Xử phạt Dược phẩm TPP-FRANCE do kinh doanh sản phẩm có nội dung ghi nhãn không đúng quy định

Thanh tra Bộ Y tế vừa ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty Cổ phần Liên doanh dược phẩm TPP-FRANCE do kinh doanh sản phẩm TPBVSK Liverone có nội dung ghi nhãn không đúng với các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.
Quảng cáo TPBVSK Gmdiet platinum như thuốc, Công ty CP dược phẩm công nghệ Nhật Bản bị xử phạt 60 triệu đồng Loạt sản phẩm TPBVSK của Dược phẩm Quốc tế Eva Care bị thu hồi Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố Xử phạt Dược phẩm Thành Phát do vi phạm quy định về nhãn hàng hóa và ATTP
Xử phạt Dược phẩm TPP-FRANCE do kinh doanh sản phẩm có nội dung ghi nhãn không đúng quy định
Xử phạt Dược phẩm TPP-FRANCE do kinh doanh sản phẩm có nội dung ghi nhãn không đúng quy định (Ảnh minh họa)

Cụ thể, ngày 8/7/2021, Phó Chánh Thanh tra Bộ Y tế - Nguyễn Văn Nhiên đã ký quyết định số 21/QĐ-XPVPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Liên doanh dược phẩm TPP-FRANCE do đã thực hiện hành vi:

Hành vi thứ nhất, kinh doanh sản phẩm TPBVSK Liverone có nội dung ghi nhãn không đúng với các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa. Tổng giá trị hàng hóa có nhãn vi phạm là: 2.310.000 đồng, vi phạm quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 31Nghị định số119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Xử phạt Dược phẩm TPP-FRANCE do kinh doanh sản phẩm có nội dung ghi nhãn không đúng quy định
Quyết định xử phạt Công ty Cổ phần Liên doanh Dược phẩm TPP-France

Hành vi thứ hai, không theo dõi độ ổn định của sản phẩm theo quy định của pháp luật, vi phạm quy định tại Điểm e, Khoản 2, Điều 22 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

Với 02 hành vi vi phạm nói trên, công ty này bị phạt 25.750.000 đồng.

Được biết, Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Liverone được Cục An toàn thực phẩm cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm số 1894/2019/ĐKSP và được phép lưu hành trên thị trường từ 26/02/2019.

Cũng liên quan đến sản phẩm của Công ty Cổ phần Liên doanh Dược phẩm TPP-France, năm 2018 cơ quan chức năng đã “tuýt còi” với sản phẩm TPBVSK Eurocalci Max (số lô: 150617, NSX: 08/6/2017, HSD: 07/6/2020) do không phù hợp với tiêu chuẩn công bố đã áp dụng, mức xử phạt 8 triệu đồng.

Minh Kiệt

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bộ Nông nghiệp và Môi trường siết quản lý giết mổ động vật

Bộ Nông nghiệp và Môi trường siết quản lý giết mổ động vật

Trước hàng loạt vụ việc giết mổ lợn bệnh, lợn chết bị phát hiện tại Hà Tĩnh, Quảng Trị và nghi vấn vi phạm tại hệ thống bán lẻ của một doanh nghiệp lớn ở Sóc Trăng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có công văn yêu cầu các tỉnh, thành phố tăng cường quản lý hoạt động giết mổ, kiểm soát nghiêm quy trình nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh và thực phẩm.
Bộ Y tế thu hồi giấy đăng ký lưu hành ba loại thuốc

Bộ Y tế thu hồi giấy đăng ký lưu hành ba loại thuốc

Bộ Y tế đã thu hồi giấy đăng ký lưu hành ba loại thuốc Tadalafil, Odistad và Vacobufen theo đề nghị tự nguyện từ các doanh nghiệp sản xuất.
Chính thức đề nghị Bộ Công an làm rõ tố cáo C.P. Việt Nam bán thịt heo bệnh

Chính thức đề nghị Bộ Công an làm rõ tố cáo C.P. Việt Nam bán thịt heo bệnh

Trước thông tin lan truyền trên mạng xã hội tố cáo Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam bán thịt heo bệnh, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã gửi công văn chính thức đề nghị Bộ Công an vào cuộc điều tra, xử lý nhằm trấn an dư luận và bảo vệ chuỗi cung ứng thực phẩm.
Vụ viên nang giảm cân chứa chất cấm: Lỗ hổng hậu kiểm và bài học bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp

Vụ viên nang giảm cân chứa chất cấm: Lỗ hổng hậu kiểm và bài học bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp

Để ngăn chặn các vụ việc “mượn thương hiệu”, cần sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa từ phía cơ quan quản lý, đặc biệt trong việc siết chặt hậu kiểm, tăng cường truy xuất nguồn gốc và xử lý nghiêm các hành vi sản xuất – phân phối trái phép.
C.P. Việt Nam và bài kiểm tra niềm tin trong ngành thực phẩm

C.P. Việt Nam và bài kiểm tra niềm tin trong ngành thực phẩm

Trong thời đại mà an toàn thực phẩm trở thành ưu tiên hàng đầu của cộng đồng, niềm tin của người tiêu dùng chính là tài sản vô hình quý giá nhất đối với mỗi doanh nghiệp. Một khi xảy ra sự cố – dù chỉ ở cấp độ địa phương – doanh nghiệp buộc phải chứng minh năng lực kiểm soát nội bộ, khả năng quản trị rủi ro và đặc biệt là phản ứng truyền thông một cách chuyên nghiệp. Đây không chỉ là trách nhiệm pháp lý, mà còn là trách nhiệm xã hội không thể né tránh.
“Thuốc giả” ẩn mình trong nhà thuốc – Lỗ hổng quản lý hay thói quen chủ quan?

“Thuốc giả” ẩn mình trong nhà thuốc – Lỗ hổng quản lý hay thói quen chủ quan?

Thuốc giả len lỏi cả trong quầy thuốc hợp pháp, gây nguy hại sức khỏe và đe dọa lòng tin vào hệ thống y tế. Lỗ hổng quản lý, giám sát cùng tâm lý chủ quan đang khiến vấn nạn này thêm nhức nhối, đòi hỏi giải pháp cấp thiết.
Hàng giả trong lĩnh vực y tế: Khi lợi nhuận trở thành tội ác

Hàng giả trong lĩnh vực y tế: Khi lợi nhuận trở thành tội ác

Một viên thuốc không có hoạt chất, một loại thực phẩm chức năng pha trộn nguyên liệu kém chất lượng, một lô mỹ phẩm sản xuất chui dưới vỏ bọc "tiêu chuẩn GMP" – tất cả đều có thể trở thành công cụ giết người chậm rãi, đánh vào niềm tin, hy vọng và cuối cùng là cả sinh mệnh của người sử dụng.
Siết quảng cáo thực phẩm chức năng để bảo vệ người tiêu dùng

Siết quảng cáo thực phẩm chức năng để bảo vệ người tiêu dùng

Bộ Y tế đang tăng cường hậu kiểm, sửa đổi quy định quản lý quảng cáo thực phẩm chức năng nhằm siết chặt hoạt động quảng cáo sai sự thật, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và nâng cao chất lượng sản phẩm trên thị trường.
Bộ Y tế truy tìm nguồn gốc thuốc NEXIUM® giả

Bộ Y tế truy tìm nguồn gốc thuốc NEXIUM® giả

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) yêu cầu khẩn trương điều tra nguồn gốc thuốc giả NEXIUM® 40mg sau khi phát hiện mẫu chỉ chứa 17,2% hàm lượng hoạt chất. Sản phẩm không có giấy tờ hợp pháp, tiềm ẩn nguy cơ lớn cho sức khỏe người dùng.
Bộ Y tế tăng cường kiểm soát thị trường dược, mỹ phẩm

Bộ Y tế tăng cường kiểm soát thị trường dược, mỹ phẩm

Bộ Y tế triển khai tháng cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc cổ truyền và thiết bị y tế, nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và doanh nghiệp chân chính.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động