Cụ bà 85 tuổi nguy kịch vì hóc xoài
Việt Nam xóa sổ bệnh mắt hột sau 70 năm nỗ lực Bộ Y tế lên tiếng về vụ sữa bột giả Mặt sưng phù vì tin kem trị mụn "từ thiên nhiên" trên TikTok |
Bệnh nhân là cụ bà H.T.N. (85 tuổi, cư trú tại quận Gò Vấp, TPHCM). Theo lời kể của người nhà, sau khi ăn xoài, cụ bắt đầu có biểu hiện khó thở nên được đưa đến một bệnh viện địa phương.
Tại đây, các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành cấp cứu, thực hiện thủ thuật Heimlich – phương pháp tạo áp lực mạnh trong đường thở để đẩy dị vật ra ngoài. Tuy nhiên, thủ thuật không mang lại hiệu quả. Bệnh nhân sau đó được hỗ trợ bóp bóng qua mặt nạ và chuyển lên tuyến trên để tiếp tục điều trị.
Tại khoa Cấp cứu của Bệnh viện Thống Nhất, cụ bà được đưa đến trong tình trạng lơ mơ, khó thở nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng. Ngay sau khi tiếp nhận, đội ngũ bác sĩ đã khẩn trương đặt nội khí quản để đảm bảo đường thở, sau đó chuyển bệnh nhân lên khoa Hồi sức tích cực - Chống độc (ICU) để tiếp tục can thiệp.
![]() |
Sau can thiệp, sức khỏe bệnh nhân dần ổn định. (Ảnh: BVCC) |
Các bác sĩ tiến hành nội soi phế quản và phát hiện một miếng xoài mắc kẹt tại phế quản gốc bên trái. Dị vật sau đó đã được lấy ra thành công. Hiện tại, sức khỏe của bệnh nhân đã ổn định, đang được hỗ trợ thở oxy qua ống mũi và dự kiến có thể xuất viện trong vòng 1-2 ngày tới.
Bác sĩ Phan Châu Quyền đưa ra khuyến cáo: Người cao tuổi, trẻ nhỏ, những người suy giảm ý thức hoặc có rối loạn chức năng nuốt là các đối tượng có nguy cơ cao bị hóc dị vật đường thở. Phụ huynh cần đặc biệt chú ý không để trẻ nhỏ tiếp xúc với các vật thể nhỏ dễ gây hóc, tránh để trẻ ngậm đồ chơi hoặc đưa vật lạ vào mũi, miệng. Trong khi ăn uống, nên nhai kỹ, tránh cười đùa để giảm nguy cơ dị vật lọt vào đường thở.
Hóc dị vật đường thở là tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở trẻ em và người cao tuổi. Đây là một cấp cứu y khoa cần được xử trí ngay lập tức vì có thể gây tắc nghẽn đường hô hấp, dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng và thậm chí có thể tử vong nếu không được can thiệp kịp thời.
Phương pháp điều trị và theo dõi bệnh nhân hóc dị vật đường thở sẽ khác nhau tùy theo mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, loại dị vật bị hít phải cũng như nguyên nhân bệnh lý nền của người bệnh. Khi xảy ra tình trạng hóc dị vật, điều quan trọng là phải thực hiện sơ cấp cứu đúng cách ngay lập tức, đồng thời nhanh chóng gọi cấp cứu để người bệnh được hỗ trợ y tế kịp thời và chính xác.
![]() |
![]() |
![]() |
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi trong tuần qua

Ai không nên ăn hồng xiêm?

Những thói quen hằng ngày âm thầm làm hỏng răng của bạn

Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận ca tử vong đầu tiên do sốt xuất huyết

Ngủ không đủ giấc có thể là thủ phạm gây viêm mũi

TP.HCM ghi nhận ca viêm não hiếm gặp do virus cúm gia cầm

6 loại trái cây màu xanh giúp giảm mỡ bụng

Bác sĩ cảnh báo về trào lưu ăn trứng cút cả vỏ

Lai Châu: Vợ tử vong, chồng hôn mê sau bữa ăn gồm cơm trắng, canh nấm
