Hà Nội: Sẵn sàng cho tình huống có biến chủng mới nguy hiểm

Hà Nội sẵn sàng kịch bản cho mọi tình huống kể cả khi dịch bệnh bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế và tình huống có biến chủng mới nguy hiểm.
Quyết tâm cao nhất hoàn thành tiêm chủng cho trẻ em trong quý II, xây dựng kịch bản ứng phó biến chủng mới nguy hiểm hơn Thủ tướng yêu cầu tăng cường phòng chống dịch COVID-19, kiểm soát biến chủng mới Omicron Chủ động xây dựng các kịch bản, phương án chống dịch trước biến chủng mới Omicron
Hà Nội: Sẵn sàng cho tình huống có biến chủng mới nguy hiểm
Hà Nội sẵn sàng kịch bản cho tình huống có biến chủng mới nguy hiểm

Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Chử Xuân Dũng vừa ký ban hành kế hoạch số 134/KH-UBND về việc triển khai Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Kế hoạch nhấn mạnh mục tiêu bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Phòng, chống dịch theo phương thức quản lý rủi ro, chuyển từ mục tiêu kiểm soát số ca mắc sang kiểm soát số ca nhập viện.

Đồng thời, sẵn sàng kịch bản cho mọi tình huống kể cả khi dịch bệnh bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế và tình huống có biến chủng mới nguy hiểm.

Trong đó, mục tiêu tổng quát là bảo đảm kiểm soát hiệu quả, kiểm soát tốc độ lây lan trong cộng đồng, bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân, hạn chế đến mức thấp nhất các ca bệnh nặng, tử vong do dịch COVID-19; khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội.

Kế hoạch cũng đề ra các nhóm mục tiêu cụ thể như: Bảo đảm đạt tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19; kiểm soát sự lây lan của dịch COVID-19. Chú trọng nâng cao năng lực của hệ thống y tế, đặc biệt là y tế dự phòng và y tế cơ sở.

Tăng cường đầu tư trang thiết bị cho cơ sở y tế, có các chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp với những người làm nhiệm vụ y tế dự phòng, y tế cơ sở. Tăng cường chất lượng cấp cứu và hồi sức tích cực ở cơ sở khám, chữa bệnh các tuyến.

Cùng với đó, bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương bởi dịch COVID-19; bảo đảm thông tin, truyền thông phục vụ công tác phòng, chống dịch. Bên cạnh đó, chủ động chuẩn bị các biện pháp về kinh tế - xã hội, hành chính theo cấp độ của dịch theo tinh thần thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Việc này để bảo đảm vừa phòng, chống dịch, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và ổn định đời sống sinh hoạt của người dân.

Đối với nhiệm vụ, giải pháp về y tế, kế hoạch yêu cầu phải bảo đảm tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19; tăng cường năng lực giám sát, phòng, chống dịch; nâng cao năng lực của y tế cơ sở, y tế dự phòng; tăng cường năng lực khám, chữa bệnh.

Anh Tuấn

Cùng chuyên mục

Tin khác

Đuối nước trẻ em: Nỗi ám ảnh vào mỗi mùa hè!

Đuối nước trẻ em: Nỗi ám ảnh vào mỗi mùa hè!

Tử vong do đuối nước luôn là mối đe dọa lớn nhất với trẻ em tại Việt Nam, đặc biệt là vào các dịp hè. Vì vậy phòng chống đuối nước ở trẻ em cần phải được ưu tiên hàng đầu.
Dưa leo giúp làm đẹp da, tốt cho sức khoẻ

Dưa leo giúp làm đẹp da, tốt cho sức khoẻ

Dưa leo là một loại thực phẩm ưa chuộng trong các bữa ăn của người Việt. Ngoài công dụng là một loại thực phẩm, dưa leo còn có tác dụng làm đẹp và làm thuốc chữa bệnh khi được kết hợp với một số loại thuốc đông y.
Cây sắn dây – Phương thuốc quý cho mùa hè

Cây sắn dây – Phương thuốc quý cho mùa hè

Cây sắn dây được trồng nhiều ở Việt Nam, là một loại thực phẩm với nhiều công dụng khác nhau. Không chỉ dùng để giải nhiệt mà còn có tác dụng chữa bệnh khi được kết hợp với một số loại thuốc đông y.
Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đầy đủ 4 cấp dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đầy đủ 4 cấp dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Bộ Y tế vừa yêu cầu các bệnh viện tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh, bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị, không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ trường hợp cấp cứu.
Ngày nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?

Ngày nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?

Cả nước mía và nước dừa đều có các thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, uống giúp giải nhiệt trong những ngày nắng nóng. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc nên uống nước mía hay nước dừa sẽ tốt hơn?
Thưởng thức nuốc Huế, cẩn trọng để tránh ngộ độc

Thưởng thức nuốc Huế, cẩn trọng để tránh ngộ độc

Gần đây trên mạng xã hội, nhiều người chia sẻ hình ảnh một loại hải sản giống sứa với màu xanh bắt mắt, được giới thiệu là "mỹ vị mùa hè" của vùng cố đô Huế. Vậy ăn đặc sản xứ Huế này có an toàn cho sức khỏe hay không?
Thu hồi Giấy chứng nhận kinh doanh dược của Công ty Dược phẩm Đông Á

Thu hồi Giấy chứng nhận kinh doanh dược của Công ty Dược phẩm Đông Á

Bộ Y tế vừa thông báo thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược của Công ty TNHH Đầu tư phát triển công nghệ Dược phẩm Đông Á .
Đu đủ cực kỳ bổ dưỡng nhưng một số người không nên ăn

Đu đủ cực kỳ bổ dưỡng nhưng một số người không nên ăn

Đu đủ là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thanh mát, dịu ngọt cùng màu sắc hấp dẫn. Từ lâu, tác dụng của đu đủ đã được chứng minh thông qua hàng loạt các lợi ích sức khỏe nên loại trái cây này được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên loại quả được mệnh danh là “trái cây của các thiên thần” được cảnh báo không ăn toàn cho tất cả mọi người.
Địa du - Dược liệu có nhiều công dụng

Địa du - Dược liệu có nhiều công dụng

Địa du là một vị thuốc dùng được cho cả Đông y lần Tây Y. Địa du có vị đắng, tính hơi hàn, không độc, có khả năng làm mát huyết, cầm máu.
Không chỉ làm hoa trang trí, tầm xuân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Không chỉ làm hoa trang trí, tầm xuân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Tầm xuân là loại cây leo có hoa đẹp, được nhiều người lựa chọn trồng làm cảnh. Ngoài ra, loại cây này còn là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động