Chuyên gia cảnh báo về việc nhịn ăn chữa ung thư

Chưa có bằng chứng khoa học xác nhận nhịn ăn có thể chữa ung thư. Ngược lại, việc này còn gây suy kiệt, giảm hiệu quả điều trị và tăng nguy cơ biến chứng.
Đưa vào sử dụng thuốc tiêm điều trị 15 loại ung thư từ tháng 6 tới Ung thư thực quản: Sát thủ âm thầm với 10 dấu hiệu dễ bị bỏ qua Những thực phẩm ít đường chuyên gia khuyên dùng

Mặc dù một số nghiên cứu trên động vật cho thấy việc nhịn ăn hoặc hạn chế năng lượng có thể làm chậm quá trình phát triển của tế bào ung thư, tuy nhiên, đến nay, chưa có bằng chứng khoa học đáng tin cậy nào xác nhận rằng phương pháp này có thể chữa khỏi ung thư ở người.

ến nay, chưa có bằng chứng khoa học đáng tin cậy nào
Đến nay, chưa có bằng chứng khoa học đáng tin cậy nào về nhịn ăn điều trị ung thư.

Đó là khẳng định của bác sĩ chuyên khoa 2 Đinh Trần Ngọc Mai, công tác tại Khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM.

Nhịn ăn kéo dài tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Theo bác sĩ Mai, trong quá trình điều trị ung thư, cơ thể bệnh nhân vốn đã suy yếu do tác dụng phụ của các phương pháp như hóa trị, xạ trị. Các triệu chứng thường gặp gồm buồn nôn, nôn ói, viêm loét niêm mạc miệng, rối loạn tiêu hóa… khiến người bệnh chán ăn, hấp thu kém.

“Nếu người bệnh còn áp dụng chế độ nhịn ăn nhiều ngày, tình trạng suy kiệt sẽ diễn ra nhanh chóng, kéo theo mất khối cơ, suy giảm miễn dịch, giảm khả năng dung nạp thuốc điều trị và tăng nguy cơ biến chứng,” bác sĩ Mai cảnh báo.

Theo thống kê mới nhất từ Hiệp hội Dinh dưỡng lâm sàng và Chuyển hóa châu Âu (ESPEN) năm 2024, có từ 60 – 80% bệnh nhân ung thư bị suy dinh dưỡng trong quá trình điều trị, tùy thuộc loại và giai đoạn bệnh. Đáng chú ý, ở bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa, tỷ lệ này có thể vượt quá 70%.

Ngoài ra, việc nhịn ăn kéo dài còn dẫn đến mất cân bằng điện giải, hạ đường huyết, giảm chức năng tim mạch và não bộ – những biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng nếu không được can thiệp kịp thời.

Chuyên gia dinh dưỡng nhấn mạnh, người bệnh ung thư cần được đánh giá tình trạng dinh dưỡng đầy đủ và xây dựng chế độ ăn phù hợp với từng giai đoạn điều trị, dưới sự hướng dẫn của đội ngũ y tế. Việc tự ý áp dụng các phương pháp nhịn ăn không có cơ sở khoa học có thể gây hậu quả nghiêm trọng.

Người bệnh ung thư cần được đánh giá tình trạng dinh dưỡng đầy đủ và xây dựng chế độ ăn phù hợp
Người bệnh ung thư cần được đánh giá tình trạng dinh dưỡng đầy đủ và xây dựng chế độ ăn phù hợp.

Ăn uống khoa học thay vì nhịn ăn

Thay vì nhịn ăn để “thanh lọc cơ thể” hay “chống ung thư”, bác sĩ Ngọc Mai khuyến nghị nên hướng đến chế độ ăn cân bằng, lành mạnh:

Tăng cường rau xanh, trái cây tươi giàu chất chống oxy hóa.

Hạn chế thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn, ưu tiên đạm từ cá, đậu, hạt.

Ưu tiên cách nấu lành mạnh như hấp, luộc, xào nhanh.

Dùng ngũ cốc nguyên hạt thay vì tinh chế.

Giảm đường và muối để hạn chế viêm và nguy cơ bệnh mạn tính.

“Nhịn ăn không phải là phương pháp tối ưu để giảm cân hay phòng ngừa ung thư. Điều quan trọng là xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, kết hợp lối sống tích cực, vận động hợp lý và tuân thủ phác đồ điều trị,” bác sĩ Mai chia sẻ.

Những thực phẩm giàu axit folic tốt cho sức khỏe phụ nữ Những thực phẩm giàu axit folic tốt cho sức khỏe phụ nữ
Dùng hộp xốp đựng thực phẩm có thực sự an toàn? Dùng hộp xốp đựng thực phẩm có thực sự an toàn?
Cảnh báo sỏi thận lâu năm biến chứng thành ung thư Cảnh báo sỏi thận lâu năm biến chứng thành ung thư
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giảm tê bì chân tay tại nhà: Những phương pháp đơn giản, hiệu quả

Giảm tê bì chân tay tại nhà: Những phương pháp đơn giản, hiệu quả

Tê bì chân tay là cảm giác mất cảm giác, ngứa ran hoặc cảm giác như kim châm ở các chi. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của cơ thể nhưng phổ biến nhất là ở tay và chân.
Những cách tự nhiên giúp bổ sung vitamin D hiệu quả

Những cách tự nhiên giúp bổ sung vitamin D hiệu quả

Bổ sung vitamin D không khó nếu bạn biết tận dụng đúng nguồn từ thiên nhiên. Tắm nắng hợp lý, ăn uống khoa học và kết hợp dưỡng chất phù hợp sẽ giúp cơ thể hấp thu vitamin D tối ưu.
Thói quen thường ngày âm thầm “nuôi dưỡng” gàu

Thói quen thường ngày âm thầm “nuôi dưỡng” gàu

Gàu không chỉ do cơ địa hay thời tiết mà còn xuất phát từ những thói quen tưởng chừng vô hại như gội đầu sai cách, dùng mỹ phẩm tóc thường xuyên, ăn uống thiếu dưỡng chất…
Chuyên gia cảnh báo tác hại của dầu cho chăn nuôi khi bị sử dụng cho người

Chuyên gia cảnh báo tác hại của dầu cho chăn nuôi khi bị sử dụng cho người

Vụ việc hàng chục nghìn tấn dầu ăn chăn nuôi chế biến thành thực phẩm cho người. Các chuyên gia cảnh báo loại dầu này chứa độc chất có thể gây ung thư, tổn thương gan, thận và nhiều bệnh mạn tính nguy hiểm.
Vi nhựa trong căn bếp: Mối nguy âm thầm từ những vật dụng quen thuộc

Vi nhựa trong căn bếp: Mối nguy âm thầm từ những vật dụng quen thuộc

Vi nhựa không chỉ tồn tại ngoài môi trường mà còn ẩn trong những vật dụng bếp quen thuộc, âm thầm phát tán vào thức ăn và đe dọa sức khỏe gia đình bạn.
Những thực phẩm “đại kỵ” với vải ai cũng cần biết

Những thực phẩm “đại kỵ” với vải ai cũng cần biết

Vải thiều vào mùa mang đến vị ngọt hấp dẫn nhưng nếu ăn sai cách hoặc kết hợp với thực phẩm “đại kỵ”, có thể gây hại cho sức khỏe.
Các loại trái cây bổ sung protein

Các loại trái cây bổ sung protein

Một số loại trái cây không chỉ giàu vitamin và chất xơ mà còn là nguồn protein thực vật ít ai ngờ tới. Ngoài ra, chúng còn bổ sung chất xơ, các vitamin và khoáng chất.
Lối sống hiện đại – “kẻ tiếp tay” cho suy thận ở giới trẻ

Lối sống hiện đại – “kẻ tiếp tay” cho suy thận ở giới trẻ

Suy thận không còn là bệnh của người già. Ngày càng nhiều người trẻ, đặc biệt dưới 40 tuổi, mắc bệnh do lối sống thiếu lành mạnh và tâm lý chủ quan với sức khỏe.
Phương pháp kiểm soát căn bệnh thoái hóa khớp gối

Phương pháp kiểm soát căn bệnh thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là bệnh xương khớp phổ biến, dù không thể chữa khỏi nhưng có thể kiểm soát tốt triệu chứng và cải thiện vận động.
Dâu tằm – Loại quả quý hay “con dao hai lưỡi”?

Dâu tằm – Loại quả quý hay “con dao hai lưỡi”?

Giàu dưỡng chất và chất chống oxy hóa, dâu tằm mang đến nhiều lợi ích. Tuy nhiên, nếu dùng sai cách có thể tạo ra nhiều rủi ro cho sức khỏe.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động