Việt Nam dự kiến áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt từ 2027

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đề xuất đánh thuế nước giải khát chứa trên 5g đường/100ml với thuế suất 8% từ 2027, sau đó tăng lên 10% từ 2028.
Lào Cai: Phát hiện, tạm giữ 4.320 sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt: Cần đánh giá toàn diện hơn Hiểm họa khôn lường khi giới trẻ "nghiện" nước ngọt

Từ năm 2027, Việt Nam dự kiến sẽ áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường – một bước đi cứng rắn nhưng cần thiết trong bối cảnh tiêu thụ đường đang âm thầm đẩy hệ thống y tế vào tình trạng báo động.

Theo dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi do Bộ Tài chính trình, các loại nước giải khát có hàm lượng đường vượt quá 5g/100ml sẽ chịu thuế suất 8% trong năm đầu tiên và tăng lên 10% từ năm 2028. Mục tiêu không chỉ là tăng thu ngân sách mà còn nhằm "giảm tiêu thụ các sản phẩm có đường và ứng phó với các vấn đề sức khỏe đang gia tăng".

Lượng tiêu thụ nước giải khát có đường tại Việt Nam đã tăng gấp đôi chỉ trong một thập kỷ, đạt 6,67 tỷ lít vào năm 2023.
Lượng tiêu thụ nước giải khát có đường tại Việt Nam đã tăng gấp đôi chỉ trong một thập kỷ, đạt 6,67 tỷ lít vào năm 2023.

Lượng tiêu thụ nước giải khát có đường tại Việt Nam đã tăng gấp đôi chỉ trong một thập kỷ, đạt 6,67 tỷ lít vào năm 2023 – theo số liệu của Bộ Y tế. Trung bình, mỗi người Việt hiện uống gần 70 lít nước ngọt mỗi năm, cao gấp đôi mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

“Đồ uống có đường vốn không có giá trị dinh dưỡng đáng kể lại là một trong số ít thủ phạm chính mà chúng ta không thể làm ngơ. Không dừng lại ở đó, việc tiêu thụ đồ uống có đường ngày càng nhiều còn có khả năng gia tăng nguy cơ ung thư, một căn bệnh đã và đang cướp đi sinh mệnh của hàng trăm nghìn người Việt”, đại biểu Lê Hoàng Anh, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội, cảnh báo.

“Nếu hôm nay chúng ta không hành động, ngày mai chúng ta sẽ trả giá bằng ngân sách y tế, bằng năng suất lao động và bằng chính sinh mệnh của người dân”, ông nhấn mạnh.

Gánh nặng bệnh tật không còn nằm trên giấy

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nước ngọt có đường là một trong những yếu tố góp phần gia tăng tỷ lệ béo phì, đái tháo đường type 2, tim mạch và các rối loạn chuyển hóa. Một nghiên cứu của Đại học Y tế Công cộng Việt Nam cho thấy nếu giá bán lẻ nước ngọt tăng 20% nhờ chính sách thuế, có thể giảm 1,5% tỷ lệ béo phì, ngăn ngừa 80.000 ca đái tháo đường và tiết kiệm gần 800 tỷ đồng chi phí y tế.

Năm 2019, gánh nặng kinh tế do béo phì đã tiêu tốn của Việt Nam tới 3,69 tỷ USD – tương đương 1,1% GDP. Nếu không có biện pháp can thiệp, con số này có thể tăng gấp 28 lần vào năm 2060.

Đặc biệt đáng lo ngại là tình trạng gia tăng ở nhóm trẻ và thanh thiếu niên. Năm 2019, 33,9% học sinh từ 13–17 tuổi uống ít nhất một chai nước ngọt mỗi ngày. Cùng với đó, tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em và người trưởng thành đã tăng vọt từ 8,5% năm 2010 lên 19% năm 2020.

Bệnh nhi bị thừa cân béo phì điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1
Bệnh nhi bị thừa cân béo phì điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1.

“Thuế là một công cụ chính sách hiệu quả để tác động đến hành vi người tiêu dùng, góp phần kiểm soát sự gia tăng của các bệnh không lây nhiễm”, bác sĩ Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia nhận định. Bà cảnh báo thêm, ngay cả các loại nước giải khát không đường nhưng sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo cũng không thực sự lành mạnh: “Cả đồ uống dùng đường và chất tạo ngọt nhân tạo đều kích thích cảm giác thèm đồ ngọt, tăng cảm giác đói và có thể gây nghiện”.

Hôm nay hành động, ngày mai bớt gánh lo

Tiến sĩ Angela Pratt, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, cho rằng thời điểm hiện nay là "rất phù hợp" để Việt Nam ban hành thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt.

“Nếu không có hành động can thiệp, xu hướng tiêu thụ đồ uống có đường sẽ còn tiếp tục tăng, kéo theo nhiều hệ lụy tiêu cực đối với trẻ em, thanh thiếu niên, người trưởng thành và toàn xã hội", bà nói.

WHO khuyến nghị Việt Nam không chỉ cần thuế mà còn nên tăng cường các biện pháp phòng ngừa bệnh không lây nhiễm. Tổ chức này cũng “nhiệt liệt hoan nghênh thông báo của Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn về việc Việt Nam sẽ từng bước khám sức khỏe miễn phí hàng năm cho người dân vào năm 2030 để phát hiện sớm bệnh, giảm chi phí điều trị và nâng cao sức khỏe cộng đồng và năng suất”.

Theo các chuyên gia, thuế tiêu thụ đặc biệt không đồng nghĩa với việc cấm nước ngọt mà là biện pháp “định hướng” tiêu dùng thông minh hơn. Chính sách này đã được nhiều quốc gia áp dụng, như Thái Lan, Philippines, Anh, Pháp, Mexico… và mang lại hiệu quả nhất định trong việc giảm tiêu thụ, cải thiện sức khỏe cộng đồng.

Việt Nam đang đứng trước một “cơ hội vàng” để can thiệp trước khi hệ quả sức khỏe từ nước ngọt vượt tầm kiểm soát – và thuế có thể là lời cảnh tỉnh đầu tiên

Những thức uống có nguy cơ gây hại sức khoẻ nếu quá lạm dụng Những thức uống có nguy cơ gây hại sức khoẻ nếu quá lạm dụng
Thực phẩm được ví Thực phẩm được ví "Bào ngư nước ngọt" chỉ vài nghìn một cân bán đầy chợ, có protein cao hơn cả sữa
Uống nước ngọt không đường, không calo nhưng cân nặng không hề giảm Uống nước ngọt không đường, không calo nhưng cân nặng không hề giảm
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Phát hiện lô thuốc hen suyễn giả

Phát hiện lô thuốc hen suyễn giả

Thuốc hen suyễn giả với hàm lượng hoạt chất chỉ đạt vài phần trăm tiếp tục được phát hiện trên thị trường. Bộ Y tế cảnh báo hiểm họa, chỉ rõ dấu hiệu nhận biết.
5 cách đơn giản để biết cơ thể bạn đang “già” đến đâu

5 cách đơn giản để biết cơ thể bạn đang “già” đến đâu

Ai rồi cũng già, nhưng không ai già giống ai. Chỉ với 5 bài kiểm tra dễ làm tại nhà, bạn có thể biết cơ thể mình thật sự khỏe đến mức nào, hiểu rõ “tuổi thật” bên trong và sớm tìm cách chăm sóc để trẻ lâu, khỏe mạnh hơn.
Cảnh báo một đợt mưa lớn sắp xảy ra ở miền Bắc vào ngày 24 và 25/7

Cảnh báo một đợt mưa lớn sắp xảy ra ở miền Bắc vào ngày 24 và 25/7

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, sau những cơn mưa rải rác do ảnh hưởng của hoàn lưu bão Wipha, khu vực miền Bắc và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An có khả năng phải đối mặt với một đợt mưa lớn diện rộng trong hai ngày tới, đi kèm nhiều nguy cơ về ngập lụt và sạt lở đất.
Axit uric cao: “Kẻ thù giấu mặt” của sức khỏe

Axit uric cao: “Kẻ thù giấu mặt” của sức khỏe

Bạn có thường xuyên ăn hải sản, nội tạng động vật và uống bia rượu? Rất có thể bạn đang bị axit uric cao mà không hề hay biết.
Phòng dịch bệnh ngày mưa bão

Phòng dịch bệnh ngày mưa bão

Mùa mưa bão không chỉ mang đến nỗi lo về thiên tai mà còn là thời điểm bùng phát của nhiều dịch bệnh nguy hiểm từ sốt xuất huyết, tiêu chảy đến đau mắt đỏ.
ADAS: “Trợ lý ảo” giúp lái xe an toàn, nhưng đừng phó mặc khi mưa lụt

ADAS: “Trợ lý ảo” giúp lái xe an toàn, nhưng đừng phó mặc khi mưa lụt

Hệ thống hỗ trợ lái ADAS giúp giảm tai nạn và đỡ mệt cho tài xế. Nhưng khi mưa to, ngập lụt, cảm biến dễ bị hạn chế, người lái vẫn phải cẩn trọng.
Ngập lụt đô thị: Trang bị kỹ năng và sản phẩm phù hợp mùa mưa bão

Ngập lụt đô thị: Trang bị kỹ năng và sản phẩm phù hợp mùa mưa bão

Mùa mưa bão, ngập lụt đô thị mang theo nhiều hiểm họa. Trang bị kỹ năng và sản phẩm phù hợp giúp bạn chủ động bảo vệ bản thân và tài sản.
Vì sao giữa tâm bão số 3 lại hửng nắng?

Vì sao giữa tâm bão số 3 lại hửng nắng?

Bão số 3 (Wipha) đổ bộ gây mưa lớn ở nhiều nơi nhưng lại xuất hiện hiện tượng thời tiết hửng nắng, trời quang mây tạnh tại một số khu vực ngay trong vùng ảnh hưởng của bão. Đây là điều khiến nhiều người dân thắc mắc. Các chuyên gia khí tượng lý giải hiện tượng này bắt nguồn từ đặc điểm bất đối xứng của hệ thống mây hoàn lưu bao quanh tâm bão.
Trứng luộc hay trứng chiên tốt hơn

Trứng luộc hay trứng chiên tốt hơn

Trứng luộc hay trứng chiên – câu hỏi quen thuộc trong căn bếp của mọi gia đình Việt. Lựa chọn tưởng chừng đơn giản này lại ẩn chứa nhiều khác biệt về dinh dưỡng mà không phải ai cũng biết.
Chóng mặt, xây xẩm khi đứng dậy: Hiện tượng hạ huyết áp tư thế đứng ở người lớn tuổi

Chóng mặt, xây xẩm khi đứng dậy: Hiện tượng hạ huyết áp tư thế đứng ở người lớn tuổi

Tình trạng chóng mặt, xây xẩm khi đứng dậy ở người lớn tuổi có thể dẫn đến té ngã nguy hiểm. Dưới đây là nguyên nhân của chứng hạ huyết áp tư thế đứng và các giải pháp phòng ngừa hiệu quả.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động