Số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội liên tục tăng cao

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 9-8 đến ngày 16-8) toàn thành phố ghi nhận 274 ca mắc Sốt xuất huyết, tăng 86 trường hợp so với tuần trước (188 ca).
Ngành y Hà Nội chủ động, kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh trên địa bàn Hà Nội có thêm 8 xã được công nhận nông thôn mới kiểu mẫu Tiêu huỷ hơn 5.000 chiếc bánh trung thu nhập lậu
Số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội liên tục tăng cao
Muỗi vằn là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 9-8 đến ngày 16-8) toàn thành phố ghi nhận 274 ca mắc Sốt xuất huyết.

Trong nhiều tuần qua, số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội liên tục tăng cao, và đến tuần vừa rồi có mức tăng nhảy vọt, cao hơn gần gấp rưỡi so với số ca mắc tuần liền trước đó (274/188). Trong khi các tuần cuối tháng 7 chỉ ở mức 171 ca (27/7-1/8) và 125 ca 19-26/7.

Theo CDC Hà Nội nhận định và đánh giá, thời tiết hiện nay nắng nóng kèm theo mưa nhiều là điều kiện thuận lợi để phát sinh muỗi truyền bệnh; kết quả giám sát tại một số ổ dịch vẫn ghi nhận chỉ số côn trùng cao vượt ngưỡng nguy cơ, dự báo số ca mắc tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.

Các bệnh nhân phân bố tại 28 quận, huyện. Một số đơn vị ghi nhận nhiều bệnh nhân như: Đan Phượng, Hà Đông, Quốc Oai, Phúc Thọ, Bắc Từ Liêm, Hai Bà Trưng.

Các xã, phường ghi nhận nhiều bệnh nhân: Phương Đình, Đồng Tháp, Thượng Mỗ, Liên Hồng thuộc huyện Đan Phượng; Dương Nội, Hà Đông; Liên Hiệp, Phúc Thọ. Cộng dồn năm 2024, thành phố ghi nhận 2.050 ca mắc Sốt xuất huyết, 0 ca tử vong, giảm 54,5% so với cùng kỳ năm 2023 (4.508/0).

Cộng dồn năm 2024, ghi nhận 87 ổ dịch sốt xuất huyết, còn 28 ổ dịch đang hoạt động.

Số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội liên tục tăng cao
Triển khai vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy để kiểm soát dịch sốt xuất huyết

CDC Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hoạt động giám sát, điều tra, xử lý dịch Sốt xuất huyết tại khu vực có ca bệnh, ổ dịch; giám sát khu vực ổ dịch đang hoạt động tại Thanh Trì, Hoài Đức, Phúc Thọ, Phú Xuyên, Hà Đông.

Trong tuần tới, CDC Hà Nội tiếp tục giám sát khu vực ổ dịch Sốt xuất huyết đang hoạt động, khu vực nguy cơ tại: Văn Tự - Thường Tín; Phương Đình – Đan Phượng; Phú Túc – Phú Xuyên; Thanh Lương – Hai Bà Trưng; Thanh Cao – Thanh Oai; Cộng Hòa – Quốc Oai; Hữu Bằng – Thạch Thất.

Các Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã tiếp tục triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy và phun hóa chất diệt muỗi chủ động tại các khu vực có bệnh nhân, ổ dịch Sốt xuất huyết; tổ chức điều tra, khoanh vùng, xử lý triệt để khu vực có ca bệnh, ổ dịch, không để ổ dịch diễn biến kéo dài; thường xuyên chủ động giám sát chỉ số bọ gậy, muỗi truyền bệnh Sốt xuất huyết tại khu vực xuất hiện ca bệnh, ổ dịch, khu vực nguy cơ cao.

Ngoài ra, các Trung tâm Y tế cần tăng cường truyền thông, thông tin kịp thời, đầy đủ về tình hình dịch bệnh và biện pháp phòng chống một số dịch bệnh như: Sốt xuất huyết, Ho gà, Sởi, Viêm não Nhật Bản, Tay chân miệng… Với các bệnh có vắc xin thì khuyến cáo người dân chủ động tiêm chủng phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch theo hướng dẫn của ngành Y tế.

Đắk Lắk ghi nhận hơn 900 ca mắc sốt xuất huyết Đắk Lắk ghi nhận hơn 900 ca mắc sốt xuất huyết
Số ca sốt xuất huyết gia tăng, người dân cần chủ động kiểm soát, phòng chống bệnh Số ca sốt xuất huyết gia tăng, người dân cần chủ động kiểm soát, phòng chống bệnh
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh Bộ Y tế yêu cầu tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh
Vũ Trang

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Vắc xin phòng sởi tiêm mấy mũi là đủ?

Vắc xin phòng sởi tiêm mấy mũi là đủ?

Sởi là bệnh truyền nhiễm và có thể bùng phát thành dịch. Bệnh lây lan qua đường hô hấp do virus sởi gây ra và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Ngủ trưa bao nhiêu phút là đủ?

Ngủ trưa bao nhiêu phút là đủ?

Theo các chuyên gia về giấc ngủ, thời gian ngủ trưa lý tưởng nên nằm trong khoảng 10-30 phút. Dưới đây là lý do và một số đối tượng nên ngủ trưa.
Dấu hiệu của bệnh sỏi thận

Dấu hiệu của bệnh sỏi thận

Bệnh sỏi thận là một bệnh lý phổ biến trong hệ tiết niệu. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nằm ngoài vành đai lửa, Việt Nam có an toàn trước động đất?

Nằm ngoài vành đai lửa, Việt Nam có an toàn trước động đất?

Một bản đồ địa chấn mới công bố từ Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho thấy thực tế: Đông Nam Á là khu vực có hoạt động địa chấn dữ dội bậc nhất thế giới.
Ăn cá ngừ thế nào tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng?

Ăn cá ngừ thế nào tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng?

Cá ngừ là một loại thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một số điều khi sử dụng để đảm bảo an toàn và tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng.
Đừng để nỗi đau bệnh dại kéo dài

Đừng để nỗi đau bệnh dại kéo dài

Bệnh nhân bị chó nhà cắn nhưng không tiêm ngừa, tự xử lý vết thương tại nhà. Sau 2 tháng, bệnh nhân tử vong. Đây là ca tử vong thứ hai nghi do bệnh dại xảy ra tại tỉnh Bình Thuận từ đầu năm đến nay.
Miền Bắc sắp đón thêm đợt không khí lạnh

Miền Bắc sắp đón thêm đợt không khí lạnh

Theo dự báo, từ ngày 1/4, cường độ không khí lạnh suy yếu dần, khoảng ngày 5/4, bộ phận không khí lạnh tăng cường trở lại miền Bắc.
Bất ngờ, người gầy cũng có thể bị gan nhiễm mỡ

Bất ngờ, người gầy cũng có thể bị gan nhiễm mỡ

Theo nghiên cứu công bố trên Tạp chí Gastroenterology năm 2019, khoảng 50-70% bệnh nhân gan nhiễm mỡ là người béo phì, trong khi số còn lại là người gầy.
Nhai kẹo cao su có thể hấp thu hàng nghìn hạt vi nhựa vào cơ thể

Nhai kẹo cao su có thể hấp thu hàng nghìn hạt vi nhựa vào cơ thể

Nghiên cứu mới cho thấy, mỗi 1g kẹo cao su thải ra trung bình 100 mảnh vi nhựa, với một số loại kẹo cao su thải ra hơn 600 mảnh vi nhựa. Trọng lượng trung bình của một thanh kẹo cao su là 150g.
Khi động đất xảy ra, cần làm gì nếu bạn đang ở trên tầng cao?

Khi động đất xảy ra, cần làm gì nếu bạn đang ở trên tầng cao?

Các chuyên gia khuyến cáo, trong trường hợp xảy ra động đất khi đang ở trong các tòa nhà cao tầng, cần tránh xa cửa sổ, cửa ra vào và vách tường, vì đây là những khu vực dễ sụp đổ đầu tiên. Ngay khi cảm nhận được rung chấn, hãy tìm nơi trú ẩn an toàn như chui xuống gầm bàn, gầm ghế hoặc gầm giường để tránh bị thương do đồ vật rơi xuống.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động