Kiến nghị Chính phủ quyết liệt thực hiện các giải pháp ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn

Trước tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn ngày càng khắc nghiệt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh của người dân, các đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ cần có giải pháp cấp bách và lâu dài; quyết liệt thực hiện các chương trình, kế hoạch đã ban hành để hạn chế và ứng phó với tình trạng với hạn hán, xâm nhập mặn…
hạn hán và xâm nhập mặn ngày càng khắc nghiệt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Hạn hán và xâm nhập mặn ngày càng khắc nghiệt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Quyết liệt thực hiện các chương trình chống hạn mặn

Thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội quan tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu, hạn hán và xâm nhập mặn đang diễn ra rất khắc nghiệt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nhằm hạn chế và ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn, các đại biểu đề nghị Chính phủ cần có giải pháp cấp bách và lâu dài, trong đó khẩn trương xây dựng và hoàn thiện các hệ thống công trình trữ nước ngọt cho Đồng bằng sông Cửu Long.

Đại biểu Nguyễn Trúc Sơn - Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre cho biết, qua tiếp xúc cử tri của vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng như các tỉnh, đặc biệt là Bến Tre, Chính phủ đã có giải pháp và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cũng đã nhấn mạnh, việc cấp nước sạch, nước ngọt cho người dân là một trong những vấn đề quan trọng, và nước là một mặt hàng thiết yếu, không thể thiếu trong sinh hoạt và trong sản xuất, kinh doanh. Trong khi đó, tình trạng hạn mặn đã xảy ra nhiều năm, liên tục và ngày càng khắc nghiệt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Nhận thấy, các bộ, ngành Trung ương và Chính phủ đã có những giải pháp và dành vốn đầu tư rất lớn cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đại biểu Nguyễn Trúc Sơn cho rằng, đây là một tín hiệu rất vui cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long, và vấn đề thiếu nước hiện nay không chỉ của Đồng bằng sông Cửu Long mà còn của cả nước.

Do đó, đại biểu Nguyễn Trúc Sơn kiến nghị cần thực hiện quyết liệt các chương trình đang có để vấn đề hạn mặn không còn lặp lại với vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng như cả nước. Trong đó có chương trình của 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, cùng với đó là Nghị quyết 106/2023/QH15 của Quốc hội và Nghị quyết số 108/NQ-CP của Chính phủ. Tuy nhiên, quy trình, thủ tục đầu tư của các chương trình vẫn còn chậm tiến độ, do đó, đại biểu Nguyễn Trúc Sơn đề nghị Chính phủ cũng như các bộ, ngành Trung ương cần đẩy nhanh tiến độ hơn nữa bằng cách thành lập một Ban. Đồng thời mong muốn Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương quan tâm nhiều hơn nữa để giải quyết vấn đề hạn mặn tốt hơn.

Đại biểu Nguyễn Trúc Sơn - Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre
Đại biểu Nguyễn Trúc Sơn - Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre

Khẩn trương xây dựng và hoàn thiện các hệ thống công trình trữ nước ngọt cho Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng quan điểm, đại biểu Trần Văn Sáu - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp cho biết, Báo cáo của Chính phủ cũng nêu ra những khó khăn, hạn chế, những yếu tố bất lợi đến nền kinh tế. Trong đó có nêu thiên tai, hạn hán, bão lũ, xâm nhập mặn, thời tiết cực đoan, sạt lở tiếp tục diễn biến khó lường, gây hậu quả nặng nề.

“Đối chiếu 6 yếu tố này dường như có mặt đầy đủ ở Đồng bằng sông Cửu Long, bà con Đồng bằng sông Cửu Long lo lắng sống chung với lũ, giờ lại sống chung với hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở luôn rình rập, bủa vây, cũng không thể tưởng tượng hết vùng đồng bằng sông nước mà bà con phải thức đêm đi nhiều cây số để xin từng xô nước cứu trợ. Năm 2024, hạn hán, xâm nhập mặn diễn biết khốc liệt hơn và dường như không có điểm dừng, 11/13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long phải ban bố tình trạng khẩn cấp về hạn mặn”, đại biểu nêu rõ.

Nhiều giải pháp cấp bách đã được triển khai như trữ nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, khởi động xây dựng lại các hồ chứa nước ngọt, thay đổi tập quán canh tác..., tuy nhiên đại biểu Trần Văn Sáu nhận thấy, Chính phủ, bộ, ngành, chính quyền và nhân dân trong vùng đã tập trung nhiều giải pháp, nhưng tình hình vẫn còn nhiều khó khăn.

Nhằm hạn chế và ứng phó với tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, đại biểu Trần Văn Sáu đề nghị Chính phủ quan tâm, nghiên cứu và có chính sách thực hiện một số giải pháp mà các nhà khoa học đã khuyến cáo. Cần tăng cường đầu tư xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát, nâng cao năng lực dự báo hạn mặn.

Đại biểu Trần Văn Sáu - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp
Đại biểu Trần Văn Sáu - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp

“Chúng ta đào thêm nhiều kênh rạch để tháo chua, rửa phèn, đưa phù sa vào đồng ruộng, biến những cánh đồng chết thành những vựa lúa. Giờ đây cũng những con kênh này lại dẫn nước biển vào đồng ruộng, hệ thống sông ngòi chằng chịt, xâm nhập mặn ở diện rộng nên rất cần phải dự báo và dự báo thường xuyên, chính xác để kịp thời ứng phó. Khuyến cáo bà con thay đổi tập quán sản xuất, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi cho phù hợp”, đại biểu kiến nghị.

Bên cạnh đó, việc quản lý, khai thác tài nguyên nước dưới mặt đất và khoáng sản hợp lý cũng là giải pháp cần được quan tâm. Hiện nay có khuyến cáo cần nghiên cứu xây dựng đập ngầm, đại biểu Trần Văn Sáu cho rằng, đây là giải pháp mang tính tham khảo đối với Việt Nam, giải pháp này đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Việc xây dựng các đập ngầm có tác dụng vừa ngăn mặn, vừa không ảnh hưởng đến sự di chuyển của tàu bè.

Giải pháp thứ ba đại biểu Trần Văn Sáu đề xuất là ưu tiên các nguồn vốn. Khẩn trương xây dựng và hoàn thiện các hệ thống công trình giữ nước ngọt cho Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là vùng Tứ giác Long Xuyên, vùng Đồng Tháp Mười. Đây được xem là giải pháp trước mắt cũng như lâu dài để giải cơn khát nước ngọt cho vùng. Đồng thời, sớm triển khai quy hoạch cấp nước cho vùng, đảm bảo hệ thống cấp nước sinh hoạt cho người dân.

Về lâu dài, đại biểu cho rằng, cần xây dựng hệ thống đê biển cùng với các cống, đập kiểm soát xâm nhập mặn. Đây là dự án lâu dài, bền vững dọc theo bờ biển để ứng phó với mực nước biển dâng. “Đây không chỉ là ngăn mặn mà là câu chuyện duy trì lãnh thổ quốc gia khỏi sạt lở, sụt lún, nước biển dâng. Nếu chúng ta không hành động kịp thời, chỉ vài chục năm nữa thì sẽ không còn Đồng bằng sông Cửu Long”, đại biểu nêu rõ.

Đại biểu cũng nhận thấy, hạn hán xâm nhập mặn ngày càng khốc liệt, đời sống người dân sẽ khó khăn hơn, thu nhập giảm, người nghèo ven biển nông thôn buộc phải rời bỏ nhà cửa, ruộng đồng để di cư đến nơi khác. “10 năm qua có khoảng 1,7 triệu người di cư khỏi Đồng bằng sông Cửu Long, cao gấp đôi mức bình quân của cả nước, nên rất cần phải quy hoạch và bố trí lại dân cư, ưu tiên nguồn vốn cho công việc này”, đại biểu nêu dẫn chứng.

Nghiên cứu hướng dẫn các phương án sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy, hải sản phù hợp với bối cảnh tài nguyên nước đang hạn chế

đại biểu Đào Chí Nghĩa - Đoàn ĐBQH TP.Cần Thơ
Đại biểu Đào Chí Nghĩa - Đoàn ĐBQH TP.Cần Thơ

Liên quan đến tình hình biến đổi khí hậu, nắng nóng, hạn mặn đang diễn ra rất khắc nghiệt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đại biểu Đào Chí Nghĩa - Đoàn ĐBQH TP.Cần Thơ cho rằng, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu nước ngọt trầm trọng đang diễn ra ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Trong những năm gần đây, nhất là những tháng đầu năm 2024, Đồng bằng sông Cửu Long xuất hiện tình trạng nắng nóng kéo dài, tình trạng thiếu nước ngọt gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân ở nhiều vùng, đặc biệt là vùng ven biển, hoạt động sản xuất, nhất là nông nghiệp, thủy, hải sản bị ảnh hưởng rất nặng nề.

Trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, tình trạng thiếu nước, xâm nhập mặn, thời tiết cực đoan chắc chắn sẽ tiếp tục diễn ra ngày càng khắc nghiệt hơn trong thời gian tới. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ điều hành quyết liệt, đã chỉ đạo, yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, các bộ, ngành liên quan thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến, dự báo về thời tiết, khí hậu, thủy văn, nguồn nước xâm nhập mặn; kiểm kê, nắm chắc thông tin về nguồn nước trên địa bàn; cập nhật phương án kế hoạch phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn của địa phương để phù hợp với các kịch bản nguồn nước.

Trong Chỉ thị số 11 của Thủ tướng cũng đã yêu cầu tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn và Luật Tài nguyên nước 2023 tại khoản 1 Điều 63 quy định "Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng các công trình tích trữ nước, tìm kiếm nguồn nước để chủ động ứng phó với tình trạng hạn hán, thiếu nước". Khoản 2 cũng xác định Nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình điều tiết, tích trữ nước tại khu vực thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước thường xuyên, bị xâm nhập mặn để đảm bảo chống hạn, kiểm soát mặn. Thực tiễn hiện nay Đồng bằng sông Cửu Long đang rất cần Chính phủ đầu tư xây dựng các công trình tích trữ nước, điều tiết nước.

Vì vậy, đại biểu Đào Chí Nghĩa đề nghị Chính phủ quan tâm và có kế hoạch triển khai kịp thời trong việc xây dựng các công trình tích trữ nước và điều tiết nước cho các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, đề nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét các giải pháp mang tính chất lâu dài về tái cấu trúc và nghiên cứu hướng dẫn các phương án sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy, hải sản của vùng Đồng bằng sông Cửu Long phù hợp với bối cảnh tài nguyên nước hiện nay đang hạn chế.

Nguồn lực các dự án đã được tính toán để phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà

Làm rõ về vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu mà các đại biểu nêu, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho biết, hiện nay Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo rất bài bản, riêng Đồng bằng sông Cửu Long có thể nói là một điển hình. Chính phủ đã đánh giá tổng thể tác động từ thượng nguồn, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt xác định trung tâm của ảnh hưởng là vấn đề tài nguyên nước. Chính phủ đã ban hành Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long, đã ban hành Nghị quyết 120 của Chính phủ liên quan đến các kế hoạch hành động để thích ứng của Đồng bằng.

Đồng thời Chính phủ cũng đã ban hành Kế hoạch để thực hiện quy hoạch tổng thể về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long gồm khoảng 60 dự án. Trong đó, tập trung vào 16 dự án mà vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã ký một nghị quyết của Chính phủ huy động 2,5 tỷ USD để tập trung phát triển vấn đề thích ứng trong nông nghiệp cũng như xây dựng kết cấu đồng bộ hạ tầng để chuyển đổi ngay từ vấn đề hạ tầng kinh tế - xã hội và chuyển đổi nền kinh tế theo 3 hướng, đó là nước ngọt, khu trung tâm là nước ngọt lợ và vùng ven biển là nước mặn.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định, nếu chúng ta làm điều đó thì hạ tầng liên quan đến cấp nước tập trung giải quyết vấn đề lũ lụt ở thượng nguồn cũng như khúc cung cấp nước cho trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long và khu vực ven biển. Nhấn mạnh vấn đề nguồn lực dự án đã được tính toán, Phó Thủ tướng cho rằng, vấn đề còn lại chỉ là thời gian, nỗ lực của các địa phương.

“Hiện nay chúng ta đã có một quy hoạch vùng, trong đó quy hoạch vùng đã có cơ chế liên quan đến điều phối vùng. Đây là những điều kiện hết sức quan trọng để các địa phương trong vùng liên kết để lựa chọn vấn đề ưu tiên nhất để tập trung các nguồn lực để làm. Và hiện chúng tôi đang triển khai cũng khá nhiều công việc cụ thể”, Phó Thủ tướng nêu rõ./.

Xuất cấp hóa chất phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn cho tỉnh Tiền Giang Xuất cấp hóa chất phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn cho tỉnh Tiền Giang
Phòng chống hạn mặn và quản lý cấp mã số vùng trồng cây ăn quả ở Đồng bằng sông Cửu Long Phòng chống hạn mặn và quản lý cấp mã số vùng trồng cây ăn quả ở Đồng bằng sông Cửu Long
Đối mặt với hạn mặn, nhà vườn Vĩnh Long lộ bí quyết xử lý để sầu riêng phát triển an toàn Đối mặt với hạn mặn, nhà vườn Vĩnh Long lộ bí quyết xử lý để sầu riêng phát triển an toàn
Thủ tướng yêu cầu tăng cường phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn Thủ tướng yêu cầu tăng cường phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn
Mai Anh

Cùng chuyên mục

Tin khác

Luật Dân số được xây dựng hướng tới duy trì vững chắc mức sinh thay thế

Luật Dân số được xây dựng hướng tới duy trì vững chắc mức sinh thay thế

Mức sinh trên toàn quốc đang có xu hướng giảm dưới mức sinh thay thế, thậm chí mức giảm thấp nhất từ trước tới nay và được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong các năm tiếp theo. Duy trì mức sinh thay thế là một trong 6 chính sách nổi bật được đề xuất trong xây dựng Luật Dân số.
Bộ Y tế: Hãy coi việc tiêm chủng là trách nhiệm đối với cộng đồng

Bộ Y tế: Hãy coi việc tiêm chủng là trách nhiệm đối với cộng đồng

Tại Hội nghị hưởng ứng "Tuần lễ tiêm chủng thế giới năm 2024", Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã đưa ra lời kêu gọi "Hãy coi việc tiêm chủng không chỉ là quyền lợi, trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn là trách nhiệm đối với cộng đồng" với các bậc cha mẹ, hướng tới nêu cao tinh thần trách nhiệm đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch vì sức khỏe của con em mình.
Cần sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực để bảo đảm an toàn thực phẩm

Cần sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực để bảo đảm an toàn thực phẩm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh, công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo, không chỉ đối với lĩnh vực liên quan đến Ban Chỉ đạo mà cả trong hoạt động thực thi của các bộ, ban, ngành, cơ quan. Thời gian qua, các bộ, ngành, nhất là các bộ được giao nhiệm vụ trực tiếp về bảo đảm an toàn thực phẩm có nhiều cố gắng, đạt được kết quả tích cực.
Chi bổ sung cho Bộ Y tế hơn 424 tỷ đồng thúc đẩy tiêm chủng mở rộng

Chi bổ sung cho Bộ Y tế hơn 424 tỷ đồng thúc đẩy tiêm chủng mở rộng

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý bổ sung dự toán chi sự nghiệp y tế, dân số và gia đình năm 2024 của Bộ Y tế là 424,514 tỷ đồng để thực hiện tiêm chủng mở rộng.
Thủ tướng phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh kết nối với Trung Quốc

Thủ tướng phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh kết nối với Trung Quốc

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký quyết định phê duyệt đề án thí điểm cửa khẩu thông minh tại cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) - Hữu Nghị Quan (Trung Quốc).
Đề xuất áp dụng các tiêu chuẩn ATTP nghiêm ngặt hơn với sữa, thực phẩm bổ sung

Đề xuất áp dụng các tiêu chuẩn ATTP nghiêm ngặt hơn với sữa, thực phẩm bổ sung

Bộ Y tế đề xuất bắt buộc áp dụng hệ thống GMP đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe; áp dụng HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương đối với: Thực phẩm dinh dưỡng y học dùng cho mục đích y tế đặc biệt; sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi; thực phẩm bổ sung.
Đánh giá kỹ lưỡng, cung cấp đầy đủ cơ sở khoa học và thực tiễn đối với nội dung về oxy y tế

Đánh giá kỹ lưỡng, cung cấp đầy đủ cơ sở khoa học và thực tiễn đối với nội dung về oxy y tế

Ngày 12/8, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình phiên họp chuyên đề pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược. Đối với nội dung về oxy y tế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Bộ Y tế đánh giá kỹ lưỡng và cung cấp đầy đủ các cơ sở khoa học và thực tiễn, kinh nghiệm quốc tế, phối hợp với Ủy ban Xã hội để đề xuất, thống nhất trong quy định văn bản pháp luật phù hợp.
Lan tỏa ý nghĩa Ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”

Lan tỏa ý nghĩa Ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”

Hòa chung với khí thế thi đua sôi nổi lập thành tích chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, sáng nay (10/8) Đảng ủy, UBND phường Phúc La tổ chức Ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” với nhiều hoạt động sôi nổi, ý nghĩa.
Quản lý mối nguy ô nhiễm thực phẩm

Quản lý mối nguy ô nhiễm thực phẩm

Liên quan đến các vấn đề về an toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết đã ban hành kế hoạch và các công văn hướng dẫn, chỉ đạo địa phương triển khai giám sát chủ động các mối nguy ô nhiễm thực phẩm, đảm bảo công tác an toàn thực phẩm
Chi bộ Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm tổ chức Lễ kết nạp đảng viên mới

Chi bộ Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm tổ chức Lễ kết nạp đảng viên mới

Được sự nhất trí của Ban thường vụ Đảng ủy phường Phúc La, sáng ngày (5/8) Chi bộ Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm long trọng tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên cho quần chúng Nguyễn Văn Tuệ vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động