Cả nước đã có 8 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi
Bộ Y tế đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng sởi Đà Nẵng ghi nhận 300 trường hợp từ chối tiêm vắc xin sởi Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn đầu tiên năm 2025 |
Ngày 17/4, Bộ Y tế thông báo từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận 67.904 ca nghi mắc sởi, trong đó có 7.235 ca dương tính. Trong tuần 15 (từ 5 đến 11/4), có 4.519 ca nghi sởi, giảm 6,3% so với tuần trước (4.822 ca).
Số ca mắc bắt đầu tăng từ tuần 9, ổn định ở tuần 14 và giảm ở tuần 15. Một số địa phương ghi nhận số ca giảm như Nghệ An, TP. Huế, Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM và Đồng Tháp.
Ngược lại, số ca mắc sởi tăng tại Gia Lai, Lai Châu và Lào Cai, chủ yếu ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đáng chú ý, đã ghi nhận 8 trường hợp tử vong liên quan đến sởi.
![]() |
So với 3 tháng đầu năm 2025, cơ cấu độ tuổi mắc bệnh thay đổi: nhóm 1–10 tuổi giảm, trong khi nhóm dưới 1 tuổi và trên 10 tuổi tăng. |
So với 3 tháng đầu năm 2025, cơ cấu độ tuổi mắc bệnh thay đổi: nhóm 1–10 tuổi giảm, trong khi nhóm dưới 1 tuổi và trên 10 tuổi tăng. Phân tích cho thấy tỷ lệ mắc cao nhất (82,8%) thuộc về nhóm chưa tiêm vắc xin.
Trước diễn biến phức tạp của dịch sởi, ngành y tế đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt. Bộ Y tế theo dõi chặt chẽ tình hình dịch trên toàn quốc, đặc biệt tại các địa phương có số ca mắc cao, đồng thời yêu cầu các cơ sở y tế tăng cường khám chữa bệnh và kiểm soát lây nhiễm.
Chiến dịch tiêm vaccine sởi được đẩy mạnh trong thời gian qua, đạt kết quả tích cực. Đợt 1 đã tiêm cho 95,5% đối tượng, còn đợt 2 (tính đến ngày 7/4/2025) đạt 96%.
Bên cạnh các biện pháp chuyên môn, Bộ Y tế cũng tăng cường công tác truyền thông và phối hợp liên ngành. Bộ đã làm việc với Trung tâm Thông tin Y tế Quốc gia nhằm nâng cao chất lượng báo cáo bệnh truyền nhiễm, đồng thời phối hợp với các cơ quan báo chí để tuyên truyền về tình hình dịch và các biện pháp phòng chống.
Dù dịch sởi có dấu hiệu giảm, ngành y tế vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Một số địa phương chưa đạt tỷ lệ tiêm chủng ≥95% do khó khăn trong việc tiếp cận người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa và các đô thị lớn. Bên cạnh đó, nhận thức hạn chế và tâm lý e ngại tiêm vaccine vẫn còn tồn tại, trong khi lực lượng y tế cơ sở còn thiếu, gây khó khăn cho việc triển khai các hoạt động phòng chống dịch.
Để ứng phó hiệu quả với dịch sởi, Bộ Y tế khuyến cáo Sở Y tế các tỉnh, thành tăng cường truyền thông về tình hình dịch và biện pháp phòng bệnh. Các Viện Vệ sinh dịch tễ và Viện Pasteur được giao nhiệm vụ giám sát chặt chẽ và nghiên cứu giải pháp phòng chống dịch.
Các cơ sở khám chữa bệnh cần thực hiện nghiêm việc phân luồng, thu dung, điều trị bệnh nhân và kiểm soát lây nhiễm. Đồng thời, phải đảm bảo báo cáo đầy đủ, kịp thời các ca bệnh theo đúng quy định.
![]() |
![]() |
![]() |
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra sữa Hikid quảng cáo “100g Hikid bằng 20 lít sữa tươi”

Đau nhức mắt kéo dài, người phụ nữ đi khám thì tá hỏa phát hiện ký sinh trùng trong mắt

Điểm tên những thực phẩm âm thầm làm đường huyết tăng nhanh

Những tác hại khôn lường của sữa giả đối với sức khoẻ

Đừng xem nhẹ việc ho nhẹ và sổ mũi ở trẻ

Dấu hiệu bất thường ở bàn chân "tố cáo" bệnh gì?

Loại cây dân dã được ví như "sâm của người nghèo", người Việt trồng từ lâu

Cụ bà 85 tuổi nguy kịch vì hóc xoài

Mặt sưng phù vì tin kem trị mụn "từ thiên nhiên" trên TikTok
