Bộ Y tế cảnh báo khẩn về 21 loại thuốc giả vừa bị triệt phá ở Thanh Hóa,
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi các sở y tế tỉnh, thành phố cảnh báo về tình trạng thuốc giả và thuốc lưu hành trái phép trên thị trường, sau khi Công an Thanh Hóa triệt phá một đường dây sản xuất, tiêu thụ thuốc giả quy mô lớn.
![]() |
Công an kiểm tra tang vật vụ án - Ảnh: Công an tỉnh Thanh Hóa cung cấp |
Theo Cục Quản lý Dược, trong quá trình điều tra, cơ quan chức năng đã thu giữ 21 loại thuốc bị làm giả. Trong đó, 4 loại được xác định là giả mạo các thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, gồm: Tetracyclin, Clorocid, Pharcoter và Neo-Codion.
16 sản phẩm còn lại không có tên trong danh mục thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép, đồng nghĩa đây là các loại thuốc không rõ nguồn gốc, không được phép lưu hành tại Việt Nam.
Căn cứ theo quy định của Luật Dược, Cục Quản lý Dược yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố cùng các đơn vị y tế trực thuộc thông báo rộng rãi đến các cơ sở kinh doanh, phân phối và sử dụng thuốc, nghiêm cấm buôn bán, lưu hành hoặc sử dụng các loại thuốc giả dưới đây:
Clorocid TW3 (Cloramphenicol 250mg) – Số đăng ký: VD-25305-16.
Do Công ty Cổ phần Dược phẩm TW3 sản xuất, dạng lọ nhựa 400 viên.
Tetracyclin TW3 (Tetracyclin hydroclorid 250mg) – Số đăng ký: VD-28109-17.
Do Công ty Cổ phần Dược phẩm TW3 sản xuất, dạng lọ nhựa 400 viên.
Pharcoter (Codein base 10mg; Terpin hydrat 100mg) – Số đăng ký: VD-14429-11.
Do Công ty Cổ phần Dược phẩm TW1 (Pharbaco) sản xuất, dạng lọ nhựa 400 viên.
Neo-Codion – Thuốc gốc được cấp phép với số lưu hành 300111082223 (SĐK cũ: VN-18966-15).
Thành phần gồm Codein base 14,93mg (dưới dạng Codein camphosulfonat 25mg), Sulfogaiacol 100mg, cao mềm Grindelia 20mg.
![]() |
Hàng chục nhãn hiệu thuốc bị làm giả tinh vi. |
Dạng viên nén bao đường, đóng gói hộp 2 vỉ x 10 viên. Sản phẩm chính hãng do Công ty Sophartex (Pháp) sản xuất tại địa chỉ: 21, rue du Pressoir, Vernouillet, 28500.
Hiện cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra, làm rõ đường dây sản xuất và tiêu thụ thuốc giả quy mô lớn này. Cục Quản lý Dược khuyến cáo người dân không nên tự ý mua thuốc trôi nổi, không rõ nguồn gốc, và cần kiểm tra kỹ bao bì, thông tin nhà cung cấp trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.
Ngoài 4 loại thuốc giả mạo thuốc đã được cấp phép, Còn 16 sản phẩm còn lại không trùng khớp với bất kỳ loại thuốc nào nằm trong danh mục đã được Bộ Y tế cấp giấy phép đăng ký lưu hành. Danh sách gồm: Nhức tê khớp bại hoàn; Tui Hua Shen Jing Tong (thuốc thoái hóa Singapore); Trùng thảo sâm nhung bổ tỳ khai vị đại bồ hoàn; Professor's Pil (khớp xanh); Mujarhabat Kapsul (khớp đỏ); Gai cốt hoàn...
Bên cạnh việc công bố và cảnh báo danh sách thuốc giả, Bộ Y tế còn yêu cầu các bệnh viện trên cả nước rà soát toàn bộ quy trình mua sắm và cung ứng thuốc. Việc sử dụng thuốc trong điều trị phải đảm bảo đúng quy định, chỉ dùng các loại thuốc đã được cấp giấy phép lưu hành, có nguồn gốc rõ ràng và đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp.
Trường hợp phát hiện thuốc có dấu hiệu bất thường hoặc chưa được cấp phép, cơ sở y tế cần lập tức niêm phong, ngừng sử dụng và báo cáo kịp thời cho cơ quan chức năng để xử lý theo quy định.
Người dân được khuyến cáo chỉ mua thuốc tại các cơ sở kinh doanh hợp pháp, tuyệt đối không sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc. Khi phát hiện hoặc nghi ngờ thuốc giả, cần thông báo ngay cho cơ quan chức năng để kịp thời xử lý.
Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận thông tin liên quan đến thuốc giả, thuốc nhập lậu, hoặc thuốc không rõ nguồn gốc. Qua đó, cơ quan chức năng có thể nhanh chóng truy vết, xác minh và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định pháp luật.
Có thể bạn quan tâm
Tin khác

Bộ Công Thương yêu cầu kiểm tra thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa và thuốc giả

Thêm một bệnh viện thu hồi sữa của công ty sản xuất sữa giả

Ghi sai công dụng, 2 mỹ phẩm của Hana HP Group bị thu hồi toàn quốc

Tiêu hủy lô dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin không đạt chất lượng

Cục An toàn thực phẩm tạm dừng lưu thông 4 phụ gia thực phẩm vi phạm

Viên trinh nữ hoàng cung lại bị "tuýt còi" vì quảng cáo như thuốc chữa bệnh

Thu hồi thuốc cốm pha hỗn dịch uống Pyfaclor Kid của Dược phẩm Pymepharco

Xử phạt Công ty Y học Sài Gòn do vi phạm trong kinh doanh thuốc

Đã lấy mẫu kẹo rau củ Kera gửi đi kiểm nghiệm, đang chờ kết quả
