Những điều chưa biết về củ dong

Củ dong cũng tương tự như các thực phẩm thuộc nhóm ngũ cốc, có thể được sử dụng thay thế cho lúa gạo hoặc trở thành nguyên liệu để sản xuất miến.
Xưa là củ dùng thay thế gạo, nay là "món quà quê" bổ dưỡng cho sức khoẻ Loại củ xấu xí nhưng lại chứa thành phần dinh dưỡng cực cao Loại củ mọc đầy vườn không ai ngó, bất ngờ có công dụng phòng tránh đột quỵ cực tốt
Những điều chưa biết về củ dong
Củ dong.

Củ dong riềng (danh pháp khoa học: Maranta Arundinacea) là rễ dạng củ của cây dong riềng, một loài cây tương đối phổ biến ở Việt Nam. Củ dong riềng thường được người dân nước ta luộc để ăn với vị ngọt khá lạ miệng.

Bột dong riềng được làm ra từ những củ dong tươi với nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe của người dùng. Bên cạnh hàm lượng protein cao thì bột dong còn có nhiều dưỡng chất dồi dào khác. Đặc biệt, bột củ dong có thể sử dụng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ để cải thiện tình trạng của hệ tiêu hóa.

Trung bình, cứ 120g củ dong tươi sẽ có 78 Calo, 16g carbohydrate, 2g chất xơ, 5g protein, 102% vitamin B9, 17% P, 15% Fe, 11% Ka,... cùng nhiều dưỡng chất khác.

Những lợi ích tiềm năng từ củ dong

Từ xưa, loại củ này đã từng được sử dụng phổ biến vì các đặc tính dược lý của nó. Hầu hết các lợi ích sức khỏe mà loại củ này mang lại đều liên quan đến thành phần tinh bột cũng như các hợp chất khác.

Hỗ trợ giảm cân

Bột củ dong chứa khoảng 32% kháng tinh bột – loại tinh bột mà cơ thể không thể tiêu hóa được. Khi trộn lẫn với nước sẽ tạo thành dạng gel nhớt và hoạt động giống như chất xơ hòa tan ở trong ruột.

Thực phẩm giàu chất xơ và kháng tinh bột sẽ làm chậm tốc độ tiêu hóa, mang lại cảm giác no lâu khi ăn. Do đó, bạn sẽ điều chỉnh được cảm giác thèm ăn và có thể hỗ trợ quá trình giảm cân.

Trong một nghiên cứu thực hiện trên 20 người trưởng thành, những người sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung 48g kháng tinh bột đã tiêu thụ ít calo hơn đáng kể trong vòng 24 giờ, so với nhóm đối chứng.

Hàm lượng protein trong củ dong cũng giúp bạn có cảm giác no lâu hơn.

Có khả năng chống tiêu chảy

Sử dụng củ dong có thể giúp điều trị tiêu chảy do chúng giúp định hình khối phân và bù nước cho cơ thể.

Tiêu chảy nghiêm trọng có thể dẫn đến mất nước, thậm chí gây tử vong, nhất là trên đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ em.

Một nghiên cứu kéo dài 1 tháng, tiến hành trên 11 người bị tiêu chảy và được uống 2 muỗng cà phê (tương đương 10mg) bột củ dong 3 lần/ngày. Kết quả cho thấy họ ít bị tiêu chảy và đau bụng hơn.

Chính hàm lượng tinh bột cao ở loại thảo dược này đã mang lại tác dụng trên, giúp làm tăng kích thước và tính đồng nhất cho khối phân. Từ đó, tần suất bị đại tiện sẽ được giảm xuống.

Một nghiên cứu thực hiện trên động vật cho thấy đun sôi bột củ dong rồi lấy nước sử dụng đã làm giảm tỷ lệ tiêu chảy do dịch tả hiệu quả hơn cả giải pháp bù nước do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ban hành.

Tuy nhiên, vẫn cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa để chứng minh tác dụng này.

Bổ trợ hệ thống miễn dịch

Hàm lượng kháng tinh bột trong củ dong có khả năng kích thích hệ thống miễn dịch.

Thực tế, loại củ này là một prebiotic tiềm năng, một loại chất xơ tạo môi trường cho vi khuẩn đường ruột phát triển.

Các vi khuẩn có lợi trong đường ruột có thể làm tăng cường sức khỏe của hệ miễn dịch vì chúng sản xuất ra nhiều vitamin và giúp hấp thu nhiều khoáng chất quan trọng mà hệ miễn dịch cần để hoạt động hiệu quả. Hơn nữa, chúng thậm chí còn ảnh hưởng đến cách cơ thể phản ứng lại nhiều bệnh lý.

Một nghiên cứu thực hiện trong 14 ngày ở chuột được cho ăn bột củ dong đã nhận thấy, nồng độ các globulin miễn dịch G, A và M trong máu tăng đáng kể. Các globulin đó là những kháng thể khác nhau giúp bảo vệ bạn khỏi những tác nhân gây hại.

Các nghiên cứu trong ống nghiệm khác cũng cho kết quả tương tự nhưng cần có nhiều nghiên cứu trên con người hơn nữa.

Phù hợp cho chế độ ăn không gluten

Củ dong tự nhiên không chứa gluten, tương tự như đa số các loại củ khác. Bột từ loại củ này có thể được sử dụng để thay thế cho bột mì.

Những người mắc bệnh celiac – một rối loạn đường tiêu hóa phổ biến mà gluten sẽ gây viêm ruột non ở người mắc phải – cần phải tránh hoàn toàn việc hấp thu loại protein này. Các loại ngũ cốc như lúa mạch, lúa mì hay lúa mạch đen cũng như các sản phẩm từ chúng đều có chứa gluten.

Thành phần kháng tinh bột trong củ dong đặc biệt phù hợp cho những sản phẩm không chứa gluten vì có thể giúp cải thiện kết cấu, độ giòn và cả hương vị.

Bột củ dong có thể dùng hỗ trợ điều trị tiêu chảy khá hiệu quả.
Bột củ dong có thể dùng hỗ trợ điều trị tiêu chảy khá hiệu quả.

Cách sử dụng củ dong hiệu quả

Củ dong có thể được sử dụng ngay ở dạng tươi hoặc có thể chế biến thành bột.

Bột củ dong được sử dụng trong một số trường hợp như tạo độ đặc cho nước sốt, các loại bánh như bánh pudding hay thạch. Hơn nữa, nhà chế biến cũng sử dụng bột củ dong như một thành phần trong các món nướng chẳng hạn như bánh quy, bánh ngọt. Bên cạnh đó, bột củ dong còn được sử dụng để thay thế bột mì trong một số công thức chế biến món ăn cho những người phải kiêng hoặc tránh hoàn toàn thành phần gluten trong củ dong.

Ngoài ra, nhờ vào khả năng hấp thụ dầu tốt của củ dong, nên bột dong được sử dụng trong một số loại mỹ phẩm như:

Dầu gội khô: Để giúp làm cho tóc sạch bóng mà không cần phải gội đầu dùng đến nước.

Khử mùi hôi hiệu quả: Bạn có thể sử dụng bột củ dong kết hợp cùng với một số thành phần khác như; dầu dừa, baking soda với lượng tương đương nhau. Sản phẩm này có tác dụng khử mùi hôi rất hiệu quả

Sử dụng bột củ dong thay thế bột talc, hoặc làm phấn cho em bé. Bột của củ dong có tác dụng giữ ẩm da và làm cho làn da trở nên mịn màng hơn.

Cách dùng củ dong để làm miến

Củ dong rất tốt cho sức khoẻ nhưng ít người ăn
Nhà nông thu hoạc dong

Củ dong riềng cũng chính là loại cây lương thực được người dân Bắc bộ gieo trồng. Ngoài ra, có một số địa phương gọi tên cho củ này là củ chóc hay củ chuối... Củ có chứa nhiều tinh bột giúp sợi miến khi làm ra có độ dai giòn thơm ngon. Hiện nay quy trình xử lý vẫn được bảo toàn theo cách truyền thống tại một số làng nghề lâu đời.

Sợi miến được làm theo quy trình thủ công sẽ được giữ lại gần 100% hàm lượng tinh bột vốn có của nó. Hơn nữa miến được sản xuất bằng phương thức truyền thống có độ an toàn và ít tạp chất. Ngoài đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không dùng chất bảo quản thì đây là cách để bảo tồn giá trị cho làng nghề làm miến lâu đời.

Cách dùng củ dong làm miến diễn ra thế nào

Quy trình sản xuất ra sợi miến cần trải qua nhiều công đoạn chắt lọc thau rửa bột củ dong riềng. Đầu tiên chính là củ dong thu hoạch sẽ được làm sạch để xay thành bột.

Bột củ dong riềng luộc sẽ được thau rửa nhiều lần, mục đích là loại bỏ hết tạp chất và nâng cao tính vệ sinh.Trong quá trình ngâm bột để lọc bỏ tạp chất, người thợ sẽ dùng natrisunfuric (NaHSO3). Do hóa chất này được cho phép dùng với thực phẩm nên chỉ cần chú ý liều lượng vừa đủ thì sẽ không gây hại cho sức khỏe.

Theo công thức kinh nghiệm thì 100kg tinh bột củ dong làm miến sẽ cần dùng 50 lít nước sạch. Sau khi trộn bột với nước thì tiến hành khuấy đều để hỗn hợp hòa quyện.Sau đó sẽ để chờ trong 3 giờ. Qua khoảng thời gian này, tinh bột củ dong sẽ lắng xuống còn tạp chất thì nổi dần lên bề mặt và khiến nước bị đổi màu. Thực hiện khoảng 3 lần như vậy màu nước rửa sẽ trong dần. Cũng nhờ sự cẩn thận tỉ mỉ trong từng công đoạn của người thợ mà làng nghề làm miến thủ công vẫn rất được yêu thích.

Thị trường miến sạch Việt Nam đã có một quãng đường dài phát triển trong suốt 80 năm để làm nên tên tuổi và thương hiệu. Đồng thời thị trường tiêu thụ cũng không ngừng được mở rộng và xuất hiện ở rộng khắp các tỉnh thành trên toàn quốc.

Bột củ dong riềng sau khi xử lý sẽ được mang qua máy trộn bột và nước cùng một số phụ liệu rồi tiến hành sản xuất. Khâu này sẽ tạo ra sợi miến tươi và được chia ra các sào tiện cho phơi khô đóng gói. Miến được phơi dưới nắng đến khi khô lại đóng gói sẽ có thể kéo dài thời gian sử dụng đồng thời bảo toàn độ thơm ngon khi dùng.

Công dụng của miến dong

Củ dong rất tốt cho sức khoẻ nhưng ít người ăn
Sản phẩm miến làm từ củ dong

Miến dong được cho là mang lại nhiều công dụng tích cực đối với sức khỏe. Tuy nhiên hiện nay các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục phân tích và làm thí nghiệm để tìm ra tất cả những ưu điểm của thực phẩm này.

Trong thành phần củ dong ngoài tinh bột thì còn có protein. Thêm vào đó tính mát vị ngọt tự nhiên của củ dong là lý do khiến miến này được sử dụng cho bà bầu và em bé bắt đầu tập ăn.

Điểm nổi bất nhất chính là hàm lượng tinh bột cao nhưng miến củ dong lại có tính mát và bổ sung nhiều chất xơ cho cơ thể. Nhờ đó ăn miến dong cũng có thể giúp bản quản lý cân nặng hiệu quả. Lượng calo và chất béo của miến dong được cho là khá thấp, vì vậy rất phù hợp với người thừa cân béo phì.

Hơn thế, người mắc bệnh tim mạch có thể dùng thực phẩm này. Ngoại trừ thơm ngon bổ dưỡng nó sẽ giúp ổn định chỉ số đường huyết cho cơ thể. Thêm vào đó chất xơ sẽ giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt và tăng khả năng trao đổi chất cho cơ thể.

Miến dong có thể làm món ăn gì?

Trong mâm cơm ngày Tết miến dong gần như là món không thể thiếu.Không chỉ nấu miến nước, miến có thể chế biến xào hoặc trộn cùng để ăn.Ngoài ra món chả nem truyền thống cũng được sử dụng miến để tạo độ sai ngọt khi ăn.

Trên đây là cách dùng củ dong riềng để làm miến cho bạn tham khảo. Ngoài ra nếu bạn muốn sử dụng miến có thương hiệu và đảm bảo hãy tìm hiểu thật kỹ thông tin hoạt động của doanh nghiệp đó.

Xưa là củ dùng thay thế gạo, nay là Xưa là củ dùng thay thế gạo, nay là "món quà quê" bổ dưỡng cho sức khoẻ
Loại củ xấu xí nhưng lại chứa thành phần dinh dưỡng cực cao Loại củ xấu xí nhưng lại chứa thành phần dinh dưỡng cực cao
Loại củ mọc đầy vườn không ai ngó, bất ngờ có công dụng phòng tránh đột quỵ cực tốt Loại củ mọc đầy vườn không ai ngó, bất ngờ có công dụng phòng tránh đột quỵ cực tốt
Anh Minh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Những thói quen âm thầm bào mòn xương khớp của bạn mỗi ngày

Những thói quen âm thầm bào mòn xương khớp của bạn mỗi ngày

Ít ai biết rằng bộ khung xương dẻo dai của chúng ta có thể bị bào mòn chỉ vì những thói quen nhỏ như uống soda, thiếu ngủ hay ở trong nhà cả ngày
Những loại nước không nên uống khi bụng đói buổi sáng

Những loại nước không nên uống khi bụng đói buổi sáng

Sau một đêm dài, cơ thể cần bổ sung nước để tỉnh táo và khởi động hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, một số loại nước nếu uống ngay lúc bụng đói lại có thể gây hại cho sức khỏe.
Uống gì để da trẻ, sáng và mịn màng?

Uống gì để da trẻ, sáng và mịn màng?

Làn da tươi trẻ không chỉ đến từ kem dưỡng mà còn nhờ dinh dưỡng từ bên trong. Cùng khám phá những loại nước giúp cải thiện độ đàn hồi, cấp ẩm và chống lão hóa cho làn da.
Những thói quen đơn giản giúp ngăn ngừa sỏi thận hiệu quả

Những thói quen đơn giản giúp ngăn ngừa sỏi thận hiệu quả

Sỏi thận có thể gây đau đớn dữ dội khi phát triển. Tuy nhiên, chỉ với vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa căn bệnh này.
Những sai lầm phổ biến khi dùng thuốc nhỏ mắt

Những sai lầm phổ biến khi dùng thuốc nhỏ mắt

Dùng thuốc nhỏ mắt sai cách không chỉ làm giảm hiệu quả điều trị mà còn tăng nguy cơ viêm, tổn thương mắt. Nhiều người vẫn mắc phải những lỗi cơ bản mà không hề hay biết.
Những thời điểm vàng để uống nước tốt cho sức khỏe

Những thời điểm vàng để uống nước tốt cho sức khỏe

Không chỉ là nhu cầu sinh tồn, uống nước đúng lúc còn mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe như giảm mệt mỏi, hỗ trợ tiêu hóa và điều hòa thân nhiệt.
Điều gì xảy ra khi ăn quá nhiều mít?

Điều gì xảy ra khi ăn quá nhiều mít?

Không ít người yêu thích mít vì vị ngọt thơm, song ăn quá mức có thể gây đầy hơi, mụn nhọt, tăng huyết áp hoặc nguy hiểm với người bệnh gan thận.
Nấm đông cô – Món ngon “dưỡng sinh” từ thiên nhiên

Nấm đông cô – Món ngon “dưỡng sinh” từ thiên nhiên

Giàu dưỡng chất, hỗ trợ tim mạch, tăng đề kháng và phòng ngừa ung thư, nấm đông cô không chỉ là nguyên liệu ẩm thực quen thuộc mà còn được xem như một “bài thuốc” quý cho sức khỏe.
Người bệnh mạn tính được kê đơn thuốc ngoại trú tới 3 tháng từ 1/7

Người bệnh mạn tính được kê đơn thuốc ngoại trú tới 3 tháng từ 1/7

Thay vì chỉ được kê thuốc 30 ngày như trước, từ ngày 1/7, người bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường có thể sẽ được bác sĩ kê đơn dùng trong 90 ngày.
Tắm sai cách, hại da mà không biết

Tắm sai cách, hại da mà không biết

Tắm tưởng chừng là hoạt động đơn giản hằng ngày, song không ít người lại vô tình mắc phải những sai lầm gây hại cho làn da và sức khỏe tổng thể.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động