Ăn vỏ tôm có tốt không?

Tôm là một nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng với nhiều lợi ích cho sức khỏe khi được chế biến và ăn đúng cách. Vậy ăn vỏ tôm có tốt không?
Tôm đồng và tôm biển loại nào giàu dinh dưỡng hơn: Chuyên gia giải đáp và phân tích chi tiết "Ăn đầu tôm giúp thông minh" là quan điểm sai lầm
Ăn vỏ tôm có tốt không?

Tuy có nhiều lợi ích sức khỏe từ việc ăn tôm, nhưng vỏ tôm lại không được khuyến khích ăn nhiều. Có nhiều quan niệm sai lầm về việc vỏ tôm có chứa nhiều canxi.

Theo các chuyên gia, vỏ tôm gần như không hoặc chỉ chứa ít canxi. Hầu hết lượng canxi trong tôm tập trung chủ yếu vào phần thịt. Độ cứng của vỏ tôm đến từ chất chitin, một dạng polymer làm cho lớp vỏ bên ngoài của nhiều loài động vật trở nên cứng cáp.

Bên cạnh đó, việc tiêu thụ quá nhiều vỏ tôm có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc ngộ độc thực phẩm. Một số triệu chứng phản ứng bao gồm:

Buồn nôn và tiêu chảy.

Đau dạ dày và chuột rút.

Sưng phồng cổ họng, lưỡi hoặc môi.

Mẩn ngứa, phát ban da.

Khó thở.

Trong những trường hợp nghiêm trọng, những người bị dị ứng với vỏ tôm có thể phải đối mặt với nguy cơ sốc phản vệ, đe dọa tính mạng và cần được xử trí ngay lập tức.

Vì vậy, câu trả lời cho câu hỏi "Ăn vỏ tôm có tốt không?" là không nên ăn quá nhiều. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh ăn một số bộ phận khác của tôm như đầu và dải đen trên lưng tôm vì:

Phần đầu thường chứa các chất độc hại cho sức khỏe con người, đặc biệt là kim loại nặng, có thể gây ra dị tật bẩm sinh hoặc ngộ độc thực phẩm.

Dải đen trên lưng tôm thực chất là phần tiêu hóa của chúng, không có hại cho sức khỏe nhưng để đảm bảo vệ sinh thực phẩm, nên loại bỏ nó khi chế biến và tiêu thụ.

Tóm lại, tôm là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, protein nạc, chất béo lành mạnh, canxi và các vi chất dinh dưỡng khác. Tuy nhiên, vỏ tôm không phải nguồn canxi lớn, thậm chí còn mang theo rủi ro cho sức khỏe.

Ăn vỏ tôm thế nào cho an toàn?

Ăn vỏ tôm có tốt không?

Từ những phân tích trên, chúng ta có cái nhìn rõ hơn về việc ăn vỏ tôm và có thể dễ dàng đưa ra quyết định liệu nên hay không nên ăn lớp vỏ này. Trong trường hợp bạn muốn thử ăn vỏ tôm, nên ăn đúng cách và giữ nguyên giá trị dinh dưỡng.

Không có nhiều khác biệt về hàm lượng dinh dưỡng giữa vỏ tôm đã chế biến và vỏ tôm tươi. Do đó, bạn có thể sử dụng tôm còn vỏ để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau tùy theo khẩu vị cá nhân. Tuy nhiên, có điều cần lưu ý là không nên ăn quá nhiều tôm để tránh việc tiêu thụ dinh dưỡng vượt quá mức, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Một số loại tôm có vỏ cực kỳ cứng, gây khó khăn cho hệ tiêu hóa, vì vậy bạn không nên ăn lớp vỏ này.

Nếu bạn muốn bổ sung tôm vào chế độ ăn hàng ngày của trẻ để tăng cường canxi, không nhất thiết phải cho trẻ ăn cả vỏ tôm. Phần thịt tôm đã cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết và vẫn đảm bảo an toàn cho trẻ. Cho trẻ ăn phần thịt tôm sẽ mang lại lợi ích dinh dưỡng mà không cần phải lo lắng về việc tiêu thụ vỏ tôm có thể gây ra một số vấn đề như dị ứng cho trẻ.

"Ăn đầu tôm giúp thông minh" là quan điểm sai lầm
Tôm đồng và tôm biển loại nào giàu dinh dưỡng hơn: Chuyên gia giải đáp và phân tích chi tiết Tôm đồng và tôm biển loại nào giàu dinh dưỡng hơn: Chuyên gia giải đáp và phân tích chi tiết
Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Vinalink Group được vinh danh "Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng năm 2024"

Vinalink Group được vinh danh "Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng năm 2024"

Vinalink Group vinh dự nhận giải thưởng "Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng năm 2024" do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) trao tặng. Giải thưởng danh giá này là sự ghi nhận cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của Vinalink Group trong việc mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng cao, an toàn và hiệu quả, góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Vì sao rau khoai lang được ví như "thần dược"?

Vì sao rau khoai lang được ví như "thần dược"?

Rau khoai lang là thực phẩm dân dã, dễ chế biến thành rất nhiều món ăn khác nhau trong bữa cơm của gia đình Việt. Rau khoai lang được ví như một "thần dược" xuất phát từ đồng quê.
Những tác dụng bất ngờ của cây bằng lăng đối với sức khoẻ

Những tác dụng bất ngờ của cây bằng lăng đối với sức khoẻ

Cây bằng lăng được trồng nhiều ở Việt Nam, đặc biệt là ở các khu đô thị, trường học và đường phố. Ngoài làm bóng mát, một số bộ phận của cây bằng lăng khi kết hợp với một số loại thuốc đông y còn có tác dụng chữa bệnh.
Mẹo “đánh bay” đau cổ, lưng khi đi tàu xe

Mẹo “đánh bay” đau cổ, lưng khi đi tàu xe

Kỳ nghỉ dài là cơ hội để chúng ta có những chuyến du lịch xa để nghỉ ngơi, lấy lại năng lượng. Tuy nhiên, những khó chịu từ đau vùng cổ gáy và thắt lưng khi di chuyển bằng phương tiện giao thông sẽ ảnh hưởng đến niềm vui của kỳ nghỉ. Vậy khắc phục thế nào?
5 món rau giúp giảm cân nhưng ăn nhiều lại gây hại cho sức khỏe

5 món rau giúp giảm cân nhưng ăn nhiều lại gây hại cho sức khỏe

Rau xanh là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng lành mạnh, thiết yếu cho cơ thể. Vì vậy, các nhà nghiên cứu khuyến khích bổ sung rau xanh vào bữa ăn hàng ngày. Nếu bạn muốn ăn rau để giảm cân, “đốt” mỡ bụng thì có thể tham khảo các loại dưới đây.
Ăn cam giúp đẹp da, tốt cho sức khoẻ

Ăn cam giúp đẹp da, tốt cho sức khoẻ

Cam là loại quả được sử dụng nhiều ở Việt Nam, tuy nhiên không phải ai cũng biết tác dụng của trái cam.
Phát hiện dạng đậu mùa khỉ mới dễ lây, tỷ lệ tử vong cao

Phát hiện dạng đậu mùa khỉ mới dễ lây, tỷ lệ tử vong cao

Các nhà khoa học cho biết một dạng đậu mùa khỉ mới được phát hiện tại một thị trấn khai thác mỏ ở Congo có thể dễ dàng lây lan hơn và tỷ lệ tử vong cao hơn.
Tăng cường phòng chống sốt xuất huyết và hưởng ứng ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết

Tăng cường phòng chống sốt xuất huyết và hưởng ứng ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết

Vừa qua, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi tới lãnh đạo Sở Y tế các địa phương thực hiện mạnh mẽ chiến dịch truyền thông phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết và các hoạt động hưởng ứng Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết.
Cần tây giúp giảm cân, lợi tiểu, tăng cường hệ miễn dịch

Cần tây giúp giảm cân, lợi tiểu, tăng cường hệ miễn dịch

Cần tây là một loại rau phổ biến ở nhiều nước trên thế giới và được sử dụng nhiều để chế biến các món ăn khác nhau. Ngoài ra, Cần tây còn có tác dụng như giảm cân, hỗ trợ tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch, lợi tiểu, giảm mỡ máu.
Sở Y tế TPHCM thông tin về kết quả vụ 15 học sinh bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị nhiễm độc tố vi khuẩn

Sở Y tế TPHCM thông tin về kết quả vụ 15 học sinh bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị nhiễm độc tố vi khuẩn

Mới đây, Sở Y tế TPHCM công bố kết quả ban đầu về vụ việc 15 học sinh, tại 04 trường tiểu học trên địa bàn TP Thủ Đức bị ngộ độc thực phẩm nghi do ăn phải độc tố vi khuẩn có trong thức ăn.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động