Đột quỵ khi tập thể thao, nguy cơ và cách phòng tránh

Vận động thể thao là một cách rèn luyện sức khỏe, tuy nhiên gần đây đã xảy ra nhiều vụ đột tử trong lúc tập luyện, vậy làm gì để tránh đột quỵ khi chơi thể thao?
Nhìn vào mắt người đau mắt đỏ có bị lây bệnh hay không? Nữ sinh mất thị lực vì tự chữa đau mắt tại nhà Virus Nipah bùng phát ở Ấn Độ, Việt Nam tăng cường giám sát người từ vùng dịch
Đột quỵ khi tập thể thao, nguy cơ và cách phòng tránh

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và là nỗi lo lắng của rất nhiều người. Đặc biệt, tỷ lệ người đột quỵ sau tập thể thao đang có xu hướng tăng nhanh trong thời gian gần đây. Vậy làm thế nào để phòng tránh hiện tượng đột quỵ xảy ra sau khi tập thể thao?

Có lẽ chúng ta không còn cảm thấy xa lạ với bệnh đột quỵ, chúng xảy ra khi các mạch máu nuôi não rơi vào tình trạng vỡ, tắc nghẽn nghiêm trọng. Hậu quả của tình trạng trên đó là não bộ của bạn sẽ không được cung cấp đủ oxy cần thiết. Điều này ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới hoạt động của não, gây ra những tổn thương nặng nề. Chính vì thế, chúng ta không thể coi thường, chủ quan nếu vô tình bị đột quỵ.

Theo PGS.TS Nguyễn Mạnh Khánh, Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Trưởng khoa Phẫu thuật Chấn thương y học thể thao và chi trên, trong vài năm gần đây, số ca nhập viện để điều trị đột quỵ đang có chiều hướng gia tăng, từ 1,7% lên tới 2,5%, với tỉ lệ nam cao gấp 4 lần nữ.

Bệnh có xu hướng trẻ hóa, xuất hiện ở độ tuổi 20 và thậm chí là trẻ hơn, chiếm tới 1/3 các trường hợp đột quỵ. Đặc biệt, một số trường hợp bị đột quỵ khi đang tập luyện thể thao khiến nhiều người lo lắng.

Nhóm đối tượng có nguy cơ đột quỵ khi chơi thể thao

Đột quỵ khi tập thể thao, nguy cơ và cách phòng tránh

Nhóm thứ nhất xảy ra trên người bệnh lý nền mà không biết. Nhóm này hay gặp ở người dị dạng mạch máu não (phình mạch máu não) hoặc có bệnh lý tiềm tàng về viêm cơ tim, gây ra nhồi máu cơ tim cấp, hoặc xuất huyết não cấp. Người bệnh rất khó biết mình bị bệnh vì thông thường không triệu chứng, khi tai biến xảy ra mới biết. Tuy nhiên, những trường hợp này rất ít.

Các bác sĩ cũng chỉ ra rằng những người có tiền sử mắc bệnh về tim mạch, bệnh liên quan tới hệ hô hấp nếu không biết cách luyện tập thể thao hiệu quả thì có thể đột quỵ bất cứ lúc nào. Ngoài ra, người cao tuổi hoặc nghiện rượu, đồ uống có cồn hoặc chất kích thích cũng không nên chủ quan trong khi tập luyện. Họ được xếp vào nhóm có nguy cơ đột quỵ sau luyện tập thể thao tương đối cao.

Nhóm thứ hai là người chơi thể thao gắng sức quá, ham mê quá, đẩy sức chịu đựng vượt lên cao quá khả năng của bản thân. Ví dụ, người này chỉ có khả năng chạy được 5km, sau tập luyện đẩy lên 10km, 20km, nhưng họ lại cố gắng chạy 50km, thậm chí 100km nên không phù hợp.

Nhìn chung, trong khi vận động, chơi thể thao, nhịp tim, huyết áp của bạn sẽ thay đổi thất thường và khó kiểm soát hơn. Chúng thường hoạt động nhanh hơn hẳn so với bình thường, hiện tượng thiếu máu não cũng thường xuất hiện kèm. Nếu không để ý, có chế độ nghỉ ngơi, luyện tập với cường độ hợp lý, bạn rất dễ đối mặt với nguy cơ đột quỵ sau tập thể thao.

Khi cảm thấy đau đầu, chóng mặt, nôn ói, nhịp tim quá nhanh nên dừng lại; cần chuẩn bị thể lực trước những cuộc thi lớn để tránh đột quỵ gây tử vong.

Cơ thể con người chỉ có ngưỡng nhất định, nếu vượt quá ngưỡng đòi hỏi có quá trình tập luyện và thích nghi lâu dài. Nếu thúc đẩy nhanh quá trình đó cơ thể dẫn tới quá tải, tim bị suy không cung cấp đủ máu, phổi phải hoạt động liên tục mới trao đổi được oxy. Tim chỉ khoảng 90 nhịp/phút, nếu đẩy lên 180-200 nhịp/phút là quá nhanh, vượt qua ngưỡng chịu đựng của cơ thể, dẫn tới suy tim cấp và đột quỵ.

Chuyên gia cũng cho rằng, biến chứng nặng nhất của người chơi thể thao mà bệnh viện hay gặp là suy tim cấp và đột quỵ. Người chơi môn chạy cần có phương tiện đi kèm để đo nhịp tim, không được để nhịp tim lên cao quá, chỉ đến 120 là phù hợp.

Cấp cứu cho bệnh nhân đột quỵ sau luyện tập thể thao như thế nào?

Đột quỵ khi tập thể thao, nguy cơ và cách phòng tránh

Trong trường hợp bệnh nhân bị đột quỵ sau khi luyện tập thể dục thể thao, chúng ta nên xử trí như thế nào? Ngay khi phát hiện tình trạng sức khỏe của người bệnh, bạn hãy nhanh chóng gọi cấp cứu để không lãng phí thời điểm vàng chữa trị.

Trong lúc chờ nhân viên cấp cứu tới, mọi người nên chủ động sơ cứu cho bệnh nhân. Tuy nhiên, bạn không thể bừa bãi sơ cứu mà cần có kiến thức cơ bản. Trong trường hợp người bệnh vẫn tỉnh táo, hãy cho họ nằm nghỉ ngơi trên giường theo tư thế đầu và lưng nghiêng chừng 45 độ so với cơ thể. Đây là tư thế nằm mà bác sĩ khuyến khích cho bệnh nhân đột quỵ, đặc biệt là người rơi vào tình trạng nôn hoặc ý thức suy giảm nghiêm trọng để tránh sặc. Ngoài ra, bạn nên nới rộng quần áo của người bệnh, đặc biệt là ở phần cổ.

Một kỹ năng khác bạn cần biết là phải lấy được đờm trong miệng người bệnh bằng cách dùng khăn, quấn vào ngón trỏ và cho vào miệng của người bệnh. Nếu người bệnh bị co giật, bạn nên tìm cách ngăn rủi ro cắn lưỡi ví dụ như để 1 chiếc đũa đã quấn khăn ngang miệng người bệnh. Lưu ý: ghi nhớ mọi dấu hiệu bất thường và thời điểm xuất hiện các dấu hiệu đó của người bệnh để thông báo đầy đủ cho bác sĩ.

Đối với bệnh nhân đột quỵ sau tập luyện thể thao, bạn tuyệt đối không sử dụng các phương pháp như bấm huyệt, đánh gió để sơ cứu nếu không được sự cho phép của bác sĩ. Nhiều khi, việc làm này sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ, nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Nếu như người bệnh bị ngừng thở, việc làm cần thiết nhất đó là tiến hành ép tim ngoài lồng ngực. Đây là cách sơ cứu cơ bản mọi người nên nắm được để chủ động xử lý tình huống khi mọi người xung quanh bị đột quỵ.

Theo dõi sức khoẻ 8 người tiếp xúc gần với bệnh nhân đậu mùa khỉ Theo dõi sức khoẻ 8 người tiếp xúc gần với bệnh nhân đậu mùa khỉ
Bộ Y tế đưa ra khuyến cáo phòng chống bệnh Whitmore Bộ Y tế đưa ra khuyến cáo phòng chống bệnh Whitmore
Thiếu nước, mối đe dọa khôn lường đối với sức khỏe Thiếu nước, mối đe dọa khôn lường đối với sức khỏe
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bụi mịn nguy hiểm đến mức nào?

Bụi mịn nguy hiểm đến mức nào?

Bụi mịn là “kẻ thù” vô hình đe dọa sức khỏe của bạn và gia đình. Bạn đã biết gì về nó chưa? Tất cả sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây.
Nguy hại khi sử dụng chanh leo không đúng cách

Nguy hại khi sử dụng chanh leo không đúng cách

Chanh dây từ lâu đã được biết đến như một loại trái cây giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, dùng chanh sai cách có thể gây các tác dụng xấu đối với cơ thể.
15 loại nước ép trái cây giúp giảm cân, đẹp da

15 loại nước ép trái cây giúp giảm cân, đẹp da

Nước ép rau củ bên cạnh là loại thức uống ngon miệng còn là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất dồi dào, hỗ trợ giảm cân và tăng cường sức khỏe.
Tự bảo vệ bản thân khỏi suy thận

Tự bảo vệ bản thân khỏi suy thận

Suy thận là tình trạng thận bị mất chức năng, không còn khả năng lọc các chất thải từ máu. Suy thận hầu hết sẽ làm tổn thương các Nephron (một đơn vị cấu trúc của thận) khiến thận không thể loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Nếu không điều trị hoặc điều trị thất bại sẽ gây mất chức năng thận.
Cảnh giác với những quảng cáo về dịch vụ “chân mày phong thuỷ”

Cảnh giác với những quảng cáo về dịch vụ “chân mày phong thuỷ”

Hiện nay, tại TP.HCM, các cơ sở cung cấp dịch vụ “chân mày phong thủy” đang ngày càng gia tăng. Nhiều cơ sở thu hút khách hàng bằng những lời quảng cáo hấp dẫn như "thay tướng đổi vận" hay "cải thiện vận may, tài lộc" cùng các hình ảnh nghệ sĩ nổi tiếng và công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, đằng sau đó là những rủi ro tiềm ẩn về sức khỏe và tài chính.
Bạn có đang dùng dầu ăn đúng cách?

Bạn có đang dùng dầu ăn đúng cách?

Dầu ăn là nguyên liệu nấu ăn không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình. Tuy nhiên, bạn có biết rằng sử dụng dầu ăn không đúng cách có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe?
Đại biểu quốc hội lo ngại về vấn đề cấp giấy phép hành nghề khám chữa bệnh

Đại biểu quốc hội lo ngại về vấn đề cấp giấy phép hành nghề khám chữa bệnh

Tại phiên chất vấn chiều 11/11, kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, các đại biểu đã chất vấn đại diện Bộ Y tế về vấn đề liên quan tới việc cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Vẫn còn tình trạng thiếu thuốc dù đã nỗ lực tháo gỡ các điểm nghẽn

Vẫn còn tình trạng thiếu thuốc dù đã nỗ lực tháo gỡ các điểm nghẽn

Trả lời chất vấn của đại biểu quốc hội về việc vẫn còn tình trạng thiếu thuốc dù đã nỗ lực tháo gỡ các điểm nghẽn, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết Bộ đang đang xây dựng sổ tay cẩm nang hướng dẫn để các địa phương đủ năng lực thực hiện.
Áp dụng công thức "10-3-2-1-0" cải thiện tình trạng khó ngủ

Áp dụng công thức "10-3-2-1-0" cải thiện tình trạng khó ngủ

Nếu bạn bị khó ngủ triền miên, hãy áp dụng thử công thức "10-3-2-1-0" để cải thiện tình trạng này, cho giấc ngủ ngon hơn.
Bộ Y tế tập trung sửa đổi chế độ, chính sách để giữ chân nhân viên y tế

Bộ Y tế tập trung sửa đổi chế độ, chính sách để giữ chân nhân viên y tế

Trong phiên họp chiều 11-11 trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV liên quan đến việc làm sao giữ chân nhân viên y tế tại các cơ sở công lập, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã thông tin về chế độ, chính sách nhân viên y tế tại các cơ sở công lập.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động