Ngồi điều hòa sau khi đi nắng có nguy cơ đột quỵ?
Nguy cơ đột quỵ vào mùa hè thường tăng cao. Bởi khi đi trời nắng hoặc tiếp xúc nhiệt độ cao quá lâu, lúc này cơ thể cần có một khoảng thời gian nhất định để dần dần thích nghi với nhiệt độ mới, không đột ngột chuyển từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại.
Sự chênh lệch về nhiệt độ đột ngột có nguy cơ bị đột quỵ |
Nhóm người có nguy cơ đột quỵ cao
Trẻ nhỏ, người cao tuổi: Nhóm đối tượng có khả năng chịu nhiệt kém.
Người lao động làm việc ngoài trời: Khi làm việc ngoài trời thường bị ra nhiều mô hôi, nếu đột ngột vào phòng điều hòa sẽ sốc nhiệt và gây ra cảm lạnh.
Bệnh nhân mắc bệnh phổi, bệnh hô hấp, người suy giảm miễn dịch: Bị bệnh nền sẽ có nguy cơ bị sốc nhiệt và đột quỵ cao hơn người bình thường.
Bên cạnh đó, nhóm người sống ở khu vực đô thị thường có nguy cơ đột quỵ cao hơn ở nhóm người sống khu vực nông thôn. Bởi nhiệt độ ở thành phố môi trường đô thị thường tăng cao hơn mức nhiệt thời tiết.
Đột quỵ thường có những biểu hiện gì?
Với sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, cơ thể sẽ có dấu hiệu tức thở nhẹ, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt. Nếu sức đề kháng yếu, nhịp tim sẽ đập nhanh, hơi thở sẽ nhanh hơn, dần dần sẽ rơi vào trạng thái khó thở, nguy hiểm hơn sẽ bị hôn mê dẫn đến tử vong.
Cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể. Dấu hiệu đột quỵ chính xác nhất là không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc.
Chóng mặt, khó thở, khó cử động là một trong những biểu hiện của đột quỵ |
Ngủ ở phòng có nhiệt độ điều hòa quá thấp so với nhiệt độ thực tế bên ngoài, gây ra tình trạng co mạch làm huyết áp tăng cao kịch phát, dẫn tới đột quỵ, người bệnh ngủ dậy có thể bị méo miệng, liệt nửa người.
Bệnh nhên có thể bị đột quỵ khi vừa đi ngoài trời nắng nóng về, cơ thể chưa ráo mồ hôi đã đột ngột vào phòng điều hòa lạnh ngồi.
Cần làm gì để tránh nguy cơ gây ra đột quỵ khi dùng điều hòa?
Người làm việc ngoài trời thường bị ra nhiều mồ hôi, cần lau bớt rồi mới vào phòng điều hòa để tránh mất nước, hạ nhiệt, gây cảm lạnh. Tại các trung tâm thương mại, gió điều hòa rất mạnh, hạn chế ra vào nhiều lần.
Để không thay đổi nhiệt độ đột ngột, khi ở ngoài nắng về, không nên vào phòng lạnh ngay, thay vào đó cần ngồi quạt, mở cửa phòng để cơ thể mát từ từ, kết hợp với các bài tập cổ nhẹ nhàng hoặc đi lại trong phòng nhiệt độ thường trước khi bước vào phòng điều hòa. Ngược lại, nếu đang ở phòng điều hòa, không đột ngột bước ra ngoài ngay mà thay vào đó là nên tắt điều hòa 15 – 30 phút để cân bằng nhiệt độ ngoài trời cũng như trong cơ thể.
Sau khi tắm xong cũng tuyệt đối không vào phòng điều hòa, nguy cơ gây ra cảm lạnh rất cao, nhất là những bệnh nhân có tiền sử về mạch máu não, nguy cơ gây đột tử do các mạch máu bị cản trở sự lưu thông.
Phòng điều hòa thường là phòng kín, không thoáng khí nên dễ tích bụi bẩn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus và nấm mốc gây bệnh đường hô hấp như ho, viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản. Do đó, khi không bật điều hòa, gia đình nên mở cửa cho không khí sạch ngoài trời vào nhà.
Bên cạnh đó, cần tăng cường uống nhiều nước để bù mất nước do phòng máy lạnh có độ ẩm thấp gây khô da, mỏi mắt.