Cà gai leo: Cây thảo dược có tác dụng điều trị hiệu quả đối với các bệnh lý về gan

Cà gai leo hay còn được gọi là cà gai dây, cà vạnh, cà lù, cà bò và có tên khoa học là Solanum procumbens thuộc họ Solanaceae. Từ xa xưa, cà gai leo đã trở thành một loại thảo dược nổi tiếng trong việc điều trị các bệnh lý về gan.

Đặc điểm của cây cà gai leo

Cây Cà gai leo nhỏ sống nhiều năm, mọc leo hay bò dài đến 6m hoặc hơn. Hóa thân gỗ, nhẵn, phân nhánh nhiều; Các cành được bao phủ bởi lông sao và nhiều gai cong màu vàng. Lá mọc so le, hình bầu dục hay thuôn dài, chẻ không đều, mặt trên có gai, mặt dưới có lông mềm hình sao.

Các nách hoa hình 2-5 (7-9) hoa màu tím nhạt. Quả mọng, hình cầu, khi chín có màu đỏ. Hạt hình thận dẹt, màu vàng. Hoa tháng 4 - 5, quả tháng 7 - 8.

Cây cà gai leo là thảo dược có nhiều công dụng đối với điều trị bệnh gan
Cây cà gai leo là thảo dược có nhiều công dụng đối với điều trị bệnh gan

Cây Cà gai leo phân bố ở nhiều quốc gia như, Lào, Campuchia, Trung Quốc.

Ở Việt Nam, Cà gai leo mọc hoang khắp nơi từ miền xuôi đến trung du và đồng bằng ven biển. Các tỉnh có nhiều nhất là Thái Bình, Nam Hà, Thanh Hóa, Nghệ An. Cũng thường được trồng làm hàng rào. Rễ và cành có thể thu hái quanh năm, rửa sạch, thái mỏng phơi hay sấy khô. Có thể dùng dược liệu dạng cao nước, cao mềm hoặc cao khô.

Toàn cây, đặc biệt là rễ cây Cà gai leo, chứa các thành phần hóa học như flavonoid, diosgenin, saponin steroid, acaloid solasodin và solasodinon, các hoạt chất glycoalcaloid…

Tác dụng dược lý của cây cà gai leo

Trong y học cổ truyền, toàn cây Cà gai leo được dùng để: Hỗ trợ điều trị các bệnh ly về gan: Viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ, giải độc gan, bảo vệ gan…; Giải độc rượu bia; Chữa trị các bệnh ho gà, viêm họng, suyễn; Chưa đau mỏi, đau nhức khớp; Trị phong thấp, sâu răng.

Theo y học hiện đại: Cà gai leo được các bệnh viện trung ương quân đội 103, 354, 115 hàng đầu cả nước nghiên cứu kỹ lưỡng và thử nghiệm lâm sàng cho kết quả vô cùng khả quan và tốt cho việc điều trị gan, giảm các triệu chứng vàng da, mệt mỏi, tiểu vàng, vàng niêm mạc ở người mắc phải.

Đặc biệt, qua quá trình nghiên cứu và kết quả khám lâm sàng của các chuyên gia Viện Dược liệu Quốc gia trên bệnh nhân viêm gan đã chỉ ra và chứng minh Cà gai leo là cây thuốc có tác dụng hoàn hảo và hiệu quả đối với gan.

Trong luận án tiến sĩ Y học của bác sĩ Trịnh Thị Xuân Hòa - Bệnh viện Quân Y 103 vào năm 1999 cho biết: người bệnh sau khi dùng cà gai leo 2 tháng thì đã thấy cải thiện các triệu chứng điển hình của viêm gan như: vàng da, mệt mỏi, chán ăn,...và sau 3 tháng nồng độ virus trong máu cũng giảm.

Glycoalkaloid ở trong cà gai leo không chỉ giúp điều trị viêm gan virus mà còn có thể làm chậm quá trình tiến triển xơ gan cũng như làm giảm mức độ xơ gan ở giai đoạn sớm.

Cà gai leo: Cây thảo dược có tác dụng điều trị hiệu quả đối với các bệnh lý về gan

Dịch chiết của cà gai leo có chứa hoạt chất với tác dụng giải độc và bảo vệ gan. Tác dụng này được nhắc đến trong Luận án tiến sĩ Y học (1998) của Nguyễn Phúc Thái: dịch chiết cà gai leo giúp gan được bảo vệ trước độc tố TNT bởi nó hạn chế tình trạng gan nhiễm độc TNT đồng thời hủy hoại tế bào gan và cải thiện những triệu chứng do gan bị tổn thương.

Trong nghiên cứu của Bác sĩ. Nguyễn Thị Bích Thu và cộng sự về cây Cà gai leo cho biết chiết xuất toàn cây và glycoalkaloid có tác dụng chống oxy hóa đáng kể lần lượt là 47,5% và 47,5%. Cà gai leo cũng được chứng minh là có khả năng ức chế một số dòng tế bào ung thư do virus, chẳng hạn như virus.

Tác dụng của Cà gai leo được chứng minh qua nhiều nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng cho thấy đây là cây thuốc quý có tác dụng ưu việt giúp, điều trị gan nhiễm mỡ, xơ gan và các triệu chứng do rối loạn chức năng gan.

Các bài thuốc từ cây cà gai leo

Bài thuốc kinh nghiệm giúp giải rượu

Cách 1: Sử dụng 100g Cà gai leo sắc với 400ml nước còn 150ml để uống trong ngày khi thuốc còn ấm.

Cách 2: Cà gai leo khô 50g hãm với nước sôi, cho người say uống thay nước.

Chữa viêm gan, xơ gan, hỗ trợ chống tế bào gây ung thư

Cách 1: Cà gai leo (thân, rễ, lá) 30g, cây Dừa cạn 10g, cây Chó đẻ răng cưa (Diệp hạ châu) 10g. Tất cả cho vào sao vàng, sắc uống hàng ngày một thang.

Cách 2: Chuẩn bị 30g Cà gai leo, 30g Cây an xoa, 30g Cây bán chi liên. Các vị thuốc đem rửa sạch, sắc với 1 lít nước, sắc cạn còn 500ml cho bệnh nhân uống thành 3 lần vào buổi sáng, buổi trưa và buổi tối sau mỗi bữa ăn. Nếu bệnh nhân xơ gan, kiên trì dùng bài thuốc trên trong thời gian từ 2 đến 3 tháng là có sự chuyển biến tích cực, chức năng gan sẽ dần dần phục hồi.

Cà gai leo: Cây thảo dược có tác dụng điều trị hiệu quả đối với các bệnh lý về gan

Cà gai leo được dùng hãm lấy nước uống để giải độc gan

Bài thuốc kinh nghiệm trị tê thấp, đau lưng, nhức mỏi

Chuẩn bị 10g Cà gai leo, 10g Dây gấm, 10g Thổ phục linh, 10g Kê huyết đằng, 10g Lá lốt. Đem tất cả sao vàng, sắc uống ngày 1 thang. Uống liên tục từ 10 - 30 tháng.

Bài thuốc kinh nghiệm chữa chứng ho gà, suyễn

Chuẩn bị 10g Cà gai leo, 10g Thiên môn, 10g Mạch môn. Đem sắc ngày 1 thang chia 3.

Chữa cảm cúm, bệnh dị ứng, ho gà, đau lưng, đau nhức xương, thấp khớp, rắn cắn

Liều dùng 16 - 20g rễ hoặc thân lá Cà gai leo sắc uống hàng ngày.

Bài thuốc kinh nghiệm chữa ho do viêm họng

Sử dụng rễ hoặc thân và lá Cà gai leo khoảng 15g, 30g lá chanh, đem sắc uống làm 2 lần trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm. Dùng trong 5 - 7 ngày.

Khi dùng cà gai leo cần chú ý

Tuy lợi ích với sức khỏe, nhất là với việc điều trị bệnh gan của cà gai leo là không thể phủ nhận nhưng không phải ai cũng trở thành đối tượng có thể dùng được loại thảo dược này.

Những trường hợp sau không nên uống cà gai leo:

- Trẻ dưới 5 tuổi.

- Thai phụ.

- Người bị huyết áp thấp.

- Người mắc bệnh về thận.

- Người đang điều trị bệnh lý do phác đồ bác sĩ đưa ra.

Theo Bệnh viện MEDLATEC, cách dùng cà gai leo chữa bệnh đơn giản nhất là mua cây tươi về rửa sạch rồi phơi khô và bảo quản ở nơi khô thoáng sau đó đem sắc uống. Liều lượng sử dụng cà gai leo phù hợp với từng bệnh nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sức khỏe, tuổi tác, bệnh lý,... nhưng không nên quá 50 - 60g dược liệu khô/ngày.

Có thể hãm trà gai leo theo cách sau: dùng 50 - 60g dược liệu khô đem rửa sạch rồi cho vào ấm trà và đổ nước sôi vừa đủ ngập thảo dược sau đó bỏ hết phần nước sôi đó đi. Tiếp theo hãy đổ 200ml nước sôi vào trong ấm và hãm trà thêm một lần nữa trong 10 phút rồi rót vào ấm trà thêm 1 lít sôi nước nữa là có thể chắt lấy nước dùng để uống trong ngày.

Hiện nay có một thực tế là việc dùng thảo dược để điều trị một số bệnh lý đang trở thành xu hướng được nhiều người lựa chọn. Đặc biệt, các thảo dược điều trị bệnh gan luôn được rất nhiều người bệnh quan tâm. Đây cũng là lý do khiến cho nhiều người biết và tìm đến cà gai leo.

Người bệnh cần lưu ý rằng điều kiện sức khỏe và cơ địa của mỗi người không giống nhau. Thêm vào đó, không phải mọi loại thảo dược tự nhiên đều an toàn với cơ thể. Vì thế, liều lượng và thời gian sử dụng rất quan trọng. Trước khi dùng cà gai leo như một loại thảo dược điều trị bệnh gan, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe để có được những hướng dẫn sử dụng đúng và hiệu quả.

Thuốc Đông Y: 8 bài thuốc quý từ cây cà gai leo Thuốc Đông Y: 8 bài thuốc quý từ cây cà gai leo
Trồng cây dược liệu tía tô, kinh giới, cà gai leo... cả thôn khấm khá Trồng cây dược liệu tía tô, kinh giới, cà gai leo... cả thôn khấm khá
Loại cây nghe tên đã thấy sợ nhưng lại là thảo dược quý cho người bị xương khớp Loại cây nghe tên đã thấy sợ nhưng lại là thảo dược quý cho người bị xương khớp
Cây nọc sởi  - Dược liệu quý để giải độc, trị viêm Cây nọc sởi - Dược liệu quý để giải độc, trị viêm
Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Người đàn ông nguy kịch khi uống thuốc chữa tiểu đường mua trên mạng

Người đàn ông nguy kịch khi uống thuốc chữa tiểu đường mua trên mạng

Nghe quảng cáo trên TikTok về thuốc Nam chữa tiểu đường, người đàn ông 67 tuổi mua về và tự ý sử dụng 3 tháng và phải nhập viện.
Cứu sống bệnh nhân nguy kịch vì “vi khuẩn ăn thịt người”

Cứu sống bệnh nhân nguy kịch vì “vi khuẩn ăn thịt người”

Bệnh viện Ung bướu Thanh Hóa đã cứu sống một bệnh nhân 36 tuổi mắc bệnh Whitmore, một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao.
Cơ thể sẽ thay đổi ra sao khi ăn quá nhiều muối mỗi ngày?

Cơ thể sẽ thay đổi ra sao khi ăn quá nhiều muối mỗi ngày?

Ăn quá nhiều muối mỗi ngày có thể gây ra nhiều thay đổi tiêu cực cho cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe ngắn hạn và dài hạn.
Vắc xin phòng sởi tiêm mấy mũi là đủ?

Vắc xin phòng sởi tiêm mấy mũi là đủ?

Sởi là bệnh truyền nhiễm và có thể bùng phát thành dịch. Bệnh lây lan qua đường hô hấp do virus sởi gây ra và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Ngủ trưa bao nhiêu phút là đủ?

Ngủ trưa bao nhiêu phút là đủ?

Theo các chuyên gia về giấc ngủ, thời gian ngủ trưa lý tưởng nên nằm trong khoảng 10-30 phút. Dưới đây là lý do và một số đối tượng nên ngủ trưa.
Dấu hiệu của bệnh sỏi thận

Dấu hiệu của bệnh sỏi thận

Bệnh sỏi thận là một bệnh lý phổ biến trong hệ tiết niệu. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nằm ngoài vành đai lửa, Việt Nam có an toàn trước động đất?

Nằm ngoài vành đai lửa, Việt Nam có an toàn trước động đất?

Một bản đồ địa chấn mới công bố từ Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho thấy thực tế: Đông Nam Á là khu vực có hoạt động địa chấn dữ dội bậc nhất thế giới.
Ăn cá ngừ thế nào tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng?

Ăn cá ngừ thế nào tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng?

Cá ngừ là một loại thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một số điều khi sử dụng để đảm bảo an toàn và tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng.
Đừng để nỗi đau bệnh dại kéo dài

Đừng để nỗi đau bệnh dại kéo dài

Bệnh nhân bị chó nhà cắn nhưng không tiêm ngừa, tự xử lý vết thương tại nhà. Sau 2 tháng, bệnh nhân tử vong. Đây là ca tử vong thứ hai nghi do bệnh dại xảy ra tại tỉnh Bình Thuận từ đầu năm đến nay.
37 người nhập viện sau khi ăn bánh mì, Cục An toàn thực phẩm vào cuộc

37 người nhập viện sau khi ăn bánh mì, Cục An toàn thực phẩm vào cuộc

Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP.HCM tổ chức điều tra để xác định rõ nguyên nhân vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm khiến 37 người phải nhập viện sau khi ăn bánh mì.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động