Người tiểu đường có nên uống sữa đậu nành?

Để kiểm soát đường huyết, người tiểu đường phải chọn thực phẩm kỹ lưỡng. Vậy sữa đậu nành vốn tốt cho người khỏe mạnh có phù hợp với họ không?
Bí kíp bổ sung nước mùa nắng nóng Ăn gì để cơ thể mát mẻ, khỏe mạnh trong mùa hè oi ả? Tắm khuya, tắm nhiều khi trời nóng có tốt không

Được biết đến như một loại thức uống bổ dưỡng từ thực vật, sữa đậu nành liệu có thực sự phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường? Câu trả lời là có, nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng đúng để phát huy lợi ích và tránh rủi ro.

Sữa đậu nành chứa nhiều protein thực vật, ít chất béo bão hòa và hoàn toàn không có cholesterol.
Sữa đậu nành chứa nhiều protein thực vật, ít chất béo bão hòa và hoàn toàn không có cholesterol.

Sữa đậu nành chứa nhiều protein thực vật, ít chất béo bão hòa và hoàn toàn không có cholesterol. Đặc biệt, isoflavone – một hợp chất chống oxy hóa có trong đậu nành – đã được chứng minh giúp cải thiện độ nhạy insulin và hỗ trợ kiểm soát đường huyết.

Ngoài ra, với chỉ số đường huyết GI chỉ khoảng 30, thấp hơn nhiều so với cơm trắng hay khoai, sữa đậu nành không gây tăng đường huyết đột ngột sau ăn – một trong những yếu tố quan trọng trong quản lý bệnh tiểu đường.

Theo dữ liệu dinh dưỡng, mỗi 100g sữa đậu nành nguyên chất cung cấp khoảng 54 calo, cùng các vi chất cần thiết như kali (118mg), canxi (25mg), magie (25mg), selen (4,8mg), choline (23,6mg)... và nhiều vitamin nhóm A, B, E. Chỉ số đường huyết (GI) của sữa đậu nành chỉ khoảng 30 – thấp hơn nhiều so với cơm trắng hay khoai, giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả sau bữa ăn.

Nhiều lợi ích với người bệnh tiểu đường

Ổn định đường huyết

Isoflavone và chất xơ hòa tan trong sữa đậu nành làm chậm hấp thu glucose, giảm nguy cơ tăng đường huyết đột ngột. Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng và Nghiên cứu thực hành Mỹ (9/2008) cho thấy người bệnh tiểu đường uống sữa đậu nành có cải thiện rõ rệt chỉ số glucose sau ăn.

Giảm nguy cơ tim mạch

Người tiểu đường có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch. Các nghiên cứu cho thấy tiêu thụ khoảng 50g protein từ đậu nành mỗi ngày giúp giảm 3% cholesterol xấu – yếu tố chính gây tắc nghẽn mạch và nhồi máu cơ tim.

iêu thụ khoảng 50g protein từ đậu nành mỗi ngày giúp giảm 3% cholesterol xấu – yếu tố chính gây tắc nghẽn mạch và nhồi máu cơ tim.
iêu thụ khoảng 50g protein từ đậu nành mỗi ngày giúp giảm 3% cholesterol xấu – yếu tố chính gây tắc nghẽn mạch và nhồi máu cơ tim.

Kiểm soát cân nặng và mỡ máu

Sữa đậu nành giúp tạo cảm giác no lâu, hạn chế ăn vặt. Đồng thời, các vi chất trong đậu nành hỗ trợ chuyển hóa chất béo, giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa biến chứng gan nhiễm mỡ, cao huyết áp và béo phì – những tình trạng phổ biến ở người tiểu đường.

Cung cấp dinh dưỡng khi kiêng khem

Chế độ ăn của người tiểu đường thường phải hạn chế nhiều nhóm thực phẩm. Sữa đậu nành trở thành nguồn cung cấp protein, vitamin và khoáng chất quý giá, bổ sung năng lượng mà không làm tăng đường huyết đáng kể.

Phòng ngừa huyết áp cao

Với hàm lượng kali, natri và magie phù hợp, sữa đậu nành giúp điều hòa huyết áp và phòng ngừa xơ vữa động mạch – một biến chứng phổ biến ở người tiểu đường (40-60% bệnh nhân mắc đồng thời cao huyết áp).

Không chứa lactose

Khác với sữa động vật, sữa đậu nành không chứa đường lactose – thành phần có thể gây dị ứng hoặc tăng đường huyết ở người tiểu đường. Đây là điểm cộng lớn cho những người nhạy cảm hoặc không dung nạp lactose.

Những lưu ý khi người tiểu đường uống sữa đậu nành

Dù là thức uống lành mạnh, người bệnh tiểu đường vẫn cần sử dụng sữa đậu nành đúng cách để đảm bảo hiệu quả và an toàn.

Dù là thức uống lành mạnh, người bệnh tiểu đường vẫn cần sử dụng sữa đậu nành đúng cách để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
Dù là thức uống lành mạnh, người bệnh tiểu đường vẫn cần sử dụng sữa đậu nành đúng cách để đảm bảo hiệu quả và an toàn.

Ưu tiên sữa không đường

Chỉ nên chọn sữa đậu nành nguyên chất hoặc loại không đường, ít đường. Tránh xa các sản phẩm đóng hộp có bổ sung chất tạo ngọt – nguyên nhân khiến đường huyết tăng nhanh sau uống.

Kiểm soát khẩu phần

Sữa đậu nành vẫn chứa carbohydrate, do đó nếu tiêu thụ quá nhiều có thể khiến đường huyết tăng. Chỉ nên uống lượng vừa đủ, chia nhỏ trong ngày thay vì uống một lần nhiều.

Đọc kỹ nhãn sản phẩm

Với các sản phẩm đóng chai, hãy kiểm tra bảng thành phần và chỉ số carbohydrate trước khi mua. Ưu tiên loại ít carbs và không có đường tinh luyện.

Đun sôi trước khi uống

Nếu mua sữa từ các cửa hàng truyền thống (không tiệt trùng), cần đun sôi trước khi dùng. Điều này giúp loại bỏ các men trypsin, saponin – chất có thể gây buồn nôn, rối loạn tiêu hóa.

Không pha với đường đỏ hoặc uống cùng trứng

Sữa đậu nành không nên pha với đường đỏ – loại đường chứa acid hữu cơ có thể làm giảm giá trị dinh dưỡng và gây khó tiêu. Ngoài ra, tránh kết hợp với trứng vì protein trong hai loại thực phẩm này dễ kết tủa, gây đầy bụng, khó hấp thu.

Không dùng để uống thuốc

Tuyệt đối không sử dụng sữa đậu nành để uống thuốc, vì một số thành phần có thể tương tác làm giảm hiệu quả thuốc hoặc mất dưỡng chất trong sữa.

Sữa đậu nành là lựa chọn dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh tiểu đường – vừa giúp kiểm soát đường huyết, vừa phòng ngừa biến chứng tim mạch, huyết áp và mỡ máu. Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả, cần chọn đúng loại sữa, uống đúng liều lượng và lưu ý khi kết hợp với các thực phẩm khác.

Người tiểu đường có nên uống nước dừa? Người tiểu đường có nên uống nước dừa?
Cháy nắng: Nguy hiểm không thể xem thường trong mùa hè Cháy nắng: Nguy hiểm không thể xem thường trong mùa hè
Đốt mỡ nhanh nhờ những nhóm cơ “nặng ký” Đốt mỡ nhanh nhờ những nhóm cơ “nặng ký”
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tâm bão số 3 cách Hải Phòng 60km: Mưa to, gió lớn diện rộng

Tâm bão số 3 cách Hải Phòng 60km: Mưa to, gió lớn diện rộng

Bão số 3 đang áp sát đất liền với tâm bão chỉ cách Hải Phòng khoảng 60km, gây mưa lớn, gió giật mạnh tại nhiều tỉnh ven biển và nội địa. Chủ động ứng phó sớm giúp giảm thiểu rủi ro, bảo vệ an toàn cho người dân và cơ sở hạ tầng kinh tế vùng.
Tin bão số 3 mới nhất: Wipha đứng yên 2 giờ liền, nguy cơ đổi hướng?

Tin bão số 3 mới nhất: Wipha đứng yên 2 giờ liền, nguy cơ đổi hướng?

Trong gần 2 giờ đồng hồ từ 17h đến 19h ngày 21-7, bão số 3 (Wipha) gần như không di chuyển trên vịnh Bắc Bộ. Diễn biến bất thường này có thể khiến bão mạnh lên và thời gian ảnh hưởng mưa gió kéo dài, tăng nguy cơ thiệt hại cho các khu vực ven biển và vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Hội chứng thị giác màn hình: Khi đôi mắt 'kêu cứu' trong thời đại số

Hội chứng thị giác màn hình: Khi đôi mắt 'kêu cứu' trong thời đại số

Từ chiếc điện thoại thông minh lúc sáng sớm đến màn hình laptop, TV lúc đêm khuya, đôi mắt của chúng ta đang phải làm việc nhiều hơn bao giờ hết.
Khu vực mưa rất lớn do bão số 3: Người dân cần chuẩn bị ứng phó

Khu vực mưa rất lớn do bão số 3: Người dân cần chuẩn bị ứng phó

Bão số 3 đang gây ra mưa lớn kéo dài tại nhiều vùng trung du và đô thị trọng điểm, làm tăng nguy cơ sạt lở, ngập úng nghiêm trọng. Người dân cần chủ động chuẩn bị và ứng phó kịp thời để bảo vệ an toàn sản xuất, sinh hoạt cũng như hệ thống hạ tầng trong những ngày tới.
Đi bộ và chạy bộ: Đâu là 'chân ái' cho sức khỏe và vóc dáng của bạn?

Đi bộ và chạy bộ: Đâu là 'chân ái' cho sức khỏe và vóc dáng của bạn?

Giữa đi bộ và chạy bộ, đâu là lựa chọn tối ưu cho mục tiêu của bạn? Cùng chuyên gia phân tích ưu, nhược điểm của từng bộ môn để tìm ra câu trả lời và phương pháp tập luyện hiệu quả nhất.
Bão Wipha tiến vào Biển Đông: Những các món đồ cha mẹ cần sắm ngay để bảo vệ trẻ nhỏ

Bão Wipha tiến vào Biển Đông: Những các món đồ cha mẹ cần sắm ngay để bảo vệ trẻ nhỏ

Bão sắp về, và với các gia đình có con nhỏ, nỗi lo không chỉ là nhà cửa mà còn là những cơn sốt, bữa ăn, giấc ngủ của bé. Đây là danh sách đầy đủ các vật dụng thiết yếu mà cha mẹ cần chuẩn bị để chủ động ứng phó.
Bão Wipha tiến vào Biển Đông: "Chủ động" với những thiết bị sinh tồn cần có trong mỗi gia đình

Bão Wipha tiến vào Biển Đông: "Chủ động" với những thiết bị sinh tồn cần có trong mỗi gia đình

Bão Wipha đang tiến vào Biển Đông. Đây là lúc cần 'chủ động' thay vì 'chống' bão. Bởi sự an toàn của gia đình bạn không chỉ nằm ở việc gia cố nhà cửa, mà còn phụ thuộc vào các thiết bị thiết yếu giúp vượt qua những ngày mất điện, thiếu nước sạch.
Dốc ngược trẻ đuối nước là sai lầm tước đi 'thời gian vàng' cấp cứu

Dốc ngược trẻ đuối nước là sai lầm tước đi 'thời gian vàng' cấp cứu

Tai nạn đuối nước ở trẻ em luôn là nỗi đau nhức nhối, nhưng bi kịch còn nhân lên khi nhiều người vẫn áp dụng phương pháp sơ cứu sai lầm là dốc ngược nạn nhân.
Từ ổ dịch liên cầu lợn Hưng Yên: Lời cảnh báo từ các chuyên gia về 'tử thần' trên bàn nhậu

Từ ổ dịch liên cầu lợn Hưng Yên: Lời cảnh báo từ các chuyên gia về 'tử thần' trên bàn nhậu

Vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng tại Hưng Yên khiến nhiều người tử vong sau một bữa ăn có tiết canh đã một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động.
Dầu ô liu: Bí quyết vàng cho sức khỏe và sắc đẹp

Dầu ô liu: Bí quyết vàng cho sức khỏe và sắc đẹp

Từ ngàn xưa, trong lòng văn hóa Địa Trung Hải trù phú, dầu ô liu đã được ví như một món quà quý giá của thiên nhiên, ẩn chứa vô vàn công dụng diệu kỳ.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động