9 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý ai cũng nên biết
Hạt chia - thực phẩm "siêu dinh dưỡng" nhưng không phải ai cũng dùng được Giá trị dinh dưỡng của quả hồng táo Xương chắc khỏe cho lão hóa lành mạnh |
Dinh dưỡng là một mối quan tâm lớn đối với tất cả mọi người. |
Đường bổ sung là “kẻ gây hại” thầm lặng
Đường bổ sung bao gồm đường thêm vào trong quá trình chế biến thực phẩm (ví dụ như đường sucrose hoặc dextrose), thực phẩm đóng gói dưới dạng chất ngọt (ví dụ như đường ăn), đường từ sirô (syrup), mật ong, nước ép trái cây hoặc rau cô đặc. Chế độ ăn giàu calo từ đường bổ sung có thể làm giảm lượng cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết khác.
Để cải thiện hương vị của thực phẩm chế biến sẵn, các nhà sản xuất thường thêm đường hoặc chất tạo ngọt bổ sung. Dù một số người chỉ coi đường là “calo rỗng”, nhiều người khác lại cho rằng nó góp phần làm gia tăng các bệnh nguy hiểm như béo phì, bệnh tim mạch và tiểu đường type 2. Đặc biệt, fructose trong đường bổ sung có thể dẫn đến các vấn đề về gan, kháng insulin và tăng cholesterol. Dù vẫn còn tranh cãi, việc tiêu thụ quá nhiều đường rõ ràng gây hại cho sức khỏe.
Omega-3 rất quan trọng, nhưng hầu hết mọi người đều thiếu
Axit béo omega-3 là chất béo trung tính được phân hủy thành các đơn vị axit béo nhỏ hơn. Chúng có tác dụng làm giảm nồng độ triglycerid trong huyết tương tuy nhiên lại làm tăng nồng độ cholesterol và được cho là có tác dụng chống loạn nhịp tim.
Omega-3 đóng vai trò thiết yếu trong hoạt động của cơ thể, đặc biệt là não bộ. Thiếu omega-3 có liên quan đến giảm IQ, trầm cảm, rối loạn tâm lý và bệnh tim. Các loại omega-3 như EPA và DHA có trong cá béo, dầu cá và một số loại dầu thực vật là nguồn dinh dưỡng quan trọng, nhưng cơ thể con người không chuyển hóa hiệu quả omega-3 từ thực vật. Do đó, việc bổ sung từ thực phẩm là rất cần thiết.
Không có chế độ ăn phù hợp cho tất cả mọi người. |
Không có chế độ ăn phù hợp cho tất cả mọi người
Mỗi người đều có sự khác biệt về gen, loại cơ thể, mức độ hoạt động và môi trường sống, dẫn đến nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Có người phù hợp với chế độ ăn ít carb, người khác lại hợp với chế độ ăn giàu carb từ thực vật. Thử nghiệm để tìm ra chế độ ăn phù hợp và duy trì nó là cách tốt nhất.
Bên cạnh đó, các chế độ ăn kiêng thường mang lại kết quả ngắn hạn, nhưng khi kết thúc, cân nặng dễ tăng trở lại, thậm chí còn nhiều hơn trước. Để đạt kết quả lâu dài, bạn cần thay đổi thói quen sống thay vì chỉ tập trung vào việc ăn kiêng.
Chất béo trans nhân tạo rất không tốt cho sức khỏe
Chất béo trans (tên tiếng Anh: trans fat hay trans fatty acid) là axit béo chuyển hóa hay axit béo dạng trán, axit béo đồng phân nhân tạo. Chúng hình thành trong quá trình chế biến thực phẩm, bằng phương pháp hydro hóa dầu ăn, nhằm giúp thực phẩm được bảo quản lâu hơn, bắt mắt và hấp dẫn người tiêu dùng hơn.
Chất béo trans thường xuất hiện trong các sản phẩm như bơ thực vật. Loại chất béo này có liên quan đến nhiều bệnh mạn tính như béo phì, viêm nhiễm và bệnh tim. Hãy cố gắng tránh xa chúng vì sức khỏe của bạn.
Rau củ giúp cải thiện sức khỏe
Rau củ chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa. Các nghiên cứu quan sát cho thấy ăn nhiều rau củ giúp tăng cường sức khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh. Ăn đa dạng rau củ hàng ngày là lựa chọn tốt cho sức khỏe.
Rau củ giúp cải thiện sức khỏe. |
Thiếu vitamin D là vấn đề nghiêm trọng
Vitamin D hoạt động như một hormone trong cơ thể và thường được tạo ra từ da dưới ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, ngày nay, nhiều người thiếu vitamin D do ít tiếp xúc với ánh sáng hoặc sử dụng kem chống nắng. Thiếu vitamin D có liên quan đến các bệnh nghiêm trọng như tiểu đường, ung thư và loãng xương. Nếu không thể hấp thụ đủ qua ánh sáng mặt trời hoặc thực phẩm, bạn nên cân nhắc bổ sung vitamin D.
Carbohydrate tinh chế không tốt cho sức khỏe
Carb tinh chế như đường và bột tinh luyện không cung cấp đầy đủ dưỡng chất so với carb chưa qua chế biến như ngũ cốc nguyên hạt, rau củ và đậu. Chế độ ăn nhiều carb tinh chế dễ dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, tăng nguy cơ mắc bệnh mạn tính và gây ra sự tăng đường huyết nhanh chóng.
Thực phẩm bổ sung không thể thay thế thực phẩm thật
Mặc dù thực phẩm bổ sung có thể cung cấp một số chất dinh dưỡng cần thiết, nhưng chúng không thể sánh bằng sự đa dạng và phức hợp dinh dưỡng từ thực phẩm tự nhiên. Việc sử dụng thực phẩm bổ sung không thể bù đắp cho một chế độ ăn không lành mạnh.
Thực phẩm không qua chế biến là tốt nhất
Thực phẩm chế biến thường mất đi nhiều dưỡng chất có lợi và chứa thêm các thành phần gây hại như đường bổ sung và chất béo trans. Hãy chọn thực phẩm tự nhiên để đảm bảo sức khỏe tối ưu.