Sống khỏe: Công dụng tuyệt vời từ cây rau muống
Những loại thực phẩm đơn giản giúp thải độc tố trong ruột Sống khỏe: Thiền định và những lợi ích đối với sức khỏe Những công dụng tuyệt vời của đỗ đen đối với sức khỏe |
![]() |
Rau muống |
Rau muống có hai loại (trắng và tía), mỗi loại có đặc tính riêng và có thể trồng trên cạn hoặc dưới nước.
Các chất dinh dưỡng trong rau muống rất đa dạng và phong phú. Mỗi 100g rau muống có 1,9 - 3,2g protein; 1,9 - 3,5g caroten (gấp 8 lần trong cà chua); 7 - 28mg vitamin C; 0,1mg vitamin B1; 0,09mg vitamin B2; khoảng 0,7mg vitamin PP; 100mg canxi; 37mg Phôtpho; 1,4mg sắt...
Theo một số nghiên cứu trong những năm gần đây cho biết trong loại rau muống tía có chứa một hợp chất có tác dụng tương tự như insulin, rất tốt với người bị bệnh tiểu đường. Ngoài ra rau muống còn có tác dụng lợi tiểu, cầm máu...
Trong Đông y, rau muống có vị ngọt, tính mát; vào các kinh can, tâm, đại trường, tiểu trường. Công dụng thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, thông đại tiểu tiện (khỏi chứng táo bón và đái dắt), sinh da thịt (ăn nhiều thì da thịt nở nang), giải các chất độc xâm nhập vào cơ thể (nấm độc, sắn độc, cá thịt độc, lá ngón, thạch tín, khuẩn độc hoặc do côn trùng, rắn, rất cắn...).
![]() |
Trong Đông y, rau muống có vị ngọt, tính mát... |
Một số công dụng của rau muống:
Thanh nhiệt giải độc mùa hè: Luộc rau muống đúng cách (nước sôi cho ít muối, để sôi lại mới cho rau vào đảo đều), bấm cuống thấy mềm, vớt ra rổ thưa để ráo nước. Chấm tương hoặc nước mắm chanh ớt, ăn với cà pháo muối nén. Nước luộc để nguội vắt chanh.
Thanh nhiệt, lương huyết, chữa tâm phiền, ù tai chóng mặt: Rau muống 150g, cúc hoa 12g, nước vừa đủ, đun sôi lửa to 20 phút. Lọc lấy nước uống. Có thể cho thêm chút đường.
Cải thiện đau đầu trong trường hợp huyết áp cao: Khi luộc rau muống cho thêm ít giấm, ăn thường xuyên.
Chữa kiết lỵ: Cọng rau muống tươi 400g, vỏ quýt khô để lâu (trần bì) nấu nước uống.
Chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu...: Giã rau muống uống nước cốt hoặc thêm đường, mật ong.
Khí hư bạch đới: Rau muống cả rễ 500g, hoa râm bụt trắng 250g hầm với thịt lợn hoặc thịt gà, ăn thịt uống nước.
![]() |
Rau muống hỗ trợ chữa khí hư bạch đới... |
Đái tháo đường: Rau muống 60g, râu ngô 30g nấu nước uống (rau muống tía tốt hơn rau muống trắng).
Lở ngứa, loét ngoài da, zona: Ngọn rau muống và lá cây vòi voi rửa sạch giã nhuyễn với ít muối đắp lên.
Hỗ trợ chữa đau dạ dày, nóng ruột, ợ chua, miệng đắng: Rau muống 20g, rau má 20g, rau sam 16g, cỏ mực 20g, vỏ quýt khô 12g. Tất cả sao qua, cho vào ấm, đổ 500ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống lúc đói.
Chữa ho ra máu: Rau muống và củ cải tươi - 2 thứ lượng bằng nhau; giã vắt lấy 1 bát nước cốt, thêm chút mật ong vào uống.
Chỉ huyết, cầm máu, chữa chảy máu cam: Cuộng rau muống giã nát, lọc lấy nước, thêm chút đường hoặc mật ong vào uống.
Lưu ý khi sử dụng rau muống:
Người dùng cần chú ý không sử dụng rau muống với người suy nhược cơ thể, người đang có vết thương, mụt nhọt vì rau muống có thể làm lồi sẹo.
Ngoài ra, không dùng với người bị huyết áp thấp, huyết áp cao, nhịp tim chậm...
Khi đang dùng thuốc Đông y, không nên ăn quá nhiều rau muống vì có thể làm giảm tác dụng của bài thuốc (giống như tác dụng của đậu xanh)...
* Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh nên tham vấn ý kiến chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng vào mục đích điều trị bệnh.
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Cứu sống bệnh nhân nguy kịch vì “vi khuẩn ăn thịt người”

Cơ thể sẽ thay đổi ra sao khi ăn quá nhiều muối mỗi ngày?

Vắc xin phòng sởi tiêm mấy mũi là đủ?

Ngủ trưa bao nhiêu phút là đủ?

Dấu hiệu của bệnh sỏi thận

Nằm ngoài vành đai lửa, Việt Nam có an toàn trước động đất?

Ăn cá ngừ thế nào tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng?

Đừng để nỗi đau bệnh dại kéo dài

37 người nhập viện sau khi ăn bánh mì, Cục An toàn thực phẩm vào cuộc
