Nhập viện cấp cứu vì uống nước lá để giải độc gan
Người đàn ông bị ho kéo dài do xương vịt mắc kẹt trong phổi suốt 2 năm Hội chứng "trái tim tan vỡ" xuất hiện ở người phụ nữ sau khi bị chấn thương sọ não Cao Bằng: Bé 2 tuổi tử vong nghi do mắc sởi |
Ông P.B.T (63 tuổi, trú tại Việt Trì, Phú Thọ) nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ trong tình trạng mệt mỏi, chán ăn và đau tức bụng.
Ông đã bị đái tháo đường type 2 trong 5 năm và đang sử dụng thuốc điều trị. Tuy nhiên, lo ngại rằng thuốc tiểu đường có thể ảnh hưởng đến chức năng gan, ông đã tìm hiểu và nghe lời khuyên từ người quen về việc uống nước lá cây (các loại như lá cà gai leo, xạ đen, lá vối…).
Sau gần một tháng sử dụng, ông cảm thấy mệt mỏi hơn, chán ăn, sợ mỡ và bị đau tức bụng, vì vậy đã quyết định đến bệnh viện.
Tại khoa Nội tiết – Đái tháo đường, sau khi các bác sĩ thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết, kết quả cho thấy đường huyết của ông tăng lên 7.54 mmol/l, men gan tăng cao ở mức 121.2 IU/L, gấp 3-4 lần mức bình thường. Người bệnh được điều trị tích cực để kiểm soát đường huyết và phục hồi chức năng gan. Sau 5 ngày điều trị, tình trạng sức khỏe của ông đã ổn định, ăn uống tốt, không còn cảm giác đầy tức ngực và đã được xuất viện.
![]() |
Sau 5 ngày điều trị ổn định, bệnh nhân đã được xuất viện (Ảnh: BVCC). |
Từ đầu tháng 3 đến nay, Khoa Nội tiết – Đái tháo đường của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đã liên tục tiếp nhận và điều trị cho hàng chục bệnh nhân bị men gan tăng cao do sử dụng nước lá cây tại nhà với mục đích mát gan, giải độc gan.
Thạc sĩ, bác sĩ Dương Thị Kim Ngân – Trưởng Khoa Nội tiết – Đái tháo đường cho biết, tác dụng chữa bệnh của một số loại lá cây, lá thuốc đã được công nhận trong y văn. Tuy nhiên, việc sử dụng lá cây không đúng cách hoặc sai liều lượng có thể dẫn đến ngộ độc, thậm chí gây suy đa tạng.
Đáng lo ngại là hiện nay, việc sử dụng nước lá cây đang trở nên khá phổ biến, đặc biệt là ở người cao tuổi và những người có bệnh mãn tính. Việc lạm dụng và sử dụng không đúng cách, sai liều lượng có thể gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là đối với những người có bệnh nền. Vì vậy, việc sử dụng các loại lá cây cần phải được tư vấn và theo dõi bởi các bác sĩ chuyên khoa để tránh những biến chứng không mong muốn.
ThS.BS Dương Thị Kim Ngân khuyến cáo, người dân khi gặp vấn đề về sức khỏe nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và chỉ định dùng thuốc phù hợp, đúng liều lượng, tránh tự ý sử dụng các loại thuốc hay sản phẩm thay thế thuốc, nhằm phòng tránh những hậu quả nghiêm trọng.
Khi điều trị tại nhà theo đơn thuốc của bác sĩ, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc về liều lượng và thời gian sử dụng thuốc. Đồng thời, cần thông báo ngay với nhân viên y tế nếu có dấu hiệu bất thường hoặc tình trạng bệnh chuyển nặng để được xử trí kịp thời.
![]() |
![]() |
![]() |
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Ngủ trưa bao nhiêu phút là đủ?

Dấu hiệu của bệnh sỏi thận

Nằm ngoài vành đai lửa, Việt Nam có an toàn trước động đất?

Ăn cá ngừ thế nào tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng?

Đừng để nỗi đau bệnh dại kéo dài

37 người nhập viện sau khi ăn bánh mì, Cục An toàn thực phẩm vào cuộc

Bộ Y tế tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch sởi tại thành phố Đà Nẵng

Miền Bắc sắp đón thêm đợt không khí lạnh

Bất ngờ, người gầy cũng có thể bị gan nhiễm mỡ
