Bộ Y tế thu hồi giấy đăng ký lưu hành ba loại thuốc

Bộ Y tế đã thu hồi giấy đăng ký lưu hành ba loại thuốc Tadalafil, Odistad và Vacobufen theo đề nghị tự nguyện từ các doanh nghiệp sản xuất.
“Thuốc giả” ẩn mình trong nhà thuốc – Lỗ hổng quản lý hay thói quen chủ quan? Bộ Y tế đề xuất phạt tới 100 triệu đồng nếu lựa chọn giới tính thai nhi Phó Thủ tướng yêu cầu luân phiên bác sĩ giỏi về cơ sở 2 Bạch Mai và Việt Đức

Ngày 4/6, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã ban hành quyết định thu hồi ba loại thuốc theo đề nghị tự nguyện từ các đơn vị đăng ký. Cụ thể, ba sản phẩm bị thu hồi số đăng ký gồm:

Tadalafil 20 mg.
Tadalafil 20 mg.

Tadalafil 20 mg (số đăng ký 893110457024), do Công ty Liên doanh Meyer-BPC (Bến Tre) đăng ký và sản xuất, dùng trong điều trị rối loạn cương dương.

Odistad 120 (Orlistat 120 mg, số đăng ký 893100515124), thuốc điều trị béo phì do Công ty TNHH Liên doanh Stellapharm (TP.HCM) sản xuất tại Chi nhánh 1 ở Bình Dương.

Vacobufen 400 (Ibuprofen 400 mg, số đăng ký 893100032324), thuốc giảm đau, hạ sốt do Công ty Cổ phần Dược Vacopharm (Long An) đăng ký và sản xuất.

Đáng chú ý, trong đơn gửi Cục Quản lý Dược, Công ty Stellapharm cho biết lý do xin rút số đăng ký Odistad 120 là "không còn nhu cầu kinh doanh sản phẩm này". Theo hồ sơ, số đăng ký này sẽ hết hiệu lực vào ngày 31/12/2025.

Đại diện Stellapharm lý giải rằng Chi nhánh 1 của công ty hiện có hai số đăng ký lưu hành đối với thuốc Orlistat 120 mg. Trong đó, số đăng ký 893100096524 được cấp ngày 31/1/2024 vẫn đang được lưu hành. "Công ty đang lưu hành sản phẩm với số đăng ký 893100096524 nên xin thu hồi số đăng ký còn lại theo quy định", vị này nêu rõ.

Orlistat 120 mg.
Orlistat 120 mg.

Theo khoản 1, Điều 46 của Thông tư 08/2022/TT-BYT, một cơ sở sản xuất không được duy trì cùng lúc nhiều hơn hai thuốc có cùng thành phần, dạng bào chế, hàm lượng... trong một đơn vị phân liều. Việc thu hồi nhằm tuân thủ quy định về đặt tên và kiểm soát số lượng đăng ký lưu hành.

Cục Quản lý Dược khẳng định: Các thuốc được sản xuất trước ngày 3/6/2025 vẫn được phép lưu hành đến hết hạn sử dụng. Tuy nhiên, các đơn vị đăng ký và sản xuất phải chịu trách nhiệm đầy đủ về chất lượng, an toàn và hiệu quả của thuốc trong quá trình lưu hành.

Theo ông Tạ Mạnh Hùng – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược, việc doanh nghiệp tự nguyện xin rút số đăng ký là điều bình thường khi họ không còn nhu cầu sản xuất hoặc kinh doanh. Tuy nhiên, “thời gian gần đây có nhiều doanh nghiệp tự nguyện xin rút số hơn”, ông Hùng cho biết.

Động thái này diễn ra trong bối cảnh ngành y tế đang siết chặt kiểm tra, giám sát lĩnh vực dược phẩm. Bộ Y tế đã thành lập 15 tổ kiểm tra đột xuất đối với dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế... trong tháng cao điểm phòng chống hàng giả, gian lận thương mại kéo dài đến ngày 15/6.

Trước đó, nhiều vi phạm đã được phát hiện liên quan đến chất lượng, hồ sơ đăng ký, và việc tuân thủ quy chuẩn sản xuất. Theo báo Tuổi Trẻ, Bộ Y tế yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nghiêm tiêu chuẩn GMP (thực hành tốt sản xuất thuốc), đồng thời kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc nguyên liệu – yếu tố quyết định chất lượng thuốc.

Bộ Y tế cũng nhấn mạnh: Thuốc là hàng hóa đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, do đó mọi khâu từ sản xuất, đăng ký đến lưu hành đều phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định pháp luật. Một khi bị thu hồi số đăng ký, thuốc không còn được phép lưu hành trên thị trường.

Ăn gì ngày Tết Đoan Ngọ để diệt sâu bọ? Ăn gì ngày Tết Đoan Ngọ để diệt sâu bọ?
Nguyên nhân Bộ Y tế thu hồi 294 số tiếp nhận phiếu công bố mỹ phẩm? Nguyên nhân Bộ Y tế thu hồi 294 số tiếp nhận phiếu công bố mỹ phẩm?
TP.HCM ghi nhận hai ca tử vong do Covid-19, số ca mắc đang tăng nhanh TP.HCM ghi nhận hai ca tử vong do Covid-19, số ca mắc đang tăng nhanh
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Nước mắm bị vứt bỏ ở Quảng Nam là sản phẩm của doanh nghiệp Thanh Hóa

Nước mắm bị vứt bỏ ở Quảng Nam là sản phẩm của doanh nghiệp Thanh Hóa

Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Thanh Hóa vừa xác định hàng loạt sản phẩm nước mắm bị vứt bỏ tại xã Tam Thái, huyện Phú Ninh (tỉnh Quảng Nam) có nguồn gốc sản xuất tại Thanh Hóa. Sự việc đang gây xôn xao dư luận và ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của sản phẩm nước mắm truyền thống.
Bộ Công an vào cuộc xác minh nghi vấn Công ty C.P. Việt Nam bán thịt heo bệnh

Bộ Công an vào cuộc xác minh nghi vấn Công ty C.P. Việt Nam bán thịt heo bệnh

Trước phản ánh lan truyền trên mạng xã hội tố Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam tiêu thụ thịt heo bệnh, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C05, Bộ Công an) đã phối hợp với các bộ, ngành và địa phương kiểm tra nhiều cơ sở liên quan tại Sóc Trăng và Hậu Giang. Các bên đang tiến hành xác minh, làm rõ thông tin nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và ổn định chuỗi cung ứng thịt.
Bộ Y tế thu hồi giấy công bố của 12 thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Bộ Y tế thu hồi giấy công bố của 12 thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Ba công ty dược phẩm vừa đề nghị thu hồi hiệu lực giấy công bố sản phẩm nhiều thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang lưu hành trên thị trường.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường siết quản lý giết mổ động vật

Bộ Nông nghiệp và Môi trường siết quản lý giết mổ động vật

Trước hàng loạt vụ việc giết mổ lợn bệnh, lợn chết bị phát hiện tại Hà Tĩnh, Quảng Trị và nghi vấn vi phạm tại hệ thống bán lẻ của một doanh nghiệp lớn ở Sóc Trăng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có công văn yêu cầu các tỉnh, thành phố tăng cường quản lý hoạt động giết mổ, kiểm soát nghiêm quy trình nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh và thực phẩm.
Chính thức đề nghị Bộ Công an làm rõ tố cáo C.P. Việt Nam bán thịt heo bệnh

Chính thức đề nghị Bộ Công an làm rõ tố cáo C.P. Việt Nam bán thịt heo bệnh

Trước thông tin lan truyền trên mạng xã hội tố cáo Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam bán thịt heo bệnh, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã gửi công văn chính thức đề nghị Bộ Công an vào cuộc điều tra, xử lý nhằm trấn an dư luận và bảo vệ chuỗi cung ứng thực phẩm.
Vụ viên nang giảm cân chứa chất cấm: Lỗ hổng hậu kiểm và bài học bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp

Vụ viên nang giảm cân chứa chất cấm: Lỗ hổng hậu kiểm và bài học bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp

Để ngăn chặn các vụ việc “mượn thương hiệu”, cần sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa từ phía cơ quan quản lý, đặc biệt trong việc siết chặt hậu kiểm, tăng cường truy xuất nguồn gốc và xử lý nghiêm các hành vi sản xuất – phân phối trái phép.
C.P. Việt Nam và bài kiểm tra niềm tin trong ngành thực phẩm

C.P. Việt Nam và bài kiểm tra niềm tin trong ngành thực phẩm

Trong thời đại mà an toàn thực phẩm trở thành ưu tiên hàng đầu của cộng đồng, niềm tin của người tiêu dùng chính là tài sản vô hình quý giá nhất đối với mỗi doanh nghiệp. Một khi xảy ra sự cố – dù chỉ ở cấp độ địa phương – doanh nghiệp buộc phải chứng minh năng lực kiểm soát nội bộ, khả năng quản trị rủi ro và đặc biệt là phản ứng truyền thông một cách chuyên nghiệp. Đây không chỉ là trách nhiệm pháp lý, mà còn là trách nhiệm xã hội không thể né tránh.
“Thuốc giả” ẩn mình trong nhà thuốc – Lỗ hổng quản lý hay thói quen chủ quan?

“Thuốc giả” ẩn mình trong nhà thuốc – Lỗ hổng quản lý hay thói quen chủ quan?

Thuốc giả len lỏi cả trong quầy thuốc hợp pháp, gây nguy hại sức khỏe và đe dọa lòng tin vào hệ thống y tế. Lỗ hổng quản lý, giám sát cùng tâm lý chủ quan đang khiến vấn nạn này thêm nhức nhối, đòi hỏi giải pháp cấp thiết.
Hàng giả trong lĩnh vực y tế: Khi lợi nhuận trở thành tội ác

Hàng giả trong lĩnh vực y tế: Khi lợi nhuận trở thành tội ác

Một viên thuốc không có hoạt chất, một loại thực phẩm chức năng pha trộn nguyên liệu kém chất lượng, một lô mỹ phẩm sản xuất chui dưới vỏ bọc "tiêu chuẩn GMP" – tất cả đều có thể trở thành công cụ giết người chậm rãi, đánh vào niềm tin, hy vọng và cuối cùng là cả sinh mệnh của người sử dụng.
Siết quảng cáo thực phẩm chức năng để bảo vệ người tiêu dùng

Siết quảng cáo thực phẩm chức năng để bảo vệ người tiêu dùng

Bộ Y tế đang tăng cường hậu kiểm, sửa đổi quy định quản lý quảng cáo thực phẩm chức năng nhằm siết chặt hoạt động quảng cáo sai sự thật, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và nâng cao chất lượng sản phẩm trên thị trường.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động