Ăn cơm rượu nếp có say không?

Ăn cơm rượu nếp có say không là câu hỏi thắc mắc của nhiều người Việt Nam yêu thích món ăn này, ngoài hương vị có nồng độ men vừa đủ thì cơm rượu còn là món ăn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, đái tháo đường.
Ăn gì trong ngày Tết Đoan Ngọ để trừ xui xẻo, rước vận may? Ăn rượu nếp bao lâu có thể lái xe mà không bị phạt nồng độ cồn? Tại sao cơm rượu là món không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ?
Đây là món ăn truyền thống thường xuất hiện vào dịp tết Đoan Ngọ
Cơm rượu nếp là món ăn truyền thống thường xuất hiện vào dịp tết Đoan Ngọ.

Từ xa xưa, 5/5 âm lịch đã đi vào truyền thống của người Việt, mang ý nghĩa cầu mong một mùa màng bội thu, không bị sâu bọ phá hoại và là dịp cả nhà đoàn viên, sum họp. Vào ngày này, con cháu người Việt sẽ sắm sửa một mâm cúng để dâng lên bàn thờ tổ tiên. Tùy theo phong tục của mỗi vùng và từng gia đình, ngoài hoa, trái cây sẽ có thêm một số sản vật truyền thống như cơm rượu nếp, bánh gio,…

Cơm rượu nếp là gì?

Là món ăn được lên men từ cơm nếp, món cơm rượu (hay còn gọi là rượu cái) có vị cay nồng, ngọt, có mùi hương thơm nồng của rượu đặc trưng và có nước tiết ra nên cơm hơi ướt. Để có được thành phẩm đó, người ta đem nấu chín gạo nếp rồi để nguội và cho ủ với men rượu khoảng 3 - 4 ngày.

Tùy theo loại gạo sử dụng mà có nhiều loại cơm rượu khác nhau như:

Cơm rượu nếp trắng

Cơm rượu nếp cẩm

Cơm rượu nếp lứt

Cơm rượu nếp cái hoa vàng

Đây là món ăn truyền thống thường xuất hiện vào dịp tết Đoan Ngọ. Nét đẹp văn hóa được duy trì nhờ món ăn này do người ta quan niệm rằng khi ăn rượu cái vào buổi sáng sớm, sâu bọ, giun sán, ký sinh trùng trong cơ thể người sẽ bị tiêu diệt do tính cay, nóng, chua của món ăn.

Ăn cơm rượu có say không?

Để thực hiện được món cơm rượu gạo nếp, từ khâu chọn loại gạo cho đến men rượu cũng cần phải theo các quy tắc sau để trở thành nguồn thực phẩm dinh dưỡng từ thời ông bà ta đến nay.

Cơm rượu nếp được lên men từ loại gạo nếp trong khoảng 3 ngày, yêu cầu gạo nếp dùng để làm cơm rượu cần phải là nếp cái hoa vàng, nếp cẩm và lớp cám bên ngoài. Chính vì thế món ăn này vô cùng giàu dinh dưỡng khi chứa lipid, protein, các khoáng chất và các loại vitamin cần thiết, đặc biệt là vitamin B1.

Trong khi đó men sử dụng làm rượu nếp cũng được làm từ các loài thảo dược có đặc điểm cay và nóng, có thể hiểu là một hỗn hợp gồm nhiều vi sinh vật có khả năng thủy phân tinh bột thành đường và lên men dịch đường thành rượu.

Chính vì thế mà cơm rượu chứa lượng cồn rất thấp nên rất khó để làm cho người ăn cảm giác say như nhiều loại rượu thông thường khác, hơn nữa ăn cơm rượu cũng là một nét văn hóa của người dân Việt Nam không chỉ mang ý nghĩa ngăn ngừa bệnh tật mà còn tôn lên vẻ đẹp ẩm thực Việt Nam vào ngày sum họp bên gia đình.

Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ.
Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ.

Ăn cơm rượu nếp có lên nồng độ cồn?

Theo TS.BS Nguyễn Trọng Hưng - Trưởng khoa khám và tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia, cơm rượu nếp chứa lượng cồn rất thấp, vì khi làm cơm rượu người chế biến chỉ ủ trong 3 ngày, còn rượu ủ 7-10 ngày. Thời gian ủ càng lâu, lượng đường chuyển hóa thành cồn càng lớn.

Người ăn cơm rượu nếp lượng quá nhiều hoặc ăn vào lúc đói có thể bị say. Ăn nhiều cơm rượu nếp cũng có thể dẫn tới bị quá nồng độ cồn khi tham gia giao thông, bởi nồng độ cồn trên 0 độ vẫn là vi phạm giao thông. Vì vậy, ăn 1/3 bát cơm rượu nếp thì sau vài tiếng bạn hãy tham gia giao thông.

Tiến sĩ Hưng cho biết, cơm rượu là món đặc trưng trong ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5/5 của người Việt. Những nghiên cứu mới đây cho thấy, cơm rượu nếp phòng được nhiều bệnh tật, trong đó có cả bệnh ung thư.

Công dụng ít người biết đến của rượu nếp cẩm Công dụng ít người biết đến của rượu nếp cẩm
Cách làm cơm rượu nếp thơm ngọt cho ngày Tết Đoan Ngọ Cách làm cơm rượu nếp thơm ngọt cho ngày Tết Đoan Ngọ
Ăn gì trong ngày Tết Đoan Ngọ để trừ xui xẻo, rước vận may? Ăn gì trong ngày Tết Đoan Ngọ để trừ xui xẻo, rước vận may?
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cần lưu ý gì khi ăn bòn bon?

Cần lưu ý gì khi ăn bòn bon?

Bòn bon là một loại trái cây nhiệt đới thơm ngon và bổ dưỡng, được nhiều người yêu thích. Dưới đây là những đặc điểm, giá trị dinh dưỡng và lợi ích mà quả bòn bon mang lại.
Vì sao nên tiêm vaccine phòng cúm mỗi năm?

Vì sao nên tiêm vaccine phòng cúm mỗi năm?

Tiêm vaccine cúm là cách phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất. Hãy tiêm vaccine cúm hàng năm để bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.
Sơ cứu người bệnh đột quỵ tại nhà

Sơ cứu người bệnh đột quỵ tại nhà

Cấp cứu và sơ cứu kịp thời có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu di chứng và cứu sống người bệnh đột quỵ. Dưới đây là các bước sơ cứu đột quỵ tại nhà.
5 món salad "giải ngấy" sau Tết

5 món salad "giải ngấy" sau Tết

Sau mỗi dịp Tết, những loại thực phẩm dư thừa đạm, dầu mỡ khiến nhiều người có cảm giác đầy bụng, dễ tích mỡ thừa, béo phì. Do đó, các chị em nội trợ có thể tìm hiểu một số món ăn dễ chế biến, thanh đạm giúp tiêu mỡ, “giải ngấy”.
Thực phẩm trị ho tại nhà

Thực phẩm trị ho tại nhà

Ho là triệu chứng phổ biến, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, đòi hỏi phải được điều trị kịp thời. Nếu bạn không muốn dùng thuốc thì có thể sử dụng thực phẩm tự nhiên để chữa ho tại nhà một cách an toàn và hiệu quả.
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm

Thông tin nữ minh tinh Đài Loan Từ Hy Viên qua đời tại Nhật Bản do biến chứng viêm phổi từ bệnh cúm đã dấy lên lo ngại về sự nguy hiểm của căn bệnh này.
Khám, cấp cứu gần 550.000 lượt người bệnh trong 9 ngày nghỉ Tết

Khám, cấp cứu gần 550.000 lượt người bệnh trong 9 ngày nghỉ Tết

Trong 9 ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ ngày 25/1-2/2), các bệnh viện đã thực hiện khám, cấp cứu cho 549.997 lượt người bệnh; có 194.985 người bệnh nhập viện, điều trị nội trú; thực hiện 18.929 ca phẫu thuật.
Ăn nhiều bánh chưng rán có gây hại?

Ăn nhiều bánh chưng rán có gây hại?

Không chỉ ăn bánh chưng luộc, vào dịp Tết nhiều gia đình vì muốn đổi bữa còn đem bánh chưng đi chiên, rán qua dầu ăn.
Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán cúm mùa

Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán cúm mùa

Minh tinh Từ Hy Viên (Đài Loan) vừa qua đời ở tuổi 48 vì bệnh cúm và viêm phổi, đáng chú ý, căn bệnh cúm mùa, viêm phổi khiến Từ Hy Viên tử vong là căn bệnh phổ biến tại Việt Nam.
Bệnh cúm mùa ở Nhật Bản khiến Từ Hy Viên qua đời nguy hiểm thế nào?

Bệnh cúm mùa ở Nhật Bản khiến Từ Hy Viên qua đời nguy hiểm thế nào?

Thông tin Từ Hy Viên (Đại S) qua đời ở tuổi 48 vì mắc cúm mùa ở Nhật Bản và viêm phổi gây chấn động showbiz châu Á. Bệnh cúm ở Nhật Bản là gì và căn bệnh này có nguy hiểm không đang nhận được sự quan tâm đặc biệt từ công chúng?
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động