Loài hoa đẹp trưng ngày Tết nào có thể nguy hại đến sức khoẻ?
Ăn dưa hành muối như thế nào để tốt cho sức khỏe? Thêm hạt điều vào thực đơn hàng ngày để tăng cường sức khỏe Tác hại của hóa chất 6-Benzylaminopurine đối với sức khỏe |
Các loại cây hoa có độc cần lưu ý khi trưng ngày Tết
Trong thân và lá cây kim tiền có chứa canxi oxalat, gây nóng rát, bỏng lưỡi, cổ họng nếu ăn phải. |
Tết đến mọi nhà đều yêu thích trang trí nhà cửa bằng những cây xanh hoa kiểng cho nhà cửa thêm tươi mát, tràn đầy sức sống. Người lớn thường quan tâm đến cây nào hoa nào đẹp, ít ai quan tâm đến cây nào, hoa nào là an toàn cho sức khỏe của gia đình nói chung và sức khỏe của trẻ em nói riêng. Tuy nhiên, cần lưu ý đến một số loại cây kiểng thông dụng thường được trưng bày trong dịp tết có nguy cơ cao đối với sức khỏe của trẻ em.
BSCK II Huỳnh Tấn Vũ cho biết, cây kim tiền được chơi nhiều trong dịp Tết với ý nghĩa giúp gia chủ có nhiều tài lộc, nhưng đây là cây chứa nhiều độc tố. Thực tế, đã có rất nhiều trường hợp ngộ độc vì cây này, nhất là với trẻ nhỏ. Trong thân và lá cây có chứa canxi oxalat, gây nóng rát, bỏng lưỡi, cổ họng nếu ăn phải. Nặng hơn sẽ gây sưng viêm, ngạt thở và xuất huyết dạ dày. Nhựa cây dính lên mắt ảnh hưởng xấu đến thị lực.
Ngoài các loại cây thì một số loại hoa như hoa hoa phi yến và đỗ quyên cũng có thể gây ngộ độc. BSCK II Huỳnh Tấn Vũ cho biết, hoa phi yến được nhiều người miền Bắc mua trồng hoặc cắm trong nhà vào mùa xuân, chứa các alkaloid diterpenois, bao gồm cả methyllycaconitine - độc tính rất cao. Ở một số nước như Ấn Độ, người dân sử dụng hạt cây phi yến làm thuốc diệt côn trùng. Alkaloid delphinine trong hoa phi yến gây ra nôn mửa (nếu ăn một lượng nhỏ), hoặc có thể dẫn đến tử vong nếu ăn nhầm số lượng lớn.
Hoa phi yến cũng như các bộ phận của nó đều độc, trong đó phần độc hại nhất là chồi mọc vào mùa xuân. Cây trở nên ít độc hơn khi chúng trưởng thành vào thời gian tiếp theo. Lượng 2mg chất alkaloid là có thể khiến một người lớn tử vong. Trẻ em có thể bị viêm da nghiêm trọng khi chạm vào hoa, hoặc phản ứng ngộ độc nếu ăn.
Hoa phi yến cũng như các bộ phận của nó đều độc, trong đó phần độc hại nhất là chồi mọc vào mùa xuân. |
Hoa đỗ quyên cùng là một trong những loại hoa được các gia đình chưng Tết, có thể để trong nhà, ngoài sân hè vì có màu sắc đẹp và đa dạng. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng, tất cả bộ phận của cây đều có chất độc andromedotoxin và arbutin glucoside. Người bị ngộ độc do loại cây này thường có triệu chứng buồn nôn, chảy nước dãi, ói mửa, uể oải, chóng mặt, khó thở, mất cân bằng. Một lượng 100 đến 225 g lá đỗ quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho trẻ em.
Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ cho biết, phấn hoa là một trong những tác nhân gây dị ứng phổ biến. Các loại phấn hoa gây dị ứng thường rất nhỏ với kích thước trung bình chỉ khoảng 25 micromet. Sở dĩ phấn hoa gây dị ứng nhiều nhất vì qua tác động của con người hoặc môi trường (gió), phấn hóa bay trong không khí và tiếp xúc với cơ thể qua da hoặc hít thở từ đó gây nên dị ứng. Các triệu chứng dị ứng có thể từ nhẹ đến nặng, trong những trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân sau khi tiếp
Histamin là nguyên nhân gây ra các triệu chứng dị ứng. Hệ miễn dịch sản xuất ra histamin là kết quả của quá trình phản ứng dị ứng với phấn hoa thông qua kháng thể IgE. Mức độ histamin tiết ra phụ thuộc vào cơ địa, lượng phấn hoa và thời gian tiếp xúc với phấn hoa. Dị ứng phấn hoa thường có các biểu hiện liên quan nhiều đến hệ hô hấp hơn là trên da, cụ thể các triệu chứng thường gặp bao gồm: Nghẹt mũi, sổ mũi; Ngứa rát họng; Chảy nước mắt; Ngứa, đỏ vùng mắt; Thở khò khè, khó thở; Ho liên tục; Giảm khả năng cảm nhận mùi vị,...
Dù người lớn hay trẻ nhỏ, khi tiếp xúc nhất là ăn nhầm phải những loại cây, hoa có độc trong ngày Tết biểu hiện thường gặp nhất đó là ngộ độc. Tình trạng này có thể từ nặng đến nhẹ tùy số lượng và thời gian tiếp xúc, tuy nhiên biến chứng nặng nhất đó là gây rối loạn tiêu hóa, mất ý thức, thậm chí tử vong.
"Không có đặc điểm chung về hình dạng, màu sắc, mùi hoặc hương vị của các loài hoa có độc và không độc để phân biệt. Tuy nhiên, một cây có độc thường có một số quy luật như: Cây có vị đắng, nặng mùi (thơm đậm hoặc rất hôi), nhựa trắng như sữa hoặc hạt màu đỏ có thể độc. Các phụ huynh có thể lên mạng tự tra danh sách các loài cây có độc, ghi nhớ hình dáng và tác hại của chúng để bảo vệ an toàn cho trẻ, bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ tư vấn.
Cần làm gì khi không may bị dị ứng hoa
Dị ứng với các loài hoa là biểu hiện thường gặp, tuy không nguy hiểm bằng việc ăn trực tiếp nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. |
Theo khuyến cáo từ Bệnh viện Nhi Trung ương, trong trường hợp phát hiện người bị ngộ độc do hoa, cây cảnh gây nên cần bình tĩnh xử lý, tìm cách gây nôn cho trẻ trước nếu trẻ còn tỉnh táo. Sau đó, đưa đến viện để có biện pháp can thiệp phù hợp. Lưu ý, khi đi viện cần mang theo loại cây trẻ bị ngộ độc cho bác sĩ, từ đó việc xác định độc tố dễ dàng hơn và việc điều trị sớm hiệu quả.
Theo bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ, có rất nhiều loại cây cảnh, hoa đẹp chơi Tết không có độc, vì thế khi nhà có trẻ nhỏ tốt nhất không chơi hoa có độc tính. Vì thế, phụ huynh cần tìm hiểu kỹ về các loài hoa có thể gây ngộ độc để không mua phải. Ngoài ra, cần giáo dục, khuyên bảo và quản lý chặt trẻ, đặc biệt không có trẻ vặt lá, nhấm hay ăn thử kể cả các loại hoa tưởng chừng như quen thuộc và vô hại.
Ngoài ngộ độc phấn hóa thì dị ứng với các loài hoa cũng à biểu hiện thường gặp, tuy không nguy hiểm bằng việc ăn trực tiếp nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo đó, không chỉ các loại hoa có độc, ngay cả những loại hoa rất gần gũi như hoa cúc, hoa ly cũng có thể gây dị ứng với cơ thể.
Do vậy, khi có biểu hiện dị ứng vẫn cần phải đi khám bác sĩ chuyên khoa để có lời khuyên phù hợp. Với những bệnh nhân có tiền sử hen và một số bệnh hô hấp khác nếu dị ứng với phấn hoa thường phản ứng sẽ nặng hơn, gây ra nhiều khó chịu và làm ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh.
Các chuyên gia cho biết, khi biết tác nhân gây dị ứng, việc cần làm đầu tiên đó là loại bỏ ngay hoa gây dị ứng cho cơ thể. Tiếp theo đó, tùy vào tình trạng cụ thể sẽ có những cách xử lý phù hợp, nhưng cần phải thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc. Có thể được sử dụng một số loại thuốc co mạch dùng ngắn hạn, thuốc kháng histamine uống hoặc nước muối xịt rửa mũi giúp giảm tình trạng nghẹt mũi, chảy mũi và một số triệu chứng khác.
Nếu các loại thuốc trên không mang lại hiệu quả, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc chống viêm, chống dị ứng xịt tại chỗ hoặc kết hợp thuốc chống viêm corticoid với các loại thuốc có tác dụng kìm hãm quá trình giải phóng histamin gây dị ứng. Liệu pháp miễn dịch: Trong nhiều trường hợp nếu sẵn có có thể thực hiện liệu pháp miễn dịch dị ứng với dị nguyên nhằm tạo dung nạp dài hạn với phấn hoa gây mẫn cảm.
Không phải ai cũng bị dị ứng với hoa hay phấn hoa. Vì thế, với những người biết mình dị ứng phấn hoa hoặc có cơ địa dị ứng với các dị nguyên khác thì nên tránh các loại hoa có thể gây dị ứng. Ngoài ra, cần thực hiện một số biện pháp sau: Hạn chế trồng, chơi các loại cây cho hoa có khả năng gây dị ứng cao như một số loại cỏ tạo phấn, các loại cây bụi; Hạn chế phơi quần áo ngoài trời, thay vào đó có thể sử dụng máy sấy quần áo; Hạn chế chăm sóc vườn; Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, chăn, ga, gối, đệm, ít nhất mỗi tuần một lần; Sử dụng điều hòa có bộ lọc không khí.