quả dại ở Việt Nam không ai ăn, bên Nhật bán 700.000 đồng/kg, bất ngờ cây cực dễ trồng, dễ chăm
Sửng sốt trước cụ ổi cổ thụ 300 tuổi cực hiếm trả tiền tỷ cũng không có cửa Sửng sốt trước cụ ổi cổ thụ 300 tuổi cực hiếm trả tiền tỷ cũng không có cửa
Cách phân biệt bánh chưng luộc bằng pin cực đơn giản không phải ai cũng biết Cách phân biệt bánh chưng luộc bằng pin cực đơn giản không phải ai cũng biết
Trồng cây ăn được cả củ lẫn lá, không chỉ Trồng cây ăn được cả củ lẫn lá, không chỉ "đẻ ra" 30 triệu/công, Tết đến muối chua giải ngán cực tốt
Cây hoa giun trồng trước sân có trị được giun không mà được đặt tên như vậy? Cây hoa giun trồng trước sân có trị được giun không mà được đặt tên như vậy?
Việt Anh

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cây sắn dây – Phương thuốc quý cho mùa hè

Cây sắn dây – Phương thuốc quý cho mùa hè

Cây sắn dây được trồng nhiều ở Việt Nam, là một loại thực phẩm với nhiều công dụng khác nhau. Không chỉ dùng để giải nhiệt mà còn có tác dụng chữa bệnh khi được kết hợp với một số loại thuốc đông y.
Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đầy đủ 4 cấp dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đầy đủ 4 cấp dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Bộ Y tế vừa yêu cầu các bệnh viện tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh, bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị, không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ trường hợp cấp cứu.
Ngày nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?

Ngày nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?

Cả nước mía và nước dừa đều có các thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, uống giúp giải nhiệt trong những ngày nắng nóng. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc nên uống nước mía hay nước dừa sẽ tốt hơn?
Thưởng thức nuốc Huế, cẩn trọng để tránh ngộ độc

Thưởng thức nuốc Huế, cẩn trọng để tránh ngộ độc

Gần đây trên mạng xã hội, nhiều người chia sẻ hình ảnh một loại hải sản giống sứa với màu xanh bắt mắt, được giới thiệu là "mỹ vị mùa hè" của vùng cố đô Huế. Vậy ăn đặc sản xứ Huế này có an toàn cho sức khỏe hay không?
Thu hồi Giấy chứng nhận kinh doanh dược của Công ty Dược phẩm Đông Á

Thu hồi Giấy chứng nhận kinh doanh dược của Công ty Dược phẩm Đông Á

Bộ Y tế vừa thông báo thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược của Công ty TNHH Đầu tư phát triển công nghệ Dược phẩm Đông Á .
Đu đủ cực kỳ bổ dưỡng nhưng một số người không nên ăn

Đu đủ cực kỳ bổ dưỡng nhưng một số người không nên ăn

Đu đủ là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thanh mát, dịu ngọt cùng màu sắc hấp dẫn. Từ lâu, tác dụng của đu đủ đã được chứng minh thông qua hàng loạt các lợi ích sức khỏe nên loại trái cây này được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên loại quả được mệnh danh là “trái cây của các thiên thần” được cảnh báo không ăn toàn cho tất cả mọi người.
Địa du - Dược liệu có nhiều công dụng

Địa du - Dược liệu có nhiều công dụng

Địa du là một vị thuốc dùng được cho cả Đông y lần Tây Y. Địa du có vị đắng, tính hơi hàn, không độc, có khả năng làm mát huyết, cầm máu.
Không chỉ làm hoa trang trí, tầm xuân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Không chỉ làm hoa trang trí, tầm xuân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Tầm xuân là loại cây leo có hoa đẹp, được nhiều người lựa chọn trồng làm cảnh. Ngoài ra, loại cây này còn là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả.
Người tiểu đường có ăn được sầu riêng?

Người tiểu đường có ăn được sầu riêng?

Sầu riêng là loại trái cây độc đáo với hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao, nhưng lại khiến người bị bệnh tiểu đường băn khoăn liệu có thể ăn được hay không?
Những ai không nên ăn trứng vịt lộn?

Những ai không nên ăn trứng vịt lộn?

Trứng vịt lộn rất tốt, nếu ăn trứng lộn đúng cách sẽ bổ như nhân sâm, còn nhưng nếu dùng sai thì tác hại cũng không kém.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động