Khắc phục tình trạng mỗi bệnh viện có giá khám chữa bệnh theo yêu cầu khác nhau

Từ ngày 15/8, quy định khung giá và phương pháp định giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu tại các cơ sở y tế công lập do Bộ Y tế vừa ban hành sẽ có hiệu lực.
Hiện nay, mỗi bệnh viện vẫn đang áp dụng các mức giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu rất khác nhau, từ vài trăm nghìn đến hàng triệu đồng.
Hiện nay, mỗi bệnh viện vẫn đang áp dụng các mức giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu rất khác nhau, từ vài trăm nghìn đến hàng triệu đồng.

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 13/2023/TT-BYT quy định khung giá và phương pháp định giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu tại các cơ sở y tế công lập. Các loại dịch vụ quy định tại Thông tư này gồm: Giá dịch vụ khám bệnh, ngày/giường bệnh, dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm theo yêu cầu.

Đây là lần đầu tiên Bộ Y tế ban hành thông tư liên quan quy định khung giá khám chữa bệnh theo yêu cầu.

Mặc dù hoạt động khám, chữa bệnh theo yêu cầu tại các cơ sở y tế đã diễn ra từ lâu. Tuy nhiên, mỗi bệnh viện vẫn đang áp dụng các mức giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu rất khác nhau, từ vài trăm nghìn đến hàng triệu đồng.

Theo thông tư 13, có 1.937 loại dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm theo yêu cầu được quy định mức giá tối đa và tối thiểu, sẽ được áp dụng từ ngày 15/8 tới.

Cụ thể, theo quy định, khung giá dịch vụ khám bệnh theo yêu cầu tại các cơ sở khám chữa bệnh hạng đặc biệt, hạng 1 có mức tối thiểu 100.000 đồng/lượt và tối đa 500.000 đồng/lượt. Đối với các cơ sở khám, chữa bệnh khác giá tối thiểu 30.500 đồng và tối đa 300.000 đồng/lượt.

Đối với ngày giường điều trị nội trú theo yêu cầu, loại 1 giường/phòng có giá tối đa 4 triệu đồng/giường; loại 2 giường/phòng có giá tối đa 3 triệu đồng/giường; loại 3 giường/phòng có giá tối đa 2,4 triệu đồng/giường; loại 4 giường/phòng có giá tối đa 1 triệu đồng/giường.

Cũng theo Thông tư 13, một phòng điều trị theo yêu cầu tối đa không quá 4 giường và phải đảm bảo diện tích sàn xây dựng trên 1 giường theo quy định. Các cơ sở khám, chữa bệnh cũng phải bảo đảm số giường bệnh theo yêu cầu tại một thời điểm không quá 20% so với tổng số giường thực hiện bình quân của năm trước liền kề.

Đồng thời, phải đảm bảo các chuyên gia, thầy thuốc giỏi của đơn vị dành tỉ lệ thời gian nhất định, tối thiểu 70%, để khám chữa bệnh cho người có bảo hiểm y tế; người bệnh không có bảo hiểm y tế nhưng không sử dụng dịch vụ theo yêu cầu và hỗ trợ tuyến dưới. Tức là, tỉ lệ thời gian các chuyên gia, bác sĩ giỏi tham gia khám chữa bệnh yêu cầu tối đa 30%.

Ngoài việc đáp ứng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực theo quy định về khám chữa bệnh, các cơ sở y tế phải đáp ứng các quy định về diện tích chỗ khám, đảm bảo bác sĩ, chuyên gia khám tư vấn tối đa không quá 45 người/ngày làm việc 8 giờ.

Cũng theo Thông tư này, phẫu thuật nội soi robot là dịch vụ có giá cao nhất. Trong đó, cao nhất là phẫu thuật nội soi robot điều trị các bệnh lý lồng ngực, giá tối đa hơn 134 triệu đồng; tối thiểu là hơn 91 triệu đồng. Phẫu thuật nội soi robot điều trị các bệnh lý tiêu hóa, ổ bụng, giá cao nhất hơn 124 triệu đồng, thấp nhất là hơn 96,6 triệu đồng.

Trong danh mục các dịch vụ kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, dịch vụ có mức giá cao nhất là chụp PET/CT mô phỏng xạ trị có mức giá đa là hơn 28,7 triệu đồng, giá tối thiểu là hơn 20,5 triệu đồng, chưa bao gồm thuốc cản quang. Với chụp PET/CT, mức giá tối đa là hơn 27,8 triệu đồng, giá tối thiểu là hơn 19,7 triệu đồng.

Chủ tịch Quốc hội Chủ tịch Quốc hội 'bắt mạch, bốc thuốc' dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)
Thay đổi mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình từ ngày 1/7 Thay đổi mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình từ ngày 1/7
Tăng cường công tác quản lý, kiểm soát hoạt động quảng cáo kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh Tăng cường công tác quản lý, kiểm soát hoạt động quảng cáo kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh
Tuấn Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Quả hồng ngon, bổ nhưng tại sao không nên ăn quá nhiều?

Quả hồng ngon, bổ nhưng tại sao không nên ăn quá nhiều?

Cuối thu là thời điểm quả hồng chín rộ. Đây là loại quả chứa nhiều dinh dưỡng và được gọi với những cái tên rất kêu nhưng nếu sử dụng không đúng cách sẽ gây hại rất lớn tới sức khỏe, thậm chí phải nhập viện.
Quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành

Quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành

Ngày 18/9/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 23/2023/QĐ-TTg về thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành.
Rà soát lại toàn bộ hệ thống quản lý an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng

Rà soát lại toàn bộ hệ thống quản lý an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 382/TB-VPCP ngày 16/9/2023 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm.
Loại cây xưa trồng phủ xanh đồi trọc, nay đem xuất khẩu thu 183,4 triệu USD

Loại cây xưa trồng phủ xanh đồi trọc, nay đem xuất khẩu thu 183,4 triệu USD

Cây quế từng là cây trồng chỉ để phủ xanh đất trống đồi núi trọc, không ai để tâm chăm sóc, ngày nay đem xuất khẩu thu 183,4 triệu USD, giúp bà con ở miền núi phía Bắc làm giàu. Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), trong tháng 8, Việt Nam xuất khẩu được 10.175 tấn quế, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 29,6 triệu USD, so với tháng 7 lượng xuất khẩu tăng 19,8%, kim ngạch tăng 20,3%.
Cây thanh long cổ thụ siêu khủng mới nhìn ai cũng ngạc nhiên tưởng là ảnh ghép

Cây thanh long cổ thụ siêu khủng mới nhìn ai cũng ngạc nhiên tưởng là ảnh ghép

So với những cây thanh long bình thường khác, thì cây thanh long cổ thụ này được xếp vào hạng "độc nhất vô nhị", chưa ai từng thấy trên đời. Không chỉ "siêu to khổng lồ" cây thanh long còn chi chít trái và rất ngon.
CPI tháng 8/2023 tăng 0,88% so với tháng trước

CPI tháng 8/2023 tăng 0,88% so với tháng trước

Giá xăng dầu, giá gạo trong nước tăng theo giá thế giới, giá nhà ở thuê tăng theo nhu cầu là những nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2023 tăng 0,88% so với tháng trước.
Tạo căn cứ pháp lý triển khai các quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tạo căn cứ pháp lý triển khai các quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bộ Công Thương đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhằm tạo căn cứ pháp lý để triển khai các quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vào thực tiễn cuộc sống.
Tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm tết Trung thu năm 2023

Tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm tết Trung thu năm 2023

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng trong thời điểm Tết Trung thu đang đến gần, Cục An toàn thực phẩm đã có văn bản yêu cầu các đơn vị chức năng triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm.
Ngăn chặn các hành vi đầu cơ mặt hàng gạo

Ngăn chặn các hành vi đầu cơ mặt hàng gạo

Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) sẽ tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh nhằm kiểm soát nguồn cung, giá bán, ngăn chặn các hành vi đầu cơ mặt hàng gạo.
Xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép lợn qua biên giới

Xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép lợn qua biên giới

Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép lợn qua biên giới vào Việt Nam.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động