Nâng cao nhận thức khi sử dụng mỹ phẩm, thực phẩm chức năng

Đứng trước lợi nhuận siêu khủng, không ít tổ chức, cá nhân vì lợi nhuận đã bất chấp sức khỏe của khách hàng, đưa một số thành phần chất cấm (đã được Bộ Y tế khuyến cáo) vào công thức của sản phẩm nhằm tăng công dụng một cách nhanh chóng. Từ thực tế đó đặt ra yêu cầu cần nâng cao hiệu quả quản lý cũng như nhận thức của người tiêu dùng đối với các loại sản phẩm này.
Cảnh báo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Shioka vi phạm quảng cáo Đà Nẵng: Thu giữ hơn 1.700 sản phẩm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng trong một cửa hàng tạp hóa Hà Nội: Tăng cường công tác đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng, chống ngộ độc thực phẩm

Trước sức nóng của thị trường Mỹ phẩm, Thực phẩm chức năng (TPCN), Thực phẩm vệ sức khỏe (TPBVSK), không ít các tổ chức, cá nhân vì lợi nhuận đã bất chấp các quy định của pháp luật, sử dụng các chất chỉ được sử dụng trong sản phẩm thuốc (phải được kê đơn của bác sĩ) hoặc sử dụng các chất có hại cho sức khỏe, có thể nguy hiểm đến tính mạng người sử dụng trong sản xuất Mỹ phẩm, TPCN, TPBVSK.

Nâng cao nhận thức khi sử dụng mỹ phẩm, thực phẩm chức năng
Nâng cao nhận thức khi sử dụng mỹ phẩm, thực phẩm chức năng

Mới đây, qua công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về an toàn thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm đã phát hiện rất nhiều TPCN, TPBVSK có chứa các chất như: Chất cường dương: Sildenafil, Tadalafil... Chất tăng chuyển hóa mỡ: Sibutramine, Phenolphalein… Chất kích thích ăn ngon: Cyprohetadine… Chất tạo nạc như Salbutamol. Các corticoid trong các sản phẩm hỗ trợ xương khớp: Dexamethasone, Prednisolone... Các chất tăng chuyển hóa đường: Fenphormin, Metformin.

Theo các nhà nghiên cứu, một số chất cấm này nếu dùng thường xuyên không theo chỉ định của bác sĩ thì khó tránh khỏi tác nhân độc hại và ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe.

Không chỉ vậy, Cục An toàn thực phẩm cũng đưa ra khuyến cáo, khi người dân có thói quen mua sản phẩm "xách tay" không rõ nguồn gốc xuất xứ, cần hết sức cẩn trọng vì các sản phẩm có chứa chất cấm thường không ghi nhãn, không có nhãn phụ. Chỉ đến khi cơ quan chức năng lấy mẫu xét nghiệm, giám sát chất lượng thì mới bị phát hiện.

Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, Chủ tịch Hội Dược học TP.HCM (Trưởng ban Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM) chia sẻ với báo chí trước thực trạng của thị trường TPCN, TPBVSK. Hiện nay, với hơn 10.000 loại TPCN có trên thị trường, người dân rất dễ bị "đánh lừa" đây là sản phẩm tối ưu trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe.

Người tiêu dùng thường có tâm lý sản phẩm càng đắt tiền tức là càng tốt, càng có nhiều người mua, người hỏi, người nói về sản phẩm càng đáng tin. Nắm bắt được tâm lý của người tiêu dùng, các nhà phân phối, bán lẻ đã đẩy giá, "thổi phồng" công dụng của TPCN, TPBVSK. Các quảng cáo với những thông tin, hình ảnh, video... khiến người tiêu dùng như rơi vào "ma trận", lầm tưởng các sản phẩm TPCN, TPBVSK có công dụng như thuốc chữa bệnh.

Trước thực trang trên, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết: Tới đây, Bộ Y tế sẽ ban hành danh mục các chất cấm sử dụng trong kinh doanh TPCN, TPBVSK. Doanh nghiệp bị phát hiện sử dụng các chất cấm này trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng sẽ bị rút giấy phép kinh doanh, xử phạt nặng, thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo Dự thảo Thông tư quy định danh mục chất cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh TPCN, TPBVSK có 818 chất thuộc danh mục là chất cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh TPBVSK.

Các chất có trong phụ lục V “Danh mục thuốc, nguyên liệu làm thuốc cấm nhập khẩu, cấm sản xuất” ban hành kèm theo Nghị định 54/2017 ngày 8/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược.

Vũ Ly

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tiệm bánh mì Phượng bị phạt 96 triệu đồng, đình chỉ hoạt động 3 tháng

Tiệm bánh mì Phượng bị phạt 96 triệu đồng, đình chỉ hoạt động 3 tháng

Cơ sở kinh doanh bánh mì Phượng 2 (Tp. Hội An, Quảng Nam) bị tạm đình chỉ hoạt động 3 tháng, phạt hành chính 96 triệu đồng và phải hoàn trả kinh phí cho các cá nhân, tổ chức bị ngộ độc thực phẩm được khám và điều trị tại các cơ sở y tế…
Đề xuất phạt tiệm bánh mì Phượng hơn 110 triệu đồng, đình chỉ hoạt động 5 tháng

Đề xuất phạt tiệm bánh mì Phượng hơn 110 triệu đồng, đình chỉ hoạt động 5 tháng

Sau khi nhiều người bị ngộ độc do ăn bánh mì Phượng, Sở Y tế Quảng Nam kiến nghị xử phạt 110.500.000 triệu đồng, đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh từ 3-5 tháng đối với cơ sở bánh mì Phượng ở số 02B Phan Châu Trinh, phường Minh An, TP Hội An, Quảng Nam.
Thu hồi, tiêu hủy mỹ phẩm Serum Burst Lotion Diếp cá siêu kích trắng

Thu hồi, tiêu hủy mỹ phẩm Serum Burst Lotion Diếp cá siêu kích trắng

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành Thông báo về việc thu hồi sản phẩm Serum Burst Lotion Diếp cá siêu kích trắng-lọ 250g do không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Royal Premium Placenta & Collagen 30.000 sử dụng giấy công bố sản phẩm giả

Royal Premium Placenta & Collagen 30.000 sử dụng giấy công bố sản phẩm giả

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã cảnh báo giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm Royal Premium placenta & collagen 30.000 giả mạo.
Sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nutrizabet tiếp tục vi phạm về quảng cáo

Sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nutrizabet tiếp tục vi phạm về quảng cáo

Sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nutrizabet tiếp tục quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo khi: quảng cáo gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh, quảng cáo không phù hợp với Giấy xác nhận nội dung quảng cáo đã được cấp.
Sản phẩm Tiểu đường bà Sáu giả mạo giấy tờ của Bộ Y tế

Sản phẩm Tiểu đường bà Sáu giả mạo giấy tờ của Bộ Y tế

Theo lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), trên mạng xã hội xuất hiện quảng cáo sản phẩm Tiểu đường bà Sáu có sử dụng hình ảnh 2 loại giấy giả mạo của Cục.
Cẩn trọng khi sử dụng viên nén Clorocid TW3

Cẩn trọng khi sử dụng viên nén Clorocid TW3

Mới đây, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã ban hành Văn bản bản 9098/QLD-CL thông báo về sản phẩm trên nhãn ghi viên nén Clorocid TW3 (Cloramphenicol 250mg), có ghi ngày sản xuất từ sau ngày 15/9/2019 đến nay là thuốc giả.
Truy tìm nguồn gốc lô thuốc kháng sinh giả Cefixim 200

Truy tìm nguồn gốc lô thuốc kháng sinh giả Cefixim 200

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế Hà Nội, đề nghị cơ quan này khẩn trương phối hợp với cơ quan công an, quản lý thị trường, Ban chỉ đạo 389 và các cơ quan chức năng liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra Công ty TNHH Linh Chi và các đơn vị có liên quan đến lô thuốc kháng sinh giả Cefixim 200.
Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Nano Fucoidan quảng cáo gây hiểu lầm như thuốc

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Nano Fucoidan quảng cáo gây hiểu lầm như thuốc

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa đưa ra cảnh báo về thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Nano Fucoidan được quảng cáo trên một số website gây hiểu nhầm là thuốc chữa bệnh, sử dụng hình ảnh bác sĩ để quảng cáo không đúng nội dung.
Bộ Y tế thông báo thuốc giả mang nhãn mác Rotexmedica sản xuất, Rotex Việt Nam nhập khẩu

Bộ Y tế thông báo thuốc giả mang nhãn mác Rotexmedica sản xuất, Rotex Việt Nam nhập khẩu

Mới đây, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc phát hiện trên thị trường một số thuốc giả.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động