Những tác hại khôn lường của sữa giả đối với sức khoẻ
Bác sĩ chia sẻ vai trò của sữa và cách "né" sữa giả Bộ Y tế lên tiếng về vụ sữa bột giả Vụ 573 loại sữa bột giả: Chiêu trò trốn thuế "ve sầu thoát xác" diễn ra thế nào? |
PGS.TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, sữa là thực phẩm bổ sung dinh dưỡng phổ biến, cần thiết cho nhóm có nhu cầu chăm sóc sức khỏe đặc biệt như trẻ nhỏ, người cao tuổi, người ốm, người bệnh mạn tính và phụ nữ mang thai.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, tình trạng sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng dưới mác sản phẩm sữa đang có xu hướng gia tăng, với diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi.
![]() |
Sữa giả ảnh hướng đến sức khỏe. |
Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, mà còn làm tổn hại đến uy tín của các doanh nghiệp và lòng tin vào thị trường sữa trong nước. Các sản phẩm sữa giả và kém chất lượng chủ yếu tập trung vào nhóm đối tượng như trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi, và những người có bệnh nền.
Tác hại của sữa giả đối với sức khỏe
Sữa giả thường không đảm bảo chất lượng và có thể chứa các thành phần độc hại như hóa chất, tạp chất, hay các chất bảo quản không rõ nguồn gốc. Các thành phần này có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính, đặc biệt nguy hiểm khi sử dụng lâu dài.
Theo bác sĩ Hưng, việc thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng như protein, canxi, sắt, vitamin D, DHA trong sữa giả sẽ làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể. Những tác động tiêu cực này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể mà còn gây hại nghiêm trọng đối với sự phát triển của trẻ em, sức khỏe của phụ nữ mang thai và người cao tuổi.
Một trong những hậu quả nghiêm trọng của việc sử dụng sữa giả là thiếu hụt dinh dưỡng, gây dị ứng, rối loạn tiêu hóa, thậm chí ngộ độc. Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ, việc sử dụng sữa giả có thể làm giảm sự phát triển thể chất và trí tuệ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trong giai đoạn tăng trưởng. Với trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ thiếu hụt dưỡng chất thiết yếu hoặc sống phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng từ sữa, hậu quả còn nghiêm trọng hơn.
Không chỉ gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ, sữa giả còn tiềm ẩn mối đe dọa lớn đối với phụ nữ mang thai. Việc sử dụng sữa không đạt chuẩn có thể dẫn đến thiếu hụt các vi chất quan trọng như canxi, acid folic, từ đó làm tăng nguy cơ thai nhi nhẹ cân, sinh non hoặc mắc dị tật.
Đối với người cao tuổi, việc sử dụng sữa giả có thể dẫn đến loãng xương, rối loạn chuyển hóa, thậm chí là ngộ độc do chức năng tiêu hóa suy giảm.
![]() |
Đối với người cao tuổi, việc sử dụng sữa giả có thể dẫn đến loãng xương, rối loạn chuyển hóa, thậm chí là ngộ độc do chức năng tiêu hóa suy giảm. |
Đặc biệt, đối với bệnh nhân tiểu đường, ung thư hoặc những người mắc bệnh mạn tính, sữa chuyên biệt đóng vai trò quan trọng trong chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên, theo bác sĩ Hoàn, một số sản phẩm sữa giả đã được phát hiện có chứa đường công nghiệp hoặc chất làm ngọt không phù hợp, có thể làm tăng đường huyết, gây nguy cơ hôn mê hoặc đột quỵ.
Cách nhận diện và phòng tránh sữa giả
Bác sĩ Hưng cho biết, việc xác định sữa thật hay giả chỉ bằng mắt thường là điều rất khó khăn. Tuy nhiên, khi mua sữa, phụ huynh cần đọc kỹ thông tin trên bao bì và nhãn sản phẩm, bao gồm tên sản phẩm, tên công ty sản xuất, địa chỉ, số điện thoại liên hệ và hạn sử dụng.
Nếu sản phẩm là sữa nhập khẩu, cần kiểm tra xem có nhãn phụ bằng tiếng Việt hay không. Ngoài ra, cần tránh các sản phẩm có dấu hiệu bị tẩy xóa, hộp sữa bị móp méo hoặc không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Các sản phẩm sữa xách tay hoặc không có chứng nhận từ cơ quan kiểm định cũng cần được xem xét kỹ lưỡng trước khi sử dụng.
Ngoài ra, người tiêu dùng nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm sữa từ các thương hiệu uy tín, đã được kiểm định và cấp phép. Việc nâng cao nhận thức và sự cảnh giác đối với sữa giả là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là đối với những người có hệ miễn dịch yếu, trẻ em và phụ nữ mang thai.
Để đảm bảo sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ em và phụ nữ mang thai, cộng đồng cần nhận thức rõ về các nguy cơ liên quan đến sữa giả. Chỉ sử dụng các sản phẩm đã được kiểm nghiệm và có nguồn gốc rõ ràng. Điều này không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe cá nhân mà còn góp phần vào việc xây dựng một thị trường tiêu dùng lành mạnh và an toàn.
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Điểm tên những thực phẩm âm thầm làm đường huyết tăng nhanh

Đừng xem nhẹ việc ho nhẹ và sổ mũi ở trẻ

Dấu hiệu bất thường ở bàn chân "tố cáo" bệnh gì?

Loại cây dân dã được ví như "sâm của người nghèo", người Việt trồng từ lâu

Cụ bà 85 tuổi nguy kịch vì hóc xoài

Mặt sưng phù vì tin kem trị mụn "từ thiên nhiên" trên TikTok

Bộ Y tế lên tiếng về vụ sữa bột giả

Ngủ ngon hơn với quy tắc "10-3-2-1-0" của chuyên gia

Bác sĩ chia sẻ vai trò của sữa và cách "né" sữa giả
