Ngành y Hà Nội chủ động, kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh trên địa bàn

Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện ghi nhận nhiều trường hợp mắc sốt xuất huyết, tay chân miệng, ho gà, bệnh sởi, bệnh dại… Chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch, CDC Hà Nội đã theo dõi chặt chẽ và cập nhật tình hình dịch bệnh kịp thời để đề xuất các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp.
Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm tại các trường học Sau Thanh Oai, Hà Nội tiếp tục tổ chức đấu giá nhiều thửa đất ngay trong tháng 8 Nghỉ lễ 2/9 kéo dài 4 ngày, giá vé máy bay bắt đầu 'tăng nhiệt'
Ngành y Hà Nội chủ động, kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh trên địa bàn
Phun thuốc muỗi để phòng tránh sót xuất huyết.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, tính đến 8/8, toàn thành phố ghi nhận 188 ca mắc sốt xuất huyết, 0 tử vong. Bệnh nhân phân bố tại 26 quận, huyện; Trong đó một số địa bàn ghi nhận nhiều bệnh nhân như: Đan Phượng 27 ca, Hà Đông 10 ca, Phúc Thọ 6 ca mắc.

Cộng dồn năm 2024 đến nay Hà Nội ghi nhận 1.759 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 0 ca tử vong, giảm 50% so với cùng kỳ năm 2023 (cùng kỳ là 3.512 ca mắc, 0 ca tử vong).

Đối với bệnh tay chân miệng, tính đến 8/8 Hà Nội ghi nhận 30 ca mắc, 0 ca tử vong, giảm 10 ca so với tuần trước (40 ca mắc, 0 ca tử vong). Cộng dồn năm 2024 ghi nhận 1.777 ca mắc, 0 ca tử vong. Về dịch tay chân miệng, cộng dồn năm 2024 ghi nhận 41 ổ dịch, hiện còn 1 ổ dịch đang hoạt động và tuần qua không có ca mắc mới.

Cũng trong tuần qua (từ ngày 2 đến 8/8/2024) thành phố ghi nhận 5 ca mắc ho gà, 0 ca tử vong, giảm 5 ca so với tuần trước. Cộng dồn năm 2024 đến nay là 215 ca mắc tại 29 quận, huyện, thị xã, 0 ca tử vong. Các ca bệnh xuất hiện rải rác, chủ yếu ở trẻ nhỏ chưa đến tuổi tiêm chủng vắc xin hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

Một số dịch, bệnh khác như sởi, viêm não Nhật Bản, não mô cầu, rubella,… không ghi nhận ca mắc mới.

Ngành y Hà Nội chủ động, kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh trên địa bàn
Với các bệnh có vắc xin, khuyến cáo người dân chủ động tiêm chủng phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch theo hướng dẫn của ngành y tế.

Nhằm chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch, CDC Hà Nội đã theo dõi chặt chẽ và cập nhật tình hình dịch bệnh kịp thời để đề xuất các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp. Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức giám sát, điều tra, xử lý dịch tại khu vực có ca bệnh, ổ dịch, khu vực nguy cơ như tại thôn 1 (Thượng Mỗ, Đan Phượng), tổ 10 (Kim Liên, Đống Đa), thôn Giếng (Hữu Bằng, Thạch Thất), tổ 13 (Phú Lương, Hà Đông).

CDC Hà Nội nhận định, số mắc sốt xuất huyết ghi nhận có xu hướng gia tăng, một số ổ dịch kéo dài, tiếp tục ghi nhận bệnh nhân. Bệnh ho gà tiếp tục ghi nhận rải rác, chủ yếu là ở trẻ nhỏ chưa đến tuổi tiêm chủng vắc xin hoặc chưa được tiêm đầy đủ. Bệnh tay chân miệng phần lớn là ca bệnh tản phát, dự báo tiếp tục ghi nhận rải rác trong thời gian tới.

Bệnh dại đang có diễn biến phức tạp trên động vật; Từ đầu năm 2024 đến nay có 6 ổ dịch dại trên chó đều tại huyện Sóc Sơn. Đồng thời, đã ghi nhận chó dại cắn người nên nguy cơ có thể ghi nhận ca bệnh dại trên người trong thời gian tới nếu người dân không thực hiện đầy đủ các biện pháp điều trị dự phòng sau phơi nhiễm theo khuyến cáo của ngành y tế.

Trong thời gian tới, CDC Hà Nội thực hiện giám sát các khu vực ổ dịch sốt xuất huyết đang hoạt động, khu vực nguy cơ cao tại Yên Sở - Hoài Đức; Hiệp Thuận -Phúc Thọ; Sơn Hà- Phú Xuyên; Dương Nội- Hà Đông; Cao Dương- Thanh Oai; Ô Chợ Dừa- Đống Đa. Giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm tại cộng đồng và các cơ sở khám chữa bệnh được phân cấp nhằm nắm bắt tình hình dịch bệnh và tổ chức điều tra, xử lý kịp thời ca bệnh, ổ dịch.

Sở Y tế tiếp tục chỉ đạo CDC Hà Nội, Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn phối hợp với cơ quan thú y tổ chức triển khai các biện pháp phòng chống bệnh dại trên động vật tại huyện Sóc Sơn, đặc biệt là tại các xã có ổ dịch để nhanh chóng khống chế dịch, hạn chế tối đa dịch, bệnh lây sang người. Chỉ đạo các trạm y tế xã tiếp tục rà soát, giám sát, nhắc nhở người phơi nhiễm với chó dại đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch theo phác đồ.

Tăng cường công tác truyền thông, thông tin kịp thời, đầy đủ về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống một số dịch, bệnh như sốt xuất huyết, ho gà, sởi, viêm não Nhật Bản, tay chân miệng,… Với các bệnh có vắc xin, khuyến cáo người dân chủ động tiêm chủng phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch theo hướng dẫn của ngành y tế.

Ngành y tế Hà Nội phấn đấu trên 95% dân số tham gia bảo hiểm y tế Ngành y tế Hà Nội phấn đấu trên 95% dân số tham gia bảo hiểm y tế
Kiện toàn Ban Chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm thành phố Hà Nội Kiện toàn Ban Chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm thành phố Hà Nội
Nghề ướp trà sen Quảng An trở thành Di sản phi vật thể quốc gia Nghề ướp trà sen Quảng An trở thành Di sản phi vật thể quốc gia
Việt Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cơ thể sẽ thay đổi ra sao khi ăn quá nhiều muối mỗi ngày?

Cơ thể sẽ thay đổi ra sao khi ăn quá nhiều muối mỗi ngày?

Ăn quá nhiều muối mỗi ngày có thể gây ra nhiều thay đổi tiêu cực cho cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe ngắn hạn và dài hạn.
Vắc xin phòng sởi tiêm mấy mũi là đủ?

Vắc xin phòng sởi tiêm mấy mũi là đủ?

Sởi là bệnh truyền nhiễm và có thể bùng phát thành dịch. Bệnh lây lan qua đường hô hấp do virus sởi gây ra và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Ngủ trưa bao nhiêu phút là đủ?

Ngủ trưa bao nhiêu phút là đủ?

Theo các chuyên gia về giấc ngủ, thời gian ngủ trưa lý tưởng nên nằm trong khoảng 10-30 phút. Dưới đây là lý do và một số đối tượng nên ngủ trưa.
Dấu hiệu của bệnh sỏi thận

Dấu hiệu của bệnh sỏi thận

Bệnh sỏi thận là một bệnh lý phổ biến trong hệ tiết niệu. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nằm ngoài vành đai lửa, Việt Nam có an toàn trước động đất?

Nằm ngoài vành đai lửa, Việt Nam có an toàn trước động đất?

Một bản đồ địa chấn mới công bố từ Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho thấy thực tế: Đông Nam Á là khu vực có hoạt động địa chấn dữ dội bậc nhất thế giới.
Ăn cá ngừ thế nào tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng?

Ăn cá ngừ thế nào tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng?

Cá ngừ là một loại thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một số điều khi sử dụng để đảm bảo an toàn và tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng.
Đừng để nỗi đau bệnh dại kéo dài

Đừng để nỗi đau bệnh dại kéo dài

Bệnh nhân bị chó nhà cắn nhưng không tiêm ngừa, tự xử lý vết thương tại nhà. Sau 2 tháng, bệnh nhân tử vong. Đây là ca tử vong thứ hai nghi do bệnh dại xảy ra tại tỉnh Bình Thuận từ đầu năm đến nay.
37 người nhập viện sau khi ăn bánh mì, Cục An toàn thực phẩm vào cuộc

37 người nhập viện sau khi ăn bánh mì, Cục An toàn thực phẩm vào cuộc

Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP.HCM tổ chức điều tra để xác định rõ nguyên nhân vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm khiến 37 người phải nhập viện sau khi ăn bánh mì.
Bộ Y tế tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch sởi tại thành phố Đà Nẵng

Bộ Y tế tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch sởi tại thành phố Đà Nẵng

Trong ba tháng qua, Đà Nẵng đã ghi nhận 3.074 ca mắc sởi, trong đó hơn một nửa là trẻ đang đi học. Trước tình hình này, các bệnh viện trên địa bàn đã xây dựng kế hoạch ứng phó dịch nhằm kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan.
Miền Bắc sắp đón thêm đợt không khí lạnh

Miền Bắc sắp đón thêm đợt không khí lạnh

Theo dự báo, từ ngày 1/4, cường độ không khí lạnh suy yếu dần, khoảng ngày 5/4, bộ phận không khí lạnh tăng cường trở lại miền Bắc.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động