Cần làm gì khi chăm sóc trẻ bị ngộ độc thực phẩm?

Hệ tiêu hoá ở trẻ em còn non kém nên rất dễ bị ngộ độc thực phẩm. Trẻ sẽ có phản ứng trung bình từ 15-30 phút sau ăn hoặc lâu hơn có thể tới 24 giờ. Việc nhận biết dấu hiệu ngộ độc thực phẩm để biện pháp xử lý nhanh chóng là việc rất cần thiết để bảo vệ trẻ. Bên cạnh đó, một chế độ dinh dưỡng, ăn uống hợp lí sẽ giúp trẻ hồi phục một cách nhanh chóng.
Cách chăm sóc trẻ bị viêm đường hô hấp tại nhà Vụ học sinh ngộ độc thực phẩm tại Nha Trang: Phát hiện nhiều loại vi khuẩn từ mẫu thịt gà chiên trong bữa ăn Mách bạn cách chăm sóc đôi mắt không bị khô vào mùa lạnh
Cần làm gì khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một chế độ ăn uống hợp lý cân bằng các thành phần dinh dưỡng, chú trọng bổ sung các thực phẩm tốt sẽ giúp hệ tiêu hoá của trẻ cái thiện và hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị ngộ độc thực phẩm.

Ăn món mềm, loãng, uống nhiều nước: Bố mẹ nên cho trẻ ăn những món ăn nhiều nước, mềm, loãng như cháo, súp, canh,… vừa giàu chất dinh dưỡng, vừa dễ ăn lại bổ sung được nước và điện giải cho trẻ.

Ăn trái cây: Ưu tiên lựa chọn hoa quả làm xoa dịu dạ dày, giảm cảm giác buồn nôn, thuyên giảm những triệu chứng ngộ độc thực phẩm như táo hay chuối. Thành phần kali có trong chuối giảm cảm giác buồn nôn, dễ tiêu hoá. Mặt khác, táo chứa nhiều pectin. Chất này làm giảm tình trạng ợ nóng, dịu niêm mạc và trào ngược dạ dày.

Nếu trẻ biếng ăn, bố mẹ có thể ép hoa quả và cho trẻ uống nước ép không đường, vừa bổ sung nước, vừa cung cấp nhiều vitamin giúp tăng cường đề kháng. Đặc biệt, nước dừa là điện giải tự nhiên rất tốt cho trẻ.

Cần làm gì khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm?

Sữa chua: Một thực phẩm có lợi cho đường tiêu hoá không thể không kể đến sữa chua. Sữa chua sẽ giúp cân bằng hệ đường ruột, tăng cường sức khỏe của miễn dịch tốt. Từ đó, việc hấp thụ được các chất dinh dưỡng trở nên tốt hơn, giúp cho sức đề kháng của cơ thể tốt hơn và sản sinh các kháng thể, thực bào tiêu diệt vi khuẩn, virus giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Ngũ cốc: Ngũ cốc như yến mạch,… chứa nhiều khoáng chất cần thiết, ít chất béo, ít chất xơ nên dễ hấp thu, sự kết dính phân tăng làm sạch đường tiêu hoá.

Bên cạnh đó, bố mẹ có thể cho trẻ sử dụng gừng, chỉ cần thái lát mỏng, ngâm với ít mật ong 1-2 tiếng rồi cho trẻ nhỏ ngậm nuốt, dần dần sẽ xua tan cảm giác buồn nôn, làm dịu dạ dày.

Thực phẩm nên kiêng sau khi ngộ độc thực phẩm

Hệ tiêu hoá đang bị suy yếu nếu ăn phải một số thực phẩm khó tiêu sẽ càng tăng cảm giác khó chịu, chướng bụng. Vì vậy, chọn thực phẩm cho trẻ sau khi bị ngộ độc rất quan trọng. Bố mẹ cần tránh cho trẻ ăn những thực phẩm sau:

Những thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng như gà rán, khoai tây chiên,… gây cảm giác khó chịu ở bụng.

Đồ uống có gas, cồn, caffeine làm đầy bụng, khó tiêu, tăng nguy cơ mất nước.

Tránh sử dụng phô mai, sữa, bơ,… là những chế phẩm từ sữa động vật vài ngày sau khi hết ngộ độc để không bị khó tiêu khi dung nạp lactose. Đối với trẻ đang bú mẹ, sau 6 tiếng, trẻ không còn nôn ói thì mẹ cho con bú lại và chia thành nhiều cữ và uống ít hơn ngày thường. Đối với trẻ bú sữa ngoài là nguồn dinh dưỡng duy nhất của trẻ thì bố mẹ phải pha loãng sữa cho con bú. Đối với trẻ song song bú mẹ và sữa ngoài thì tạm ngưng sữa ngoài, chỉ cho bú mẹ.

Cần làm gì khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm?

Sau khi nôn, axit dạ dày xuất hiện ở miệng làm hỏng men răng. Vì vậy, đánh răng lúc này sẽ làm mòn men răng. Bạn chỉ nên súc miệng, không nên đánh răng ít nhất 1 giờ sau nôn. Có thể kết hợp với tắm bằng nước ấm để đánh bay vi khuẩn ở bề mặt cơ thể và làm tinh thần thư giãn, thoải mái.

Khi trẻ bị ngộ độc sẽ rất lười ăn vì cơ thể mệt mỏi. Bố mẹ không nên ép con ăn quá nhiều và hãy kiên nhẫn chiêu dụ trẻ ăn. Khi khỏi bệnh, con sẽ thèm ăn trở lại và ăn được nhiều. Một chế độ dinh dưỡng hợp lí sẽ giúp trẻ hồi phục tốt hơn.

Dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm cần sơ cấp cứu ngay Dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm cần sơ cấp cứu ngay
Tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm bữa ăn học đường Tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm bữa ăn học đường
Vụ học sinh ngộ độc thực phẩm tại Nha Trang: Phát hiện nhiều loại vi khuẩn từ mẫu thịt gà chiên trong bữa ăn Vụ học sinh ngộ độc thực phẩm tại Nha Trang: Phát hiện nhiều loại vi khuẩn từ mẫu thịt gà chiên trong bữa ăn
Nguyễn Ánh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Người tiểu đường có ăn được sầu riêng?

Người tiểu đường có ăn được sầu riêng?

Sầu riêng là loại trái cây độc đáo với hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao, nhưng lại khiến người bị bệnh tiểu đường băn khoăn liệu có thể ăn được hay không?
Những ai không nên ăn trứng vịt lộn?

Những ai không nên ăn trứng vịt lộn?

Trứng vịt lộn rất tốt, nếu ăn trứng lộn đúng cách sẽ bổ như nhân sâm, còn nhưng nếu dùng sai thì tác hại cũng không kém.
Uống nhiều rượu bia ngày Tết dễ bị tổn thương gan

Uống nhiều rượu bia ngày Tết dễ bị tổn thương gan

Rượu bia là đồ uống không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến xuân về, như một hình thức để bày tỏ niềm vui năm mới, cầu chúc an khang thịnh vượng dành cho những người thân yêu. Đây là lý do tại sao Việt Nam trở thành nước đứng thứ 3 khu vực châu Á về tiêu thụ rượu bia, đặc biệt tăng lên đáng kể trong ngày Tết. Đi kèm với đó là sự gia tăng liên tục số người nhập viện do say xỉn và ngộ độc.
Những người nên hạn chế ăn mứt

Những người nên hạn chế ăn mứt

Mứt là một món không thể thiếu vào dịp Tết đến, xuân về, dù mứt cũng có một số tác dụng tốt nhưng những người dưới đây nên hạn chế ăn mứt.
Nem rán - Món ngon đầy hấp dẫn trong ngày Tết nhưng không nên ăn nhiều

Nem rán - Món ngon đầy hấp dẫn trong ngày Tết nhưng không nên ăn nhiều

Nem rán là món ăn truyền thống có vị ngon “khó cưỡng” vào ngày Tết nhưng cần hạn chế để cân bằng dinh dưỡng để tránh béo phì và tiểu đường.
Hà Nội công bố 114 điểm trực bán lẻ thuốc dịp Tết Nguyên đán 2024

Hà Nội công bố 114 điểm trực bán lẻ thuốc dịp Tết Nguyên đán 2024

Sở Y tế Hà Nội vừa công bố danh sách 114 điểm bán lẻ thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 trên địa bàn thành phố.
Thịt bò giả được làm thế nào, độc hại ra sao mà ai cũng sợ?

Thịt bò giả được làm thế nào, độc hại ra sao mà ai cũng sợ?

Thịt bò là loại thực phẩm được nhiều người ưa thích, hiện diện trong các bữa ăn của gia đình. Tuy nhiên, bạn đã bao giờ gặp phải tình trạng thịt bò mua ngoài chợ có mùi vị không ngon, thậm chí nghi ngờ mình mua phải thịt bò giả?
Ai không nên ăn rau cải cúc?

Ai không nên ăn rau cải cúc?

Sở hữu mùi hương hấp dẫn và mang vị giòn ngọt đặc trưng nên rau cải cúctrở thànmón ăn yêu thích của nhiều người. Thế nhưng loại thực phẩm tưởng như an toàn và thân thiện này lại có thể mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt là một số trường hợp được khuyến cáo không nên ăn.
Nguy hiểm từ đốt than, củi sưởi ấm

Nguy hiểm từ đốt than, củi sưởi ấm

Người dân tuyệt đối không đốt củi, đốt than để sưởi ấm hoặc nấu nướng trong không gian kín, kể cả dùng khí gas bởi khi đốt, oxy sẽ tiêu hao dần, trong khi CO độc hại sẽ ngày càng tăng.
Napharco – khát khao tạo nên cộng đồng khỏe mạnh

Napharco – khát khao tạo nên cộng đồng khỏe mạnh

Xây dựng dây chuyền sản xuất hiện đại, tiêu chuẩn sản xuất khắt khe, kết tinh đội ngũ nhân sự chất lượng cao, tập trung nghiên cứu phát triển những sản phẩm thật sự có giá trị với sức khỏe, đó chính là nỗ lực của Công ty TNHH Dược phẩm Napharco nhằm vươn tới mục tiêu tạo nên cộng đồng khỏe mạnh.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động