Người bệnh tiểu đường nên ăn mấy quả vải một ngày?

Vải đang vào mùa, loại trái cây này được nhiều người Việt Nam yêu thích. Vải có vị ngọt, vậy người bệnh tiểu đường có thể ăn vải được không, nếu được thì mấy quả một ngày là hợp lý?
Thưởng thức quả vải, trúng thưởng vé máy bay khứ hồi Úc - Việt Nam 6 loại quả ở Việt Nam bán rẻ như cho, ra nước ngoài đắt gấp chục lần Một số bài thuốc chữa bệnh từ quả vải
vải cung cấp nhiều chất xơ, vitamin và chất khoáng
Vải cung cấp nhiều chất xơ, vitamin và chất khoáng.

Bác sĩ Võ Trần Nguyên Duy, khoa Nội tiết – Đái tháo đường, BVĐK Tâm Anh TP.HCM cho hay, trái vải cung cấp nhiều chất xơ, vitamin và chất khoáng quan trọng cho cơ thể. Trong 100g trái vải tươi chứa 16,5 gam carbohydrate, 0,83 gam protein, 0,44 gam chất béo, 1,3 gam chất xơ, 15,2 gam đường và 71,5 miligam vitamin C.

Trái vải cũng giàu chất xơ sẽ làm chậm quá trình hấp thu các dưỡng chất khác trong bữa ăn, giúp người bệnh hạn chế tình trạng tăng đường huyết đột ngột sau ăn. Chưa kể, trái vải không có cholesterol xấu hoặc chất béo bão hòa là một lựa chọn dành cho người bệnh đái tháo đường.

Vậy mỗi ngày ăn bao nhiêu trái vải là đủ? Theo bác sĩ Duy, bệnh nhân đái tháo đường khi lựa chọn trái cây hay thực phẩm giàu carbohydrate nên kiểm tra chỉ số đường huyết (GI). Đây là chỉ số giúp xác định một loại thức ăn gây tăng đường huyết nhiều hay ít khi vào cơ thể trên thang điểm từ 1 (làm tăng đường huyết rất ít) đến 100 (làm tăng đường huyết cao và nhanh). Các thực phẩm có chỉ số GI cao được xác định là trên 70, người bệnh đái tháo đường cần hạn chế ăn nhóm thực phẩm này, chỉ nên ăn số lượng ít và thỉnh thoảng. Nhóm có mức độ GI thấp (20 – 49) gồm: Táo, bơ, cherry, bưởi, đào, lê, mận, dâu tây,…; nhóm có mức độ GI trung bình (50 – 69) gồm: Trái vải, sung, nho, trái kiwi, xoài, cam, nho khô, chuối có vỏ còn xanh,…

Trái vải có chỉ số đường huyết là 57 (thuộc nhóm trung bình). Do đó, khi ăn vải, đường glucose sẽ được giải phóng chậm rãi và ổn định, không gây ra tình trạng đường huyết tăng cao đột ngột. Nhưng nếu ăn quá nhiều trái vải có thể làm lượng đường trong máu tăng đột biến, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Vải đang vào vụ thu hoạch.
Vải đang vào vụ thu hoạch.

Tùy vào cơ địa của từng bệnh nhân, bác sĩ chuyên khoa Nội tiết – Đái tháo đường sẽ đưa ra chế độ dinh dưỡng khác nhau, nhưng lượng đường trung bình người tiểu đường có thể ăn vào một phần trái cây tương đương 15g đường/ngày. Mỗi loại trái cây có lượng đường khác nhau, do đó tùy vào loại trái cây mà người bệnh ăn ít hay nhiều. Ví dụ, trong một phần trái cây chứa 15g đường thì tương đương 6 trái vải. Do đó, người bệnh vẫn có thể ăn vải nhưng ăn rất hạn chế. Và khi ăn đủ 6 trái vải trong ngày thì không nên ăn thêm trái cây khác sẽ làm tăng hàm lượng đường máu cho cơ thể. Nếu người bệnh không thích ăn vải thì có thể sử dụng 2 trái kiwi hoặc 7 trái dâu tây, hay 14 trái cherry nhỏ, 1 trái táo/lê/cam/quýt/chuối/bơ, 1 lát (dày 5cm) đu đủ/bưởi/xoài/dứa.

Bác sĩ CKI Lê Hoàng Bảo, Khoa Nội tiết, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết, lượng chất xơ từ vải ít hơn so với các loại khác (mận, ổi, mít) nên khi dùng nhiều có thể sẽ làm tăng nhanh đường huyết sau ăn.

Nếu đường huyết của bạn ổn định, mỗi ngày ăn tối đa 5-6 trái vải hoặc 200 gram dưa hấu. Tuy nhiên, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ điều trị để có hướng dẫn cụ thể.

Ngoài ra, nước ép từ vải có lượng chất xơ ít nên sẽ làm tăng đường huyết. Vì vậy, bạn nên hạn chế dùng nước ép vải, thay vào đó hãy ăn nguyên quả sẽ tốt hơn.

Quả vải Việt bước đầu thâm nhập thành công hệ thống siêu thị lớn tại Hoa Kỳ Quả vải Việt bước đầu thâm nhập thành công hệ thống siêu thị lớn tại Hoa Kỳ
9 lợi ích tuyệt vời của quả vải thiều đối với sức khỏe 9 lợi ích tuyệt vời của quả vải thiều đối với sức khỏe
Lâu nay mít-dứa-vải chịu “tiếng ác” khiến nhiều người nhịn ăn trong mùa hè vì sợ nóng, sự thật thế nào? Lâu nay mít-dứa-vải chịu “tiếng ác” khiến nhiều người nhịn ăn trong mùa hè vì sợ nóng, sự thật thế nào?
Anh Minh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cứu sống bệnh nhân nguy kịch vì “vi khuẩn ăn thịt người”

Cứu sống bệnh nhân nguy kịch vì “vi khuẩn ăn thịt người”

Bệnh viện Ung bướu Thanh Hóa đã cứu sống một bệnh nhân 36 tuổi mắc bệnh Whitmore, một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao.
Cơ thể sẽ thay đổi ra sao khi ăn quá nhiều muối mỗi ngày?

Cơ thể sẽ thay đổi ra sao khi ăn quá nhiều muối mỗi ngày?

Ăn quá nhiều muối mỗi ngày có thể gây ra nhiều thay đổi tiêu cực cho cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe ngắn hạn và dài hạn.
Vắc xin phòng sởi tiêm mấy mũi là đủ?

Vắc xin phòng sởi tiêm mấy mũi là đủ?

Sởi là bệnh truyền nhiễm và có thể bùng phát thành dịch. Bệnh lây lan qua đường hô hấp do virus sởi gây ra và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Ngủ trưa bao nhiêu phút là đủ?

Ngủ trưa bao nhiêu phút là đủ?

Theo các chuyên gia về giấc ngủ, thời gian ngủ trưa lý tưởng nên nằm trong khoảng 10-30 phút. Dưới đây là lý do và một số đối tượng nên ngủ trưa.
Dấu hiệu của bệnh sỏi thận

Dấu hiệu của bệnh sỏi thận

Bệnh sỏi thận là một bệnh lý phổ biến trong hệ tiết niệu. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nằm ngoài vành đai lửa, Việt Nam có an toàn trước động đất?

Nằm ngoài vành đai lửa, Việt Nam có an toàn trước động đất?

Một bản đồ địa chấn mới công bố từ Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho thấy thực tế: Đông Nam Á là khu vực có hoạt động địa chấn dữ dội bậc nhất thế giới.
Ăn cá ngừ thế nào tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng?

Ăn cá ngừ thế nào tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng?

Cá ngừ là một loại thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một số điều khi sử dụng để đảm bảo an toàn và tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng.
Đừng để nỗi đau bệnh dại kéo dài

Đừng để nỗi đau bệnh dại kéo dài

Bệnh nhân bị chó nhà cắn nhưng không tiêm ngừa, tự xử lý vết thương tại nhà. Sau 2 tháng, bệnh nhân tử vong. Đây là ca tử vong thứ hai nghi do bệnh dại xảy ra tại tỉnh Bình Thuận từ đầu năm đến nay.
37 người nhập viện sau khi ăn bánh mì, Cục An toàn thực phẩm vào cuộc

37 người nhập viện sau khi ăn bánh mì, Cục An toàn thực phẩm vào cuộc

Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP.HCM tổ chức điều tra để xác định rõ nguyên nhân vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm khiến 37 người phải nhập viện sau khi ăn bánh mì.
Bộ Y tế tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch sởi tại thành phố Đà Nẵng

Bộ Y tế tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch sởi tại thành phố Đà Nẵng

Trong ba tháng qua, Đà Nẵng đã ghi nhận 3.074 ca mắc sởi, trong đó hơn một nửa là trẻ đang đi học. Trước tình hình này, các bệnh viện trên địa bàn đã xây dựng kế hoạch ứng phó dịch nhằm kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động