Thói quen thường ngày âm thầm “nuôi dưỡng” gàu

Gàu không chỉ do cơ địa hay thời tiết mà còn xuất phát từ những thói quen tưởng chừng vô hại như gội đầu sai cách, dùng mỹ phẩm tóc thường xuyên, ăn uống thiếu dưỡng chất…
Những thực phẩm “đại kỵ” với vải ai cũng cần biết Vi nhựa trong căn bếp: Mối nguy âm thầm từ những vật dụng quen thuộc Chuyên gia cảnh báo tác hại của dầu cho chăn nuôi khi bị sử dụng cho người

Gàu là tình trạng bong tróc tế bào da đầu với tốc độ bất thường, thường đi kèm cảm giác ngứa, khô và lấm tấm những mảng trắng li ti. Theo sinh lý bình thường, mỗi ngày có khoảng 487.000 tế bào/cm² bong ra khỏi da đầu. Tuy nhiên, ở người bị gàu và viêm da đầu, con số này có thể tăng lên tới 800.000 tế bào/cm².

Gàu là tình trạng bong tróc tế bào da đầu với tốc độ bất thường.
Gàu là tình trạng bong tróc tế bào da đầu với tốc độ bất thường.

Nguyên nhân gây gàu có thể đến từ yếu tố bệnh lý, ảnh hưởng thời tiết, nhưng đáng chú ý hơn cả là từ những thói quen tưởng chừng vô hại trong sinh hoạt hàng ngày.

Sử dụng sản phẩm chăm sóc tóc không phù hợp

Dầu gội, gel tạo kiểu, thuốc uốn, thuốc nhuộm... có thể chứa chất tẩy mạnh, chất bảo quản hoặc các thành phần gây mất cân bằng độ pH của da đầu. Khi độ ẩm bị xáo trộn, da đầu trở nên khô, dễ kích ứng và bong tróc.

Gội đầu quá ít hoặc quá thường xuyên

Việc lười gội khiến bã nhờn, bụi bẩn và mồ hôi tích tụ, tạo môi trường lý tưởng cho gàu phát triển. Ngược lại, gội đầu hằng ngày lại làm mất lớp dầu tự nhiên trên da đầu, khiến tóc dễ khô xơ, thiếu dưỡng chất. Các chuyên gia khuyên chỉ nên gội đầu 2–3 lần/tuần, hoặc điều chỉnh theo mức độ dầu và bụi bẩn.

Gội đầu bằng nước nóng, sấy tóc ở nhiệt độ cao

Nhiệt độ cao khiến da đầu mất độ ẩm tự nhiên, chân tóc yếu đi, tạo điều kiện cho gàu xuất hiện. Ngoài ra, sấy tóc bằng nhiệt lớn còn làm tổn thương hàng rào bảo vệ da đầu, khiến gàu tái phát dai dẳng.

Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng

Một chế độ ăn thiếu vitamin, khoáng chất – đặc biệt là kẽm, vitamin nhóm B và omega-3 – sẽ khiến nang tóc và tế bào da đầu yếu, từ đó dễ sinh gàu hơn.

Căng thẳng kéo dài

Stress ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ tổn thương và khó kiểm soát các vấn đề da liễu, trong đó có gàu. Khi bị căng thẳng, da đầu có xu hướng ngứa nhiều, kích hoạt vòng lặp “ngứa – gãi – bong tróc – thêm gàu”.

Stress ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ tổn thương và khó kiểm soát các vấn đề da liễu, trong đó có gàu.
Stress ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ tổn thương và khó kiểm soát các vấn đề da liễu, trong đó có gàu.

Gội đầu không đúng cách

Nhiều người tưởng rằng gội đầu là đủ, nhưng nếu thao tác qua loa hoặc không xả sạch, cặn dầu gội, dầu xả sẽ đọng lại trên da đầu, tạo điều kiện cho nấm phát triển. Đây cũng là nguyên nhân chính gây viêm da tiết bã – một thể gàu nặng và khó trị.

Chà xát da đầu quá mạnh

Khi gãi hay chà mạnh, da đầu dễ bị tổn thương, trầy xước, thậm chí nhiễm trùng. Điều này càng làm tình trạng gàu nặng hơn và khiến người bệnh ngứa nhiều hơn.

Chải tóc không đúng cách

Chải tóc đều đặn giúp kích thích tuần hoàn máu da đầu, hỗ trợ loại bỏ tế bào chết và bụi bẩn. Tuy nhiên, lạm dụng việc chải tóc, dùng lược răng thô ráp cũng có thể khiến tóc rụng và da đầu bị tổn thương. Lý tưởng là nên chải tóc 2 lần/ngày bằng lược răng thưa, chất liệu thân thiện.

Tạo kiểu tóc thường xuyên

Gel, sáp, keo xịt… nếu không được làm sạch kỹ sẽ tích tụ thành chất bẩn trên da đầu. Hóa chất và nhiệt trong các sản phẩm này còn khiến tóc yếu, dễ gãy và rụng. Thói quen này kéo dài khiến da đầu nhạy cảm, dễ bong tróc và sinh gàu.

Bỏ qua việc chống nắng cho da đầu

Da đầu cũng như da mặt, cần được bảo vệ khỏi tia cực tím. Nếu phơi nắng trực tiếp, da đầu có thể bị cháy nắng, khô, bong tróc và làm nặng thêm tình trạng gàu. Nên đội mũ, che nắng hoặc dùng kem chống nắng chuyên dụng nếu hoạt động ngoài trời lâu.

Bệnh lý nền

Ngoài thói quen sinh hoạt, gàu còn là dấu hiệu đi kèm của một số bệnh lý như viêm da tiết bã, vảy nến, chàm. Những người mắc bệnh Parkinson, rối loạn thần kinh, HIV hoặc mới hồi phục sau nhồi máu cơ tim có hệ miễn dịch yếu, cũng có nguy cơ cao bị gàu kéo dài.

Nếu tình trạng gàu không thuyên giảm dù đã điều chỉnh các thói quen sinh hoạt, người bệnh nên đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám và điều trị kịp thời. Gàu kéo dài không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn là dấu hiệu tiềm ẩn của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Lối sống hiện đại – “kẻ tiếp tay” cho suy thận ở giới trẻ Lối sống hiện đại – “kẻ tiếp tay” cho suy thận ở giới trẻ
Các loại trái cây bổ sung protein Các loại trái cây bổ sung protein
Bộ Công Thương nói gì về vụ dầu ăn cho vật nuôi thành thực phẩm cho người? Bộ Công Thương nói gì về vụ dầu ăn cho vật nuôi thành thực phẩm cho người?
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thức khuya lướt điện thoại: Thói quen hủy hoại sức khỏe âm thầm

Thức khuya lướt điện thoại: Thói quen hủy hoại sức khỏe âm thầm

Thói quen lướt điện thoại trước khi ngủ không chỉ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến mắt, não, da, hệ thần kinh và tim mạch.
Khám chữa bệnh vượt tuyến: Bảo hiểm y tế chi trả thế nào?

Khám chữa bệnh vượt tuyến: Bảo hiểm y tế chi trả thế nào?

Nhiều người vẫn băn khoăn liệu khám chữa bệnh vượt tuyến có được bảo hiểm y tế chi trả đầy đủ. Theo quy định mới tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh, chỉ một số trường hợp đặc biệt mới được hưởng 100% quyền lợi bảo hiểm y tế khi đi khám, chữa bệnh tại tuyến trên mà không cần giấy chuyển tuyến.
Trà hoa cúc: Thức uống thanh khiết với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe

Trà hoa cúc: Thức uống thanh khiết với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe

Trà hoa cúc, với hương thơm dịu nhẹ và vị thanh mát, không chỉ mang đến cảm giác thư thái, mà còn ẩn chứa nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
Cẩn trọng khi thưởng thức hải sản mùa du lịch

Cẩn trọng khi thưởng thức hải sản mùa du lịch

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để thưởng thức hải sản, nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro sức khỏe nếu ăn phải loài có độc hoặc cơ địa dị ứng. Việc nhận diện đúng, chế biến an toàn và tiêu dùng khoa học sẽ giúp bảo vệ sức khỏe trong mỗi chuyến du lịch biển.
Vì sao trẻ thích mút tay và khi nào cần can thiệp?

Vì sao trẻ thích mút tay và khi nào cần can thiệp?

Thói quen mút tay xuất phát từ nhu cầu bản năng của trẻ, nhưng kéo dài quá mức có thể gây biến dạng răng, ngón tay và ảnh hưởng đến tự tin của trẻ.
Điều gì xảy ra khi uống nhiều trà sữa?

Điều gì xảy ra khi uống nhiều trà sữa?

Thức uống ngọt ngào, bắt mắt này tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nếu lạm dụng: từ tăng cân, tiểu đường, gan nhiễm mỡ đến rối loạn giấc ngủ, suy thận.
Tác hại tiềm ẩn của bơi lội

Tác hại tiềm ẩn của bơi lội

Bơi lội giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện vóc dáng và tinh thần, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ nếu tập sai cách. Hiểu rõ lợi – hại và lưu ý cần thiết sẽ giúp bạn tận hưởng trọn vẹn môn thể thao này.
Những thói quen âm thầm bào mòn xương khớp của bạn mỗi ngày

Những thói quen âm thầm bào mòn xương khớp của bạn mỗi ngày

Ít ai biết rằng bộ khung xương dẻo dai của chúng ta có thể bị bào mòn chỉ vì những thói quen nhỏ như uống soda, thiếu ngủ hay ở trong nhà cả ngày
Những loại nước không nên uống khi bụng đói buổi sáng

Những loại nước không nên uống khi bụng đói buổi sáng

Sau một đêm dài, cơ thể cần bổ sung nước để tỉnh táo và khởi động hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, một số loại nước nếu uống ngay lúc bụng đói lại có thể gây hại cho sức khỏe.
Uống gì để da trẻ, sáng và mịn màng?

Uống gì để da trẻ, sáng và mịn màng?

Làn da tươi trẻ không chỉ đến từ kem dưỡng mà còn nhờ dinh dưỡng từ bên trong. Cùng khám phá những loại nước giúp cải thiện độ đàn hồi, cấp ẩm và chống lão hóa cho làn da.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

Phiên bản di động