Những thực phẩm “đại kỵ” với vải ai cũng cần biết

Vải thiều vào mùa mang đến vị ngọt hấp dẫn nhưng nếu ăn sai cách hoặc kết hợp với thực phẩm “đại kỵ”, có thể gây hại cho sức khỏe.
Nhiệt miệng uống gì cho nhanh khỏi? Dâu tằm – Loại quả quý hay “con dao hai lưỡi”? Các loại trái cây bổ sung protein

Tháng 6 là thời điểm vải thiều bước vào mùa thu hoạch, đặc biệt tại các vùng trồng nổi tiếng như Lục Ngạn (Bắc Giang) và Thanh Hà (Hải Dương). Với vị ngọt đậm, cùi dày mọng nước, vải không chỉ được ưa chuộng để giải nhiệt mà còn là món tráng miệng quen thuộc của nhiều gia đình.

Tháng 6 là thời điểm vải thiều bước vào mùa thu hoạch
Tháng 6 là thời điểm vải thiều bước vào mùa thu hoạch.

Tuy nhiên, theo bác sĩ Trần Quốc Bảo (chuyên khoa Tiêu hóa – Bệnh viện Nội tiết Trung ương), vải thiều có hàm lượng đường cao và tính nhiệt mạnh, nếu ăn không đúng cách hoặc kết hợp sai thực phẩm có thể gây loạt vấn đề sức khỏe như tăng đường huyết, nổi mụn, rối loạn tiêu hóa và ảnh hưởng gan.

Những thực phẩm “đại kỵ” với vải thiều

Thực phẩm nhiều đường

Vải chứa khoảng 15% đường, chủ yếu là glucose và fructose. Việc ăn vải cùng lúc với các món nhiều đường như bánh kẹo, mật ong, kem... có thể khiến đường huyết tăng nhanh, gây mệt mỏi, nóng trong. Người bị tiểu đường tuyệt đối không nên ăn vải, còn người bình thường nên đợi ít nhất 6 tiếng trước khi dùng các món ngọt sau khi ăn vải.

Hải sản

Một số gia đình có thói quen tráng miệng bằng vải sau bữa tiệc hải sản. Theo bác sĩ Bảo, sự kết hợp này có thể khiến đường fructose trong vải phản ứng với protein, canxi trong hải sản, gây đầy bụng, tiêu chảy, nhất là ở người có hệ tiêu hóa yếu hoặc mắc bệnh dạ dày – đại tràng.

Thực phẩm có tính nóng

Vải có tính nhiệt cao. Nếu ăn cùng thịt cừu, bò, rượu vang trắng – vốn cũng là những thực phẩm sinh nhiệt – sẽ dễ gây khô miệng, táo bón, nổi mụn. Sau khi ăn vải, nên bổ sung rau mát như bí đao, mướp hoặc uống nước đậu xanh để cân bằng nhiệt trong cơ thể.

Rượu bia

Kết hợp vải với rượu bia là sai lầm phổ biến trong các bữa tiệc hè.
Kết hợp vải với rượu bia là sai lầm phổ biến trong các bữa tiệc hè.

Kết hợp vải với rượu bia là sai lầm phổ biến trong các bữa tiệc hè. Cả đường và cồn đều tạo gánh nặng cho gan. Người có tiền sử viêm gan, gan nhiễm mỡ, men gan cao nên tuyệt đối tránh. Việc thường xuyên ăn vải kèm đồ uống có cồn có thể dẫn đến tăng men gan, đau tức vùng gan, suy giảm chức năng gan.

Dưa chuột, cà rốt

Hai loại rau này chứa enzyme ascorbinase – chất phá hủy vitamin C trong vải, làm giảm giá trị dinh dưỡng. Tốt nhất nên ăn riêng để cơ thể hấp thụ tối đa dưỡng chất.

Những điều cần tránh khi ăn

Không ăn quá nhiều vải thiều cùng một lúc

Dù ngon miệng, mỗi lần chỉ nên ăn khoảng 10 quả với người lớn, 3–4 quả với trẻ em. Ăn nhiều có thể gây đau họng, buồn nôn, chóng mặt, nổi mẩn hoặc mệt mỏi toàn thân. Trẻ nhỏ cần được người lớn giám sát kỹ khi ăn vì nguy cơ hóc rất nguy hiểm.

Không ăn vải thiều khi đói

Hàm lượng đường cao trong vải có thể kích thích mạnh niêm mạc dạ dày, gây đau quặn, đầy hơi, rối loạn chuyển hóa nếu ăn lúc bụng rỗng.

Không ăn vải thiều khi cơ thể đang nhiệt

Với người đang bị nổi mụn, mẩn đỏ, rôm sảy… việc ăn vải dễ khiến tình trạng thêm trầm trọng.
Với người đang bị nổi mụn, mẩn đỏ, rôm sảy… việc ăn vải dễ khiến tình trạng thêm trầm trọng.

Với người đang bị nổi mụn, mẩn đỏ, rôm sảy… việc ăn vải dễ khiến tình trạng thêm trầm trọng. Đây là nhóm đối tượng cần hạn chế tối đa.

Không ăn vải khi chuẩn bị phẫu thuật

Nhiều nghiên cứu cho thấy vải có thể ảnh hưởng đến đường huyết nếu ăn sát thời điểm mổ. Do đó, cần tránh tiêu thụ vải trước phẫu thuật ít nhất 2 tuần.

Những đối tượng không nên ăn vải

Trẻ em: Hệ tiêu hóa còn non yếu, dễ bị đầy bụng hoặc hóc vải nếu không được giám sát.

Người bị tiểu đường: Hàm lượng đường cao trong vải có thể gây tăng đường huyết đột ngột.

Phụ nữ mang thai: Nhất là thai phụ có nguy cơ tiểu đường thai kỳ hoặc hay nóng trong.

Người đang giảm cân: Vải là trái cây giàu đường và calo, không phù hợp với chế độ ăn kiêng giảm béo.

Vải thiều là loại trái cây thơm ngon và bổ dưỡng, nhưng cần tiêu thụ đúng cách, đúng liều lượng và tránh kết hợp với những thực phẩm "đại kỵ". Ăn thông minh sẽ giúp bạn thưởng thức trọn vẹn hương vị vải mà vẫn bảo vệ sức khỏe trong mùa hè.

Kombucha – Thức uống lên men từ trà, lợi khuẩn và hàng loạt lợi ích cho sức khỏe Kombucha – Thức uống lên men từ trà, lợi khuẩn và hàng loạt lợi ích cho sức khỏe
Rong biển: Siêu thực phẩm bổ dưỡng, nhưng đừng lạm dụng Rong biển: Siêu thực phẩm bổ dưỡng, nhưng đừng lạm dụng
Rau cần – món ăn bổ dưỡng nhưng tiềm ẩn nguy cơ nhiễm sán nếu ăn sống Rau cần – món ăn bổ dưỡng nhưng tiềm ẩn nguy cơ nhiễm sán nếu ăn sống
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Lối sống hiện đại – “kẻ tiếp tay” cho suy thận ở giới trẻ

Lối sống hiện đại – “kẻ tiếp tay” cho suy thận ở giới trẻ

Suy thận không còn là bệnh của người già. Ngày càng nhiều người trẻ, đặc biệt dưới 40 tuổi, mắc bệnh do lối sống thiếu lành mạnh và tâm lý chủ quan với sức khỏe.
Phương pháp kiểm soát căn bệnh thoái hóa khớp gối

Phương pháp kiểm soát căn bệnh thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là bệnh xương khớp phổ biến, dù không thể chữa khỏi nhưng có thể kiểm soát tốt triệu chứng và cải thiện vận động.
Dâu tằm – Loại quả quý hay “con dao hai lưỡi”?

Dâu tằm – Loại quả quý hay “con dao hai lưỡi”?

Giàu dưỡng chất và chất chống oxy hóa, dâu tằm mang đến nhiều lợi ích. Tuy nhiên, nếu dùng sai cách có thể tạo ra nhiều rủi ro cho sức khỏe.
Sĩ tử cần làm gì để giữ gìm sức khỏe mùa thi?

Sĩ tử cần làm gì để giữ gìm sức khỏe mùa thi?

Không chỉ ôn luyện kiến thức, sĩ tử cần chú trọng dinh dưỡng, giấc ngủ và sức khỏe tinh thần để đạt phong độ tốt nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Căn bệnh âm thầm từ thói quen ngồi nhiều, đứng lâu

Căn bệnh âm thầm từ thói quen ngồi nhiều, đứng lâu

Tình trạng đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu tưởng chừng vô hại nhưng lại là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy giãn tĩnh mạch chi dưới, đặc biệt trong các ngành nghề đặc thù.
Có nên gội đầu mỗi ngày?

Có nên gội đầu mỗi ngày?

Nhiều người có thói quen gội đầu mỗi ngày để giữ tóc sạch và bóng khỏe, tuy nhiên các chuyên gia cảnh báo rằng việc lạm dụng có thể gây phản tác dụng, ảnh hưởng đến da đầu và chất lượng tóc.
Tổ yến bổ dưỡng, nhưng không phải ai cũng nên dùng

Tổ yến bổ dưỡng, nhưng không phải ai cũng nên dùng

Tổ yến là thực phẩm quý được nhiều người tin dùng để bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp với loại thực phẩm này.
Sở Y tế Thanh Hóa khuyến cáo không sử dụng dầu phong thấp Trường Thọ giả

Sở Y tế Thanh Hóa khuyến cáo không sử dụng dầu phong thấp Trường Thọ giả

Trước tình trạng xuất hiện dầu phong thấp Trường Thọ giả trên thị trường, Sở Y tế Thanh Hóa đã phát đi thông báo khẩn, khuyến cáo người dân không sử dụng sản phẩm không rõ nguồn gốc, đồng thời phối hợp các cơ quan tăng cường quản lý thị trường nhằm ngăn chặn thuốc giả lưu hành.
Thêm 4 nhóm được cấp thẻ BHYT miễn phí từ 1/7

Thêm 4 nhóm được cấp thẻ BHYT miễn phí từ 1/7

Từ ngày 1/7, Luật BHYT sửa đổi bổ sung thêm 4 nhóm được cấp thẻ BHYT miễn phí, nâng tổng số nhóm do ngân sách nhà nước chi trả lên 20.
Ngủ cùng thú cưng có phải thói quen an toàn?

Ngủ cùng thú cưng có phải thói quen an toàn?

Nhiều người xem chó mèo như người thân và cho ngủ chung giường để tăng sự gắn kết. Nhưng liệu thói quen này có gây ảnh hưởng đến sức khỏe?
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động