Cục Quản lý Dược yêu cầu tiêu hủy sản phẩm Hanayuki Sunscreen Body
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy toàn bộ lô sản phẩm Hanayuki Sunscreen Body (hộp 1 tuýp 100g) do công ty của chồng ca sĩ Đoàn Di Băng phân phối.
Nguyên nhân được xác định là sai lệch chỉ số chống nắng: sản phẩm ghi trên nhãn SPF 50, nhưng kết quả kiểm nghiệm thực tế chỉ đạt SPF 2,4.
![]() |
Lô sản phẩm Hanayuki Sunscreen Body (hộp 1 tuýp 100g) bị thu hồi. |
Chỉ số SPF (Sun Protection Factor) là thông số đo lường khả năng bảo vệ da khỏi tia cực tím UVB – tác nhân gây cháy nắng và ung thư da. Chỉ số càng cao, khả năng chống nắng càng hiệu quả.
"Mỹ phẩm có tính năng, công dụng chống nắng cần có chỉ số SPF phù hợp với quy định ghi nhãn, nội dung chính xác, thống nhất với phiếu công bố và tuân thủ Hướng dẫn của ASEAN về ghi nhãn mỹ phẩm chống nắng", Bộ Y tế yêu cầu.
Vì thế, để bảo đảm an toàn và quyền lợi của người tiêu dùng, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra sau lưu hành mỹ phẩm, Cục Quản lý Dược đề nghị sở y tế các tỉnh thành tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm đối với sản phẩm mỹ phẩm chống nắng.
Trong đó, rà soát các phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm có công bố tính năng, công dụng chống nắng bảo đảm tuân thủ đúng các quy định hiện hành; thu hồi các số tiếp nhận phiếu công bố không đáp ứng quy định.
Song song với đó, chỉ đạo các đơn vị chức năng kiểm tra việc ghi nhãn, quảng cáo các sản phẩm mỹ phẩm chống nắng trên địa bàn; tăng cường lấy mẫu mỹ phẩm chống nắng để kiểm tra, xác định chỉ số SPF (Sun Protection Factor).
Cơ sở sản xuất, kinh doanh phải tuân thủ nghiêm quy định về quản lý mỹ phẩm, đồng thời rà soát hồ sơ, phương pháp và kết quả xác định SPF, sẵn sàng cung cấp tài liệu khi cơ quan chức năng yêu cầu.
Tiến sĩ Tạ Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Quản lý Dược, cho hay thời gian qua đã có nhiều chỉ đạo tăng cường đấu tranh chống vấn nạn hàng giả, kém chất lượng. Tuy nhiên, thực tế vẫn xảy ra tình trạng hàng lưu hành trên thị trường. Một trong những nguyên nhân là chế tài xử lý đối với các trường hợp vi phạm chưa đủ sức răn đe.
Bộ Y tế cho biết sẽ tăng cường thanh kiểm tra, đặc biệt tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm và các kênh phân phối trực tuyến, yêu cầu tất cả sản phẩm phải có hóa đơn, chứng từ rõ ràng, chứng minh được nguồn gốc xuất xứ trước khi đưa ra thị trường.
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Bộ Y tế thu hồi giấy đăng ký lưu hành ba loại thuốc

Chính thức đề nghị Bộ Công an làm rõ tố cáo C.P. Việt Nam bán thịt heo bệnh

Vụ viên nang giảm cân chứa chất cấm: Lỗ hổng hậu kiểm và bài học bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp

C.P. Việt Nam và bài kiểm tra niềm tin trong ngành thực phẩm

“Thuốc giả” ẩn mình trong nhà thuốc – Lỗ hổng quản lý hay thói quen chủ quan?

Hàng giả trong lĩnh vực y tế: Khi lợi nhuận trở thành tội ác

Siết quảng cáo thực phẩm chức năng để bảo vệ người tiêu dùng

Bộ Y tế truy tìm nguồn gốc thuốc NEXIUM® giả

Bộ Y tế tăng cường kiểm soát thị trường dược, mỹ phẩm
