Cảnh báo sốc nhiệt và đột quỵ do nắng nóng

Sốc nhiệt là tình trạng thân nhiệt tăng cao đột ngột (trên 40°C) kèm theo rối loạn chức năng thần kinh (rối loạn ý thức, hôn mê, co giật). Đây là tình trạng cấp cứu y tế nguy hiểm, có thể dẫn đến tổn thương não, tim, thận, tiêu cơ vân và các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể, thậm chí tử vong nếu không được xử lý kịp thời.
Phòng ngừa kiệt sức và sốc nhiệt do thời tiết nắng nóng Ngồi điều hòa sau khi đi nắng có nguy cơ đột quỵ? Cảnh báo sốc nhiệt sau sự việc nam thanh niên hôn mê khi chạy giữa trời nắng nóng
Cảnh báo sốc nhiệt và đột quỵ do nắng nóng

Mới đây, ngày 28/5 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết đã tiếp nhận điều trị một thanh niên 21 tuổi nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, co giật toàn thân, sốt 40,5 độ C, mạch nhanh, huyết áp tụt do bị sốc nhiệt.

Trước đó, người này đã có hơn 2 tiếng đồng hồ đi xe máy từ Hà Nội về Phú Thọ giữa trưa nắng.

Qua kết quả kiểm tra xác định người bệnh bị sốc nhiệt mức độ nặng, nguy cơ tử vong 30-40%. Các bác sĩ nhận định đây là ca bệnh khó và rất nặng.

Sau 5 ngày duy trì hạ thân nhiệt chỉ huy, 2 ngày lọc máu và phối hợp các biện pháp điều trị tích cực, ý thức người bệnh tỉnh dần, các rối loạn dần ổn định. Đến ngày thứ 8, người bệnh rút được máy thở. Đến nay, sau 22 ngày điều trị, người bệnh được ra viện.

Theo các bác sĩ, sốc nhiệt là tình trạng tăng thân nhiệt nghiêm trọng kèm rối loạn hoạt động của các cơ quan như thần kinh, hô hấp, tuần hoàn,… dẫn đến rối loạn ý thức hoặc hôn mê. Hiện tượng này thường gặp trong mùa hè, đặc biệt trong những ngày nắng nóng cao điểm.

Người bị sốc nhiệt bị mất kiểm soát nhiệt độ cơ thể, có nguy cơ tử vong nếu không được điều trị nhanh và đúng cách.

Dấu hiệu của người bị sốc nhiệt?

Sốc nhiệt là hậu quả của việc tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời gian dài. Biểu hiện ban đầu là nhiệt độ cơ thể tăng cao trên 40°C, da nóng và khô, có thể ẩm ướt do mồ hôi (tuy nhiên, không phải lúc nào cũng đổ mồ hôi). Sốc nhiệt cũng có thể xảy ra ngay khi không có dấu hiệu tổn thương do nhiệt báo trước

Một số triệu chứng kèm theo là rối loạn ý thức và hành vi, mệt mỏi, yếu ớt, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, chuột rút, thở nhanh, nông, nhịp tim nhanh, mê sảng, co giật, hôn mê.

Cảnh báo sốc nhiệt và đột quỵ do nắng nóng

Ngoài ra, sốc nhiệt còn có một số dấu hiệu khác như: da ửng đỏ, cũng có thể tái nhợt, mất nước, khát nước, miệng khô, nước tiểu ít và sẫm màu, tiêu chảy, mất thăng bằng, loạng choạng, mất khả năng tập trung.

Nguyên nhân gây ra sốc nhiệt?

Nhiệt độ cơ thể của người bình thường dao động từ 36–37°C. Vì vậy, khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài, đặc biệt là vào khung giờ nắng nóng cao điểm từ 10 giờ đến 16 giờ. Làm việc hoặc hoạt động thể chất trong môi trường nóng bức, bí bách (ví dụ như nhà xưởng, công trường xây dựng,...). Sống hoặc làm việc trong khu vực thiếu cây xanh, nhiều bê tông hóa. Sử dụng các phương tiện giao thông không có điều hòa hoặc có điều hòa yếu.

Môi trường có nhiệt độ quá cao sẽ tác động không tốt đến cơ thể, các cơ quan không thể tự điều chỉnh nhiệt độ cho cân bằng được và điều đó là nguyên nhân sốc nhiệt.

Uống không đủ nước, đặc biệt là nước lọc. Ra nhiều mồ hôi do hoạt động thể chất hoặc do môi trường nóng bức. Sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê,... khiến cơ thể mất nước và mất điện giải. Bị tiêu chảy hoặc nôn mửa kéo dài cũng là nguyên nhân gây ra sốc nhiệt.

Ngoài ra, hai nhóm trẻ em và người già có khả năng điều hòa thân nhiệt kém hơn so với người trưởng thành. Người có các bệnh lý như tim mạch, hô hấp, tiểu đường,... khiến cơ thể dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao. người béo phì, lớp mỡ dày cản trở việc thoát nhiệt của cơ thể. Người sử dụng một số loại thuốc như lợi tiểu, thuốc chống loạn thần,... lạm dụng rượu bia, chất kích thích khiến cơ thể mất nước và mất điện giải có thể làm tăng nguy cơ sốc nhiệt.

Cảnh báo sốc nhiệt và đột quỵ do nắng nóng

Cần làm gì để tránh sốc nhiệt khi thời tiết nắng nóng gay gắt?

Hạn chế hoạt động ngoài trời trong thời gian nắng nóng gay gắt: Tránh ra ngoài vào giờ cao điểm nắng nóng (từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều). Nếu phải ra ngoài, hãy mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, sáng màu, đeo mũ rộng vành, sử dụng kính râm và kem chống nắng. Uống nhiều nước trước, trong và sau khi hoạt động ngoài trời.

Duy trì độ ẩm cơ thể: Uống nhiều nước lọc, nước trái cây hoặc dung dịch oresol để bù nước và chất điện giải cho cơ thể. Tránh sử dụng các loại đồ uống có cồn và caffeine vì chúng có thể khiến cơ thể mất nước. Tắm thường xuyên hoặc dùng khăn mát để lau người.

Bảo vệ bản thân khỏi ánh nắng mặt trời: Hạn chế ra ngoài vào giờ cao điểm nắng nóng. Sử dụng kem chống nắng có SPF từ 30 trở lên và thoa lại kem sau mỗi 2 giờ hoặc sau khi đổ mồ hôi. Đeo mũ rộng vành, kính râm và che chắn da bằng quần áo dài tay nếu phải ra ngoài.

Tạo môi trường sống mát mẻ: Mở cửa sổ, cửa ra vào để tạo luồng gió lưu thông trong nhà. Sử dụng quạt, máy điều hòa để hạ nhiệt độ trong nhà. Trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà để tạo bóng râm và thanh lọc không khí.

Chú ý đến những người có nguy cơ cao bị sốc nhiệt: Trẻ em, người già, người có bệnh lý nền và người béo phì là những nhóm người dễ bị sốc nhiệt hơn. Cần quan tâm, chăm sóc những người này cẩn thận hơn trong những ngày nắng nóng. Nhắc nhở họ uống nhiều nước, nghỉ ngơi thường xuyên và tránh hoạt động ngoài trời trong thời gian nắng nóng.

Nâng cao nhận thức về sốc nhiệt: Tìm hiểu về các dấu hiệu và triệu chứng của sốc nhiệt, học cách sơ cứu người bị sốc nhiệt, chia sẻ thông tin về sốc nhiệt cho người thân, bạn bè và cộng đồng. Phòng ngừa sốc nhiệt là vô cùng quan trọng, đặc biệt trong những ngày nắng nóng. Hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiệu quả để bảo vệ bản thân và những người xung quanh.

Cảnh báo sốc nhiệt và đột quỵ do nắng nóng

Cần làm gì khi gặp người bị sốc nhiệt?

Khi phát hiện người nghi bị sốc nhiệt cần nhanh chóng làm mát cơ thể nạn nhân bằng cách đưa nạn nhân vào nơi có bóng râm, mát hoặc đưa vào trong nhà, ngay lập tức cởi bỏ bớt quần áo dư thừa của nạn nhân.

Song song phải làm mát người bằng bất cứ phương tiện nào có sẵn như: phun nước mát, ngâm nước mát, nhúng khăn vào nước mát lau cho nạn nhân, có thể đặt túi nước đá, khăn lạnh vào đầu, cổ, nách, háng người bệnh.

Đồng thời cho nạn nhân uống nước mát hoặc các loại đồ uống không có cồn khác nếu họ có thể uống được. Cần khẩn trương gọi xe cấp cứu nhằm đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị ngay tránh xảy ra biến chứng.

Không nên làm gì khi gặp người bị sốc nhiệt?

Không cho người bệnh uống rượu bia hoặc cà phê.

Không tự ý cho người bệnh sử dụng thuốc.

Không tắm nước lạnh cho người bệnh.

Không cố gắng hạ thân nhiệt quá nhanh.

Hãy ghi nhớ rằng, sốc nhiệt là tình trạng cấp cứu y tế nguy hiểm. Do đó, hành động kịp thời và đúng cách là vô cùng quan trọng để cứu người bị sốc nhiệt.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý: Nếu nghi ngờ ai đó bị sốc nhiệt, hãy hành động ngay lập tức để hạ thân nhiệt và đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất. Tuyệt đối, không tự ý điều trị sốc nhiệt tại nhà.

Hãy luôn cẩn thận và đề phòng sốc nhiệt để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh trong những ngày hè nóng bức.

Sức khỏe: Cách chăm sóc người già ngày nắng nóng để tránh sốc nhiệt, đột quỵ Sức khỏe: Cách chăm sóc người già ngày nắng nóng để tránh sốc nhiệt, đột quỵ
4 kiểu bổ sung nước vào mùa hè dễ gây sốc nhiệt, đột quỵ 4 kiểu bổ sung nước vào mùa hè dễ gây sốc nhiệt, đột quỵ
Biểu hiện của sốc nhiệt và cách xử lý Biểu hiện của sốc nhiệt và cách xử lý
Hiền Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thành tựu trong đấu tranh phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam

Thành tựu trong đấu tranh phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam

Trong 20 năm qua, khoảng 451 nghìn người đã không bị nhiễm HIV nhờ những nỗ lực y tế công cộng to lớn của ngành y Việt Nam để ngăn chặn virus HIV
TP HCM triển khai tiêm vaccine xuyên nghỉ lễ 2/9

TP HCM triển khai tiêm vaccine xuyên nghỉ lễ 2/9

Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh thông tin về việc triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vaccine sởi xuyên kỳ nghỉ lễ Quốc Khánh 2/9 nhằm tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng, đẩy lùi dịch bệnh.
Bộ Y tế yêu cầu đảm bảo nhân lực trực khám, cấp cứu dịp lễ Quốc khánh 2/9

Bộ Y tế yêu cầu đảm bảo nhân lực trực khám, cấp cứu dịp lễ Quốc khánh 2/9

Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đã phát đi văn bản gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và thuộc trường đại học; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Y tế các Bộ, ngành về việc đảm bảo công tác khám, chữa bệnh trong dịp lễ Quốc khánh 2/9.
Hoa viên vĩnh hằng Phúc Bình – dẫn lối con người về cõi linh thiêng, miền cực lạc

Hoa viên vĩnh hằng Phúc Bình – dẫn lối con người về cõi linh thiêng, miền cực lạc

Được bao bọc bởi khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, Hoa viên vĩnh hằng Phúc Bình tạo ra một không gian an lành, nơi mà mỗi bước đi đều như là một hành trình trở về nguồn cội, lắng nghe những lời thì thầm của đất trời.
Ngăn chặn kịp thời gần 500kg tôm chứa tạp chất đang lưu thông trên thị trường

Ngăn chặn kịp thời gần 500kg tôm chứa tạp chất đang lưu thông trên thị trường

Theo thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết, hơn 500kg tôm chứa tạp chất, không có hóa đơn, chứng từ vừa được lực lượng chức năng phát hiện tại Kiên Giang và chưa xác định được chủ sở hữu.
Số ca mắc bệnh sởi tăng gấp 8 lần, Bộ Y tế chỉ đạo nóng

Số ca mắc bệnh sởi tăng gấp 8 lần, Bộ Y tế chỉ đạo nóng

Theo Bộ Y tế từ đầu năm 2024 đến nay, số ca mắc bệnh sởi tăng hơn 8 lần so với cùng kỳ năm 2023 và có xu hướng gia tăng tại một số địa phương.
Bộ Y tế khẳng định thông tin "xử phạt người độc thân" là bịa đặt, sai sự thật

Bộ Y tế khẳng định thông tin "xử phạt người độc thân" là bịa đặt, sai sự thật

Thời gian gần đây, trên mạng xã hội đăng tải một số nội dung thông tin về việc Bộ trưởng Bộ Y tế đưa ra ý kiến, đề nghị thí điểm "xử phạt người độc thân". Bộ Y tế khẳng định đây là những thông tin bịa đặt, sai sự thật, gây hiểu lầm, hoang mang trong dư luận.
Tắm Enzyme – phương pháp chăm sóc sức khỏe độc đáo của người Nhật

Tắm Enzyme – phương pháp chăm sóc sức khỏe độc đáo của người Nhật

Ở "đất nước Mặt Trời mọc" rất nổi tiếng với những phương pháp chăm sóc sức khỏe độc đáo. Nhật Bản cũng được đánh giá là nơi có nhiều người sống lâu và có sức khỏe bền bỉ nhất thế giới. Và một trong những bí quyết của họ là sử dụng phương pháp tắm Enzyme.
Nguy cơ thành dịch, làm gì để bảo vệ bản thân khỏi bệnh đậu mùa khỉ?

Nguy cơ thành dịch, làm gì để bảo vệ bản thân khỏi bệnh đậu mùa khỉ?

Bệnh đậu mùa khỉ đang gia tăng nhanh chóng tại nhiều quốc gia, gây ra mối nguy cho sức khỏe cộng đồng. Để bảo vệ bản thân trước nguy cơ mắc bệnh, người dân nên lưu ý một số điều như dưới đây.
WHO khởi động kế hoạch chiến lược toàn cầu kiềm chế bệnh đậu mùa khỉ

WHO khởi động kế hoạch chiến lược toàn cầu kiềm chế bệnh đậu mùa khỉ

Sau khi đưa ra cảnh báo về tình trạng gia tăng nhanh chóng của bệnh đậu mùa khỉ tại nhiều quốc gia, mới đây, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khởi động một chiến dịch toàn cầu mang tên "Kế hoạch chuẩn bị và ứng phó chiến lược" nhằm ngăn chặn bệnh đậu mùa khỉ lây từ người sang người.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động