Dinh dưỡng - “trợ thủ” phục hồi chấn thương thể thao
Trà xanh – “thức uống vàng” trong kiểm soát tiểu đường và bảo vệ tim mạch Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch COVID-19, sốt xuất huyết Trứng gà ta hay công nghiệp, loại nào thực sự bổ dưỡng hơn? |
Chấn thương thể thao thường xảy ra trong quá trình tập luyện hoặc thi đấu, đặc biệt nếu người chơi khởi động không kỹ hoặc lặp đi lặp lại một động tác quá sức.
![]() |
Chấn thương thể thao thường xảy ra trong quá trình tập luyện. |
Ngoài các biện pháp điều trị như vật lý trị liệu hay dùng thuốc, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình hồi phục. Bổ sung đúng loại thực phẩm giúp tăng tốc độ lành thương, duy trì sức mạnh và giảm nguy cơ biến chứng.
Vitamin C
Vitamin C là vi chất thiết yếu mà cơ thể không thể tự tổng hợp, buộc phải bổ sung qua thực phẩm. Đây là yếu tố quan trọng giúp hình thành collagen – loại protein thiết yếu cho da, gân, dây chằng và mạch máu. Thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, kiwi, dâu, ớt chuông và bông cải xanh nên được đưa vào thực đơn hằng ngày, đặc biệt với vận động viên và người thường xuyên luyện tập thể thao.
Protein
Khi chấn thương, nhu cầu protein của cơ thể tăng lên để phục vụ quá trình tái tạo mô và phục hồi chức năng. Bổ sung đầy đủ protein giúp ngăn ngừa mất cơ và duy trì sức mạnh cơ bắp, đặc biệt với những phần cơ thể không thể vận động trong thời gian điều trị. Nghiên cứu cho thấy, tăng cường lượng protein có thể giúp vết thương lành nhanh và hiệu quả hơn.
Chất chống oxy hóa
Chuyên gia Maitry Gala từ Bệnh viện Fortis, Ấn Độ cho biết: “Chất chống oxy hóa giúp giảm đáng kể tình trạng căng thẳng tế bào do chấn thương, ngăn ngừa tổn thương do gốc tự do và hỗ trợ hệ miễn dịch”. Ngoài ra, nhóm chất này còn được cho là có khả năng hạn chế các rối loạn tâm lý sau chấn thương (PTSD).
Vitamin A
![]() |
Thực phẩm giàu vitamin A giúp cơ thể duy trì khả năng đề kháng, nhất là trong giai đoạn phục hồi sau chấn thương. |
Vitamin A góp phần kích thích sản sinh bạch cầu – "lá chắn" bảo vệ cơ thể trước vi khuẩn và virus. Thực phẩm giàu vitamin A như cà rốt, khoai lang, bí đỏ và cải bó xôi không chỉ tốt cho mắt mà còn giúp cơ thể duy trì khả năng đề kháng, nhất là trong giai đoạn phục hồi sau chấn thương.
Omega-3
Các nghiên cứu cho thấy axit béo omega-3 có khả năng chống viêm và thúc đẩy quá trình trao đổi chất tại mô cơ, qua đó rút ngắn thời gian hồi phục. Cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cùng các loại hạt như hạt lanh, hạt chia, óc chó và đậu nành là những nguồn omega-3 dồi dào, nên được bổ sung vào khẩu phần ăn hằng ngày.
Kẽm
Kẽm là vi chất quan trọng giúp cơ thể hấp thu protein và chất béo hiệu quả hơn, qua đó thúc đẩy quá trình tái tạo mô bị tổn thương. Bên cạnh đó, kẽm còn giúp tăng cường miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn và virus – yếu tố quan trọng trong quá trình phục hồi.
Vitamin D
Vitamin D không chỉ giúp xương chắc khỏe mà còn hỗ trợ hệ miễn dịch và giảm viêm – những yếu tố then chốt trong phục hồi chấn thương. Thiếu hụt vitamin D có thể dẫn đến loãng xương, suy giảm thể lực và thậm chí là trầm cảm. Ngoài ánh nắng mặt trời, vitamin D có thể được bổ sung qua dầu gan cá, cá béo, lòng đỏ trứng, sữa và ngũ cốc tăng cường.
Kết hợp chế độ dinh dưỡng khoa học với luyện tập hợp lý và nghỉ ngơi đầy đủ chính là chìa khóa để hồi phục nhanh chóng sau chấn thương thể thao, đồng thời giúp cơ thể khỏe mạnh và phòng ngừa tái phát.
![]() |
![]() |
![]() |
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Hà Nội ghi nhận 155 ca Covid-19 trong tuần qua

Trứng gà ta hay công nghiệp, loại nào thực sự bổ dưỡng hơn?

Bộ Y tế ra công văn hỏa tốc yêu cầu kiểm soát dịch COVID-19, sốt xuất huyết

Trà xanh – “thức uống vàng” trong kiểm soát tiểu đường và bảo vệ tim mạch

13 ca COVID-19 mới: Đà Nẵng kích hoạt lại các biện pháp chống dịch

Tinh dầu khuynh diệp – “vị thuốc tự nhiên” đa công dụng được ưa chuộng

Bộ trưởng Y tế: Cuộc chiến chống hàng giả phải quyết liệt và không khoan nhượng

Tác dụng của việc ngủ trưa

Nông nghiệp “siết trận”: Tấn công mạnh vào hóa chất cấm, thực phẩm giả
