Tên cây bách bệnh nhưng thực hư chữa bệnh như thế nào?

Cây bách bệnh sở dĩ được gọi như vậy là do loài cây này được sử dụng để chữa rất nhiều bệnh lý khác nhau trong dân gian. Với đặc tính nổi bật như tính mát, thanh nhiệt… Cây bách bệnh đã được dân gian sử dụng để điều trị nhiều bệnh khác nhau như chữa bệnh tiêu hoá, bệnh xương khớp, da liễu,…

Lý do khiến Sao Thái Dương liên tục “đón nhận” quyết định xử phạt? Hiểu đúng và đủ về thực phẩm chức năng Trường Thịnh Pharma – Sức khoẻ là của bạn, sứ mệnh là của chúng tôi Khuyến nghị tăng thuế suất đối với mặt hàng thuốc lá

Tên cây bách bệnh nhưng thực hư chữa bệnh như thế nào?
Hình ảnh của cây bách bệnh.

Đặc điểm cây bách bệnh

Cây bách bệnh còn được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như: bá bệnh, mật nhân, mật nhơn, hậu phác nam. Tên khoa học của cây này là Eurycoma longifolia. Thuộc họ cây thanh thất (Simaroubaceae).

Cây bá bệnh là một loại cây bụi có thân mảnh thường cao khoảng 10m. Có lông ở nhiều bộ phận cây.

Thân cây bách thường mọc thẳng đứng và thường không phân nhánh. Lớp vỏ thân cây có màu tắng xám hoặc vàng ngà.

Lá cây bách bệnh mọc thành dạng kép có khoảng 30-40 lá mọc đối xứng nhau. Mặt trên của lá màu xanh bóng, mặt dưới màu trắng. Lá có có thể dài đến 1m, còn các lá mọc đối xứng nhau kia thường có chiều dài từ 5-10cm và chiều ngang tối đa 6m.

Khi trưởng thành, cây bách bệnh cho ra nhiều hoa và quả. Hoa bách bệnh thuộc dạng lưỡng tính, mỗi cây chỉ trổ hoa đực hoặc hoa cái. Hoa màu đỏ nâu mọc thành chùm, phát triển ở các nách lá thành từng cụm nhỏ hình chuỳ. Cánh hoa bách bệnh có kích thước khá nhỏ và mềm mại do có nhiều lông tơ mịn bao quanh.

Quả bách bệnh non thì có màu xanh hoặc nâu vàng, khi chín có màu đỏ sẫm. Quả hình trứng hơi dẹt, có rãnh ở giữa, chứa 1 hạt, trên hạt có nhiều lông ngắn.

Thời gian hoa nở thường là vào tháng 1, tháng 2 hàng năm. Quả thường ra vào giai đoạn sau đó là tháng 4, tháng 5.

Quả chín sau khi rụng xuống đất đến thời điểm gặp điều kiện thuận lợi sẽ đâm chồi và phát triển thành cây con mới. Loài cây này thường mọc hoang rải rác ở những đồi núi có độ cao dưới 1000 mét hoặc các khu vực trung du, Tây Nguyên. Loài cây này thường mọc dưới tán lá của những cây lớn.

Cây bách bệnh dùng để làm thuốc với nhiều bộ phận khác nhau như lá, thân, vỏ thân, rễ, quả. Người dân có thể thu hái quanh năm, nếu chưa dùng tới có thể đem phơi khô.

Thành phần hoá học của cây bách bệnh

Được nghiên cứu và phân tích bởi các thầy thuốc đông y và các chuyên gia y khoa, trong cây bách bệnh có nhiều dược chất quý.

Trong vỏ cây có thành phần: Eurycomalacton, dimethoxybenzoquinon tạo nên chất đắng trong vỏ cây

Thân cây có các alcaloid gồm có:

Carbolin và 10-dimethoxycanthin;

Hợp chất quassinoid gồm có Longilacton, 15-β-dihydroxyklaineanon hay eurycomalacton;

Hợp chất triterpen có Niloticin, piscidinol A, và hyspidron;

Một số hoạt chất khác như là campestrol, eurycoinanol, β-sitosterol, 2-O-β-D-glucopyranosid, 6 – dion.

Công dụng của cây bách bệnh

Theo Y Học Cổ Truyền, vị thuốc bách bệnh có vị đắng, tính mát, đi vào kinh can, thận và nhiều lợi ích khác đối với sức khoẻ.

Tên cây bách bệnh nhưng thực hư chữa bệnh như thế nào?
Cây bách bệnh có nhiều công dụng đối với sức khoẻ.

Tốt cho tiêu hoá và bệnh ngoài da của trẻ

Cây bách bệnh có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, lương huyết. Thường được sử dụng tăng cường tiêu hoá đối với trẻ, giúp điều trị các chứng như bụng đầy hơi, tiêu hóa kém, thường xuyên đau bụng, kiết lỵ, táo bón, tiêu chảy,...Ngoài ra hỗ trợ chữa chàm ở trẻ nhỏ và chữa lở ngứa, ghẻ.

Chống sốt rét

Hoạt chất Eurycomanone có ở cây bách bệnh đã được nhiều nghiên cứu chứng minh có tác dụng kháng virus gây bệnh sốt rét Plasmodium Falciparum.

Hỗ trợ sức khoẻ sinh lý nam giới

Một số tài liệu nghiên cứu gần đây cho thấy bách bệnh có tác dụng kích thích sinh dục nam, kích thích cơ thể tăng tiết testosterone một cách tự nhiên. Cây này được tìm thấy trong vùng rừng rậm ở nước ta và đã được phân loại, nghiên cứu thực vật, sinh hoá, lâm sàng,… và được bào chế thành thuốc.

Chữa bệnh xương khớp

Cây bách bệnh còn có hiệu quả trong việc điều trị tình trạng tê nhức chân tay, giảm sưng tấy, giảm cải thiện viêm sưng khớp. Các dược lý ở nó khi sử dụng làm đào thải nhanh chóng hàm lượng acid uric ra bên ngoài cơ thể. Giảm và dứt điểm các cơn đau kéo dài lâu ngày, giảm đau trong khớp. Có cung cấp chất tăng đề kháng cho cơ thể để chống chịu bệnh và tạo cảm giác thoải mái hơn.

Hỗ trợ phòng ngừa ung thư

Eurycomanone và một số Quassinoid trong cây bách bệnh có tác dụng ngăn chặn sự hình thành và nhân lên của các tế bào ung thư trong cơ thể.

Một số bài thuốc chữa bệnh của cây bách bệnh

Chữa đầy bụng, ăn không tiêu: Dùng vỏ thân cây bách bệnh 12g, trần bì 8g, can khương 4g, đậu khấu 6g, xích phục linh 12g, cam thảo 4g. Sắc uống mỗi ngày một thang. Uống khoảng 5-7 ngày.

Chữa chàm ở trẻ nhỏ, chữa lở ngứa, ghẻ: Lá bách bệnh đun nước tắm, rửa sạch chỗ bị chàm rồi giã nát đắp lên đến khi khỏi.

Thuốc bổ, kích thích tiêu hóa: Rễ bách bệnh 20g, 10 quả chuối sứ khô nướng vàng, ngâm với 1 lít rượu trắng, ngâm khoảng 7 ngày là dùng được, ngày dùng 3 lần, mỗi lần khoảng 30 ml.

Bài thuốc tăng cường sinh lực, hỗ trợ điều trị yếu sinh lý ở nam giới: Sử dụng bách bệnh 400mg, cùng với tinh chất nhân sâm 50mg, linh chi 50mg bào chế thành viên nang, sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa Y Học Cổ Truyền.

Chữ bệnh xương khớp: Dùng rễ cây bách bệnh sắc lấy nước uống. Sử dụng rễ bá bệnh khô đã thái mỏng làm sạch rồi cho vào trong nồi thuốc, thêm nước chừng 1500ml. Đậy nắp và nấu cho tới khi còn lại chừng một nửa nước ban đầu rồi bắc ra để nguội và uống.

Cách khác: Bạn có thể sử dụng chừng 50g rễ cây đã thái mỏng phơi khô, bạn bật bếp bắc chảo lên rang cho thơm mùi. Sau đó cho thêm khoảng 50g chuối hạt khô vào, tất cả trộn lẫn lại với nhau. Cho ngâm cùng với khoảng 1 lít rượu trắng chừng 1 tháng là thấy ra thấm xoa bóp lên vị trí bị đau xương khớp.

Lưu ý khi sử dụng cây bách bệnh

Bách bệnh là một loại thảo dược có thể sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh. Thế nhưng, trước khi sử dụng các bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, thầy thuốc, những người có chuyên môn, tránh dùng bừa bãi, quá liều lượng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người dùng.

Tên cây bách bệnh nhưng thực hư chữa bệnh như thế nào?
Sử dụng đúng sẽ mang đến hiệu quả tốt.

Liều lượng đủ dùng chỉ nên khoảng từ 4g đến 6g.

Không nên kết hợp sử dụng với các dược liệu đông y khác khi không có hướng dẫn, vì có thể gây ra các tác dụng phụ như đau đầu, đau bụng, buồn nôn, hạ huyết áp, hoặc hạ đường huyết.

Khổ qua rừng - Dược liệu đắng miệng, mát lòng, khỏe người Khổ qua rừng - Dược liệu đắng miệng, mát lòng, khỏe người
Những công dụng tuyệt vời của nấm lim xanh đối với sức khỏe Những công dụng tuyệt vời của nấm lim xanh đối với sức khỏe
Cà tím - Thực phẩm vàng cho tim mạch và trí não Cà tím - Thực phẩm vàng cho tim mạch và trí não
Bài thuốc chữa bệnh viêm xoang từ cây xương cá Bài thuốc chữa bệnh viêm xoang từ cây xương cá
Dây cóc kèn - Vị thuốc quý trong Y học cổ truyền Dây cóc kèn - Vị thuốc quý trong Y học cổ truyền
Kim Tuyến

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Phân biệt đột quỵ và đột tử

Phân biệt đột quỵ và đột tử

Tại Việt Nam, nhiều người còn nhầm lẫn giữa đột quỵ và đột tử, cho rằng đây là cùng một bệnh. Tuy nhiên, đây là hai tình trạng khác nhau, có nguyên nhân và dấu hiệu riêng.
Chuyên gia cảnh báo nguy cơ đột ngột ngừng tim khi chạy marathon

Chuyên gia cảnh báo nguy cơ đột ngột ngừng tim khi chạy marathon

Việc ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng khi tham gia chạy marathon đã được cảnh báo nhiều lần. Tuy nhiên vì chủ quan, nhiều người vẫn phạm phải sai lầm trong cách rèn luyện bộ môn thể thao này dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Bất ngờ với khả năng giảm cân của hạt tiêu đen

Bất ngờ với khả năng giảm cân của hạt tiêu đen

Kết hợp hạt tiêu đen vào thói quen ăn uống hàng ngày của bạn có thể là một chiến lược đơn giản nhưng hiệu quả để giảm cân.
Tóc mềm mượt, chắc khỏe tự nhiên với nước vo gạo

Tóc mềm mượt, chắc khỏe tự nhiên với nước vo gạo

Nước vo gạo thường bị bỏ đi nhưng lại là "bí quyết vàng" chăm sóc tóc nhờ chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa.
Đi bộ 15 phút mỗi ngày thay đổi sức khỏe của bạn như thế nào?

Đi bộ 15 phút mỗi ngày thay đổi sức khỏe của bạn như thế nào?

Đi bộ 15 phút mỗi ngày mang lại những thay đổi tích cực đáng kể cho sức khỏe của bạn trên nhiều phương diện, cả về thể chất lẫn tinh thần.
Bảo đảm an toàn cho trẻ em mùa lễ hội

Bảo đảm an toàn cho trẻ em mùa lễ hội

Khi đi lễ hội trẻ nhỏ là đối tượng dễ gặp sự cố nhất, trong đó có những sự cố mà chính bố mẹ cũng không bao giờ ngờ tới như bị lạc, tai nạn thương tích... Do đó, việc chuẩn bị trước các kiến thức và kỹ năng cơ bản là vô cùng cần thiết.
Bộ Y tế đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng sởi

Bộ Y tế đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng sởi

Thời gian qua, Bộ Y tế đã tích cực chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng, chống bệnh Sởi. Tính đến nay, đã có 53/54 tỉnh triển khai tiêm vaccine cho 762.320/800.719 đối tượng, đạt tỷ lệ 95,2% theo kế hoạch đề ra.
Người bệnh sởi nên ăn gì và kiêng gì?

Người bệnh sởi nên ăn gì và kiêng gì?

Khi mắc bệnh sởi, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cơ thể chống lại virus và nhanh chóng phục hồi.
Bộ Y tế thông tin về bệnh ho ra máu tại Nga

Bộ Y tế thông tin về bệnh ho ra máu tại Nga

Gần đây, trên một số kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội đã xuất hiện thông tin về các trường hợp về chứng bệnh ho ra máu tại Nga. Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) đã có báo cáo nhanh về thông tin này.
Con vắt dài 6 cm sống ký sinh trong mũi bệnh nhân

Con vắt dài 6 cm sống ký sinh trong mũi bệnh nhân

Bệnh nhân liên tục chảy máu mũi nên đến khám thì được phát hiện một con vắt dài hơn 6 cm đã sống hơn một tuần trong mũi.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động