Ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ truyền thống của người Việt. Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm.
Mâm cúng tiền triệu hút khách dịp Tết Đoan Ngọ Ăn gì trong ngày Tết Đoan Ngọ để trừ xui xẻo, rước vận may? Tại sao cơm rượu là món không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ?

Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch năm nay rơi vào đúng vào thứ 2 ngày 10/06/2024 dương lịch. Tết Đoan Ngọ thì ai cũng biết, nhưng để hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa cũng như mâm cúng ngày tết Đoan Ngọ có những gì ? thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ngày tết truyền thống của người Việt chúng ta.

Nguồn gốc và ý nghĩa của tết Đoan Ngọ

Ý nghĩa và nguồn gốc của tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ hay còn được gọi là tết đoan dương, được tổ chức vào giờ ngọ, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hằng năm. Đây là một ngày tết truyền thống tại một số quốc gia chấu Á như: Việt Nam, Triều Tiên, Đài Loan, Nhật Bản và Trung Quốc.

"Đoan" ở đây có nghĩa là mở đầu, "ngọ" là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng đến 13 giờ chiều, ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Đoan Ngọ tức là lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất. Ở Việt Nam, tết Đoan Ngọ còn được gọi với cái tên khá dân dã đó chính là "tết giết sâu bọ". Hiểu đơn giản, đây chính là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng.

Theo truyền thuyết kể lại, một ngày sau khi thu hoạch, nông dân ăn mừng vì trúng mùa nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo dày ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Mọi người đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân.

Ông đã chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản có bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Nhân dân làm theo chỉ một lúc sau, sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượi. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng. Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày "Tết diệt sâu bọ", có người gọi nó là "Tết Đoan Ngọ" vì giờ cúng thường vào giữa giờ ngọ.

Mâm cúng tết Đoan Ngọ

Mâm cúng tết Đoan Ngọ ở mỗi vùng miền dâng lên tổ tiên thường bao gồm những lễ vật đặc trưng, tùy từng địa phương mà thành phần có sự khác biệt nhất định. Đa số mâm cúng vào ngày này là cỗ chay, ở một số địa phương cúng thêm thịt vịt. Thông thường, mâm cúng tết noan ngọ gồm có:Hoa tươi, vàng mã, hương, nước sạch, cơm rượu nếp, nếp cẩm, trái cây( gồm các loại quả chua như mận, xoài xanh, vải...).

Ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ
Mâm cúng tết Đoan Ngọ

Ở nước ta có 3 miền khác nhau, mỗi miền làm mâm cúng tết Đoan Ngọ cũng khác nhau. Dưới đây là mâm cúng tết Đoan Ngọ của 3 miền nước ta:

Mâm cúng tết Đoan Ngọ ở miền Bắc: Mâm cúng tết Đoan Ngọ ở miền Bắc thường bao gồm những món cơ bản như: Nước, rượu, bánh tro, bánh ú, hương, vàng mã, hoa, xôi, chè, cơm rượu nếp, và các loại hoa quả như đào, mận, vải, hồng xiêm.

Trong đó, cơm rượu nếp là món ăn đặc trưng không thể thiếu. Tương tự là bánh tro, được làm từ gạo nếp ngâm cùng nước tro của các loại lá cây khô, gói trong lá chuối rồi đem luộc.

Một số địa phương ở miền Bắc như Lào Cai thường có thêm bánh khúc trong mâm cúng tết diệt sâu bọ. Đây là loại bánh đặc trưng của người Nùng, bánh có vỏ nếp dẻo thơm, nhân đỗ bùi bùi rất hấp dẫn.

Mâm cúng tết Đoan Ngọ ở miền Trung: Mâm cúng tết Đoan Ngọ của người miền Trung thường bao gồm những món đồ cơ bản giống như miền Bắc, như các loại trái cây, nước, rượu, bánh tro, bánh ú, hương, hoa, vàng mã, và chè kê. Đặc biệt, chè kê ăn kèm bánh tráng vừng là một món ăn quen thuộc và đặc trưng thường xuất hiện trong mâm cúng của người Quảng Nam và Huế.

Không chỉ thế, trên mâm cúng tết Đoan Ngọ của người miền Trung thường có thịt vịt. Nhiều người cho rằng vào tháng 5 âm lịch, thời tiết oi ả, nóng bức, ăn thịt vịt tính hàn sẽ giúp cơ thể mát mẻ hơn.

Mâm cúng tết Đoan Ngọ ở miền Nam: Mâm cúng tết Đoan Ngọ ở miền Nam về cơ bản vẫn bao gồm trái cây, hương, hoa, vàng mã, rượu, bánh ú bá trạng, cơm rượu. Một số món đặc trưng phổ biến khác là bánh bá trạng, chè trôi nước, xôi gấc, xôi vò. Đặc biệt, chè trôi nước là món không thể thiếu.

Ở miền Nam, người dân thường dâng cúng chè trôi nước được làm từ bột nếp, bên trong có nhân đậu xanh, ăn kèm với nước đường hoặc nước cốt dừa đun đường.

Hy vọng với những thông tin về tết Đoan Ngọ, mà Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm cung cấp tới bạn đọc, sẽ phần nào giúp bạn đọc hiểu hơn về một trong những ngày tết truyền thống của dân tộc ta – Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm.

Mâm cúng tiền triệu hút khách dịp Tết Đoan Ngọ Mâm cúng tiền triệu hút khách dịp Tết Đoan Ngọ
Ăn gì trong ngày Tết Đoan Ngọ để trừ xui xẻo, rước vận may? Ăn gì trong ngày Tết Đoan Ngọ để trừ xui xẻo, rước vận may?
Tại sao cơm rượu là món không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ? Tại sao cơm rượu là món không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ?
Yến Linh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô Hà Nội

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô Hà Nội

Trong thời khắc cả nước vui mừng chào đón Tết Ất Tỵ 2025, tối 28/1 (tức ngày 29 tháng Chạp năm Giáp Thìn), Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến thăm và chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội.
Thư chúc Tết Xuân Ất Tỵ của Bí thư Thành ủy Hà Nội

Thư chúc Tết Xuân Ất Tỵ của Bí thư Thành ủy Hà Nội

Trước thềm Xuân mới Ất Tỵ 2025, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài có Thư chúc Tết gửi tới đồng bào, đồng chí, chiến sỹ Thủ đô. Dưới đây là Thư chúc Tết của đồng chí Bí thư Thành uỷ Hà Nội.
Không khí lạnh mới tăng cường, Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó

Không khí lạnh mới tăng cường, Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó

Để chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động theo dõi sát tình hình; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng nếu để xảy ra thiệt hại về người và cây trồng, vật nuôi bị chết nhiều do chủ quan, lơ là.
Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm tặng quà Tết sum vầy cho hộ nghèo tại huyện Hậu Lộc

Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm tặng quà Tết sum vầy cho hộ nghèo tại huyện Hậu Lộc

Ngày 24/1/2025, Văn phòng đại diện Bắc Trung bộ tại Thanh Hóa của Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm đã có chuyến thăm và tặng 42 suất quà Tết với tổng giá trị lên tới gần 150 triệu đồng cho các hộ nghèo, cận nghèo, người già neo đơn thuộc xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
Thủ tướng yêu cầu đảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân năm 2025

Thủ tướng yêu cầu đảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân năm 2025

Ngày 22/1/2025, Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Công điện số 05/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân năm 2025.
Những kết quả nổi bật trong năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025 của Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VANPS)

Những kết quả nổi bật trong năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025 của Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VANPS)

Năm 2024, Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VANPS) đã hoạt động tích cực và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận; trong đó, nổi bận Hội VANPS đã thành lập thành công Chi hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên khu vực miền núi phía Bắc tại Thái Nguyên.
Đại hội Chi bộ Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm nhiệm kỳ 2025-2027

Đại hội Chi bộ Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm nhiệm kỳ 2025-2027

Ngày 04/01/2025, Chi bộ Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm đã tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027. Đồng chí Nguyễn Viết Hưng – Tổng Biên tập Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm đã tiếp tục được Đại hội tín nhiệm bầu làm Bí thư Chi bộ, nhiệm kỳ 2025 – 2027.
6 điểm mới nổi bật của Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2024

6 điểm mới nổi bật của Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2024

Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) năm 2024 gồm 4 chương, 18 điều, có hiệu lực từ ngày 01/7/2025. Ngoài những nội dung kế thừa quy định Luật hiện hành, những nội dung mới được sửa đổi, bổ sung chủ yếu liên quan tới người nộp thuế, đối tượng không chịu thuế GTGT, giá tính thuế, thuế suất, khấu trừ thuế GTGT đầu vào…
Nhóm đối tượng nào được hỗ trợ mức đóng BHYT từ 1/7/2025?

Nhóm đối tượng nào được hỗ trợ mức đóng BHYT từ 1/7/2025?

Tại khoản 4, Điều 12 của Luật sửa đổi, bổ sung Luật BHYT năm 2024, số 51/2024/QH15 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025, nhóm đối tượng nào được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT?
Tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng 2% nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh

Tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng 2% nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh

Đóng góp ý kiến vào dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT), các ĐBQH thống nhất với đề xuất của Chính phủ là tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế GTGT. Bên cạnh đó, cần có các giải pháp đồng bộ, dài hạn nhằm cải thiện năng lực sản xuất trong nước, nâng cao chất lượng hàng hóa và tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động