2 phương pháp định giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá
Theo Thông tư, phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá quy định tại Thông tư này bao gồm 02 phương pháp định giá là phương pháp chi phí và phương pháp so sánh.
Căn cứ đặc tính của hàng hoá, dịch vụ, các điều kiện cụ thể về sản xuất kinh doanh, về thị trường, lưu thông hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân lựa chọn phương pháp định giá phù hợp với hàng hoá, dịch vụ cần định giá.
Phương pháp chi phí
Thông tư nêu rõ, trong quá trình sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ nếu làm phát sinh khoản thu khác thì phải trừ mức tương ứng ra khỏi chi phí của sản phẩm chính; nếu thu hồi được sản phẩm phụ để bán hoặc tiếp tục sử dụng làm nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm khác thì phải phân bổ chi phí để trừ khỏi chi phí sản xuất của sản phẩm chính, nếu sản phẩm phụ không thể thu hồi để bán hoặc sử dụng thì không phải phân bổ chi phí.
Đối với các chi phí, yếu tố tính giá liên quan đến nhiều hàng hoá, dịch vụ mà không thể tách riêng ra được thì cần tập hợp và phân bổ theo tiêu thức thích hợp như doanh thu, chi phí, số lượng, khối lượng, thời gian và các tiêu thức khác phù hợp với ngành, lĩnh vực và quy định của pháp luật liên quan của hàng hóa, dịch vụ.
Trong các khoản chi phí tính giá, khoản nào có trong định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, có chế độ chính sách của Nhà nước, có giá do Nhà nước quy định, có quy định pháp luật (về thuế, về kế toán, về thống kê và các pháp luật có liên quan), có quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị theo quy định của pháp luật thì tính theo các quy định đó.
Đơn vị có trách nhiệm thường xuyên rà soát quy chế chi tiêu nội bộ bảo đảm nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với chế độ, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quy chế chi tiêu nội bộ của mình. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm thường xuyên rà soát định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí do mình ban hành để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp theo quy định của pháp luật.
Chi phí khấu hao tài sản cố định thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
Phương pháp so sánh
Theo dự thảo, hàng hóa, dịch vụ so sánh là hàng hóa, dịch vụ giống hệt về các đặc tính so với hàng hóa, dịch vụ cần định giá.
Thông tin về giá của hàng hóa, dịch vụ so sánh phải được thu thập tại thời điểm xác định giá hoặc thời điểm gần nhất trong phạm vi 24 tháng tính từ thời điểm xác định giá trở về trước theo nguyên tắc ưu tiên lựa chọn thông tin tại thời điểm gần nhất và địa điểm gần nhất (trong nước hoặc nước ngoài) với hàng hoá, dịch vụ cần xác định giá căn cứ vào ít nhất một trong các tài liệu sau:
Giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, thẩm định, công bố, cung cấp;
Giá thực tế giao dịch thành công của các tổ chức, cá nhân ghi trên hóa đơn bán hàng theo quy định, giá ghi trên hợp đồng mua bán;
Giá trúng đấu thầu, đấu giá; giá nhập khẩu theo tờ khai hải quan hoặc do cơ quan hải quan cung cấp…