Bộ Y tế đề xuất quy định để tránh "phóng đại sữa phát triển chiều cao"

Bộ Y tế đề xuất quy định thực phẩm bổ sung chỉ được công bố thành phần bổ sung mà không được ghi khuyến cáo sức khỏe, tác dụng, tránh tình trạng phóng đại sữa phát triển chiều cao, điều trị xương khớp...
Cảnh giác với những quảng cáo về dịch vụ “chân mày phong thuỷ” Cần quản lý chặt chẽ nội dung quảng cáo đối với các sản phẩm, dịch vụ đặc biệt Đừng để những lời quảng cáo về bút tiêm giảm cân đánh lừa bạn

Bộ Y tế đề xuất quy định để tránh "phóng đại sữa phát triển chiều cao"

Cảnh giác trước quảng cáo sữa phát triển chiều cao
Thực phẩm bổ sung chỉ được công bố thành phần bổ sung; Không được ghi, công bố khuyến cáo sức khỏe hoặc công dụng của thành phẩn bổ sung.

Bộ Y tế cho biết đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm. Nghị định số 15/2018 quản lý thực phẩm theo hướng đơn giản hóa hồ sơ, trình tự thủ tục, thông thoáng cơ chế tiền kiểm (đăng ký bản công bố đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt…; tự công bố đối với thực phẩm bổ sung và các thực phẩm thông thường); tăng cường phân cấp cho địa phương giải quyết tiếp nhận hồ sơ công bố hầu hết sản phẩm thực phẩm và tăng cường công tác hậu kiểm.

Bộ Y tế nhận định trong 6 năm thực hiện Nghị định số 15/2018 đã phát sinh một số vấn đề bức thiết cần xem xét sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tiễn và yêu cầu quản lý về an toàn thực phẩm. Trong dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 15/2018, Bộ Y tế đề xuất sửa đổi bổ sung khái niệm về thực phẩm bổ sung (quy định tại Thông tư số 43/2014 của Bộ Y tế) để kiểm soát tính năng, công dụng sản phẩm này.

Theo đó, thực phẩm bổ sung (Supplemented Food) là thực phẩm thông thường được bổ sung vi chất và các yếu tố có lợi cho sức khỏe như vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzym, probiotic, prebiotic và chất có hoạt tính sinh học khác, được dùng thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày. Thực phẩm bổ sung chỉ được công bố thành phần bổ sung; Không được ghi, công bố khuyến cáo sức khỏe hoặc công dụng của thành phẩn bổ sung.

Hiện nay, Nghị định số 15/2018 chưa quy định và làm rõ các khái niệm trên, "dẫn đến doanh nghiệp khó phân loại sản phẩm hoặc phân loại không đúng bản chất sản phẩm công bố như tình trạng phóng đại sữa phát triển chiều cao, sữa điều trị xương khớp, sữa giúp ngủ ngon…", Bộ Y tế nêu.

Cơ quan soạn thảo cho biết định nghĩa khái niệm này được dựa trên cơ sở tham khảo định nghĩa của Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu, nhóm thực phẩm bổ sung có định nghĩa giống với định nghĩa của thực phẩm bảo vệ sức khỏe tại Việt Nam. Triển khai cơ chế thông thoáng tiền kiểm và tăng cường công tác hậu kiểm thực phẩm tại Nghị định số 15/2018, Bộ Y tế nhận định đến nay thị trường thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe phát triển mạnh, cạnh tranh rất lớn.

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế từ năm 2021-2024, thị trường thực phẩm có hơn 84.000 thực phẩm thông thường; 54.549 sản phẩm thực phẩm chức năng, trong đó có 29.779 thực phẩm bảo vệ sức khỏe (tương đương 54,6%), 350 thực phẩm dinh dưỡng y học (0,6%), 1.287 thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt (2,36%) và 23.133 thực phẩm bổ sung (42,4%). Hơn 80% là sản phẩm sản xuất trong nước.

Thời gian qua, việc quản lý chất lượng thực phẩm tập trung kiểm soát chỉ tiêu an toàn (chỉ tiêu vi sinh và kim loại nặng) từ tiền kiểm đến hậu kiểm và ngăn ngừa mối nguy (kiểm nghiệm ngăn ngừa hành vi đưa chất cấm sử dụng trong thực phẩm) tại khâu hậu kiểm. Trong bối cảnh thị trường thực phẩm phát triển mạnh về số lượng, chủng loại mặt hàng và phát sinh hình thức kinh doanh mới trên ứng dụng thương mại điện tử và nền tảng thương mại, Bộ Y tế cho rằng cần tăng cường hậu kiểm, kiểm soát toàn diện hơn chất lượng thực phẩm.

Theo đó, kiểm soát tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký bản công bố hoặc tự công bố sản phẩm cùng với kiểm soát tính năng công dụng. Dự thảo Nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định 15/2018 đề xuất quy định chỉ cơ sở sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm được phép đứng tên trong hồ sơ công bố. Trường hợp không phải 2 chủ thể trên thì tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường phải có giấy ủy quyền của 2 chủ thể trên. Điều này được nhìn nhận là phù hợp thông lệ quản lý đối với lĩnh vực đăng ký thuốc và công bố sản phẩm mỹ phẩm.

Thực tế, khoản 1 Điều 4, Điều 6 Nghị định số 15/2018 quy định áp dụng cho tất cả các tổ chức, cá nhân đứng ra công bố và đa phần là các công ty thương mại kinh doanh thực phẩm, không có tài liệu chứng minh mối liên quan với cơ sở sản xuất. Vì vậy, không quy rõ trách nhiệm của cơ sở sản xuất trong quá trình chuẩn bị hồ sơ công bố. "Thậm chí trong thời gian qua, phát hiện hồ sơ tổ chức, cá nhân đứng ra công bố sản phẩm giả mạo hồ sơ của cơ sở sản xuất hoặc không trung thực hồ sơ công bố sản phẩm thực phẩm", Bộ Y tế nêu thực trạng.

Theo thống kê từ năm 2021-2024, hồ sơ cấp đăng ký bản công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) là 29.779 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe của 25.470 tổ chức thương mại và 201 cơ sở sản xuất trong nước. Tuy nhiên khi cơ quan quản lý hậu kiểm, doanh nghiệp thực tế chỉ kinh doanh rất ít sản phẩm, thậm chí các tổ chức thương mại này không còn hoạt động, gây khó khăn trong công tác quản lý. Bộ Y tế cho biết đã hoàn thiện bộ Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật An toàn thực phẩm (sửa đổi), đã được Bộ Tư pháp thẩm định và Văn phòng Chính phủ đang xin ý kiến các thành viên Chính phủ.

Tràn lan quảng cáo quảng cáo sữa "cứ uống là cao"

Cảnh giác trước quảng cáo sữa phát triển chiều cao
Việc tăng trưởng chiều cao phụ thuộc vào nhiều yếu tố và hiện không có sản phẩm nào có thể giúp tăng chiều cao "cấp tốc" hay "thần tốc" như quảng cáo.

Với mong muốn con trẻ sẽ đạt chiều cao lý tưởng vào độ tuổi trưởng thành, thời gian qua, nhiều phụ huynh đã tích cực tìm kiếm các sản phẩm có khả năng hỗ trợ hấp thu dinh dưỡng, hỗ trợ tăng trưởng chiều cao dùng cho trẻ nhỏ. Nắm bắt nhu cầu này, nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã đưa ra hàng loạt các sản phẩm hỗ trợ tăng trưởng chiều cao với nhiều thông tin quảng cáo “có cánh”.

Cụ thể, chỉ cần nhấp đúp tìm kiếm từ khóa “sản phẩm tăng chiều cao thần tốc” trên mạng thì có hàng nghìn kết quả hiện ra với nhiều lời quảng cáo hấp dẫn như: Giúp con tăng chiều cao nhanh chóng, giải pháp giúp con cao lớn nhanh và an toàn; sở hữu chiều cao lý tưởng; tăng chiều cao cấp tốc chỉ trong một tháng; thuốc tăng chiều cao 100% thiên nhiên…

Theo khảo sát, trên trường hiện nay, các sản phẩm được quảng cáo có khả năng giúp tăng chiều cao chủ yếu được nhập khẩu từ các nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Mỹ, Australia… và đối tượng sử dụng là những người từ 3 tuổi đến 27 tuổi.

TS.BS Bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng - Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) cho biết, hiện nay, việc quảng cáo sữa công thức đang bị "thần thánh" hóa khi nói có thể giúp trẻ cao lớn, thông minh. Cha mẹ mua sữa chỉ nghe theo lời quảng cáo mà ít quan tâm đến thành phần trong đó. Các thành phần trong sữa rất quan trọng về hàm lượng, chất bổ sung. Theo hướng dẫn của WHO, ở giai đoạn 3-5 tuổi, trẻ có thể tăng chiều cao từ 0,5 đến 0,7 cm mỗi tháng. Do vậy, dù trẻ không uống sữa thì giai đoạn này vẫn có sự phát triển chiều cao rất tốt.

Theo bác sĩ Hưng, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. Thứ nhất, các yếu tố không can thiệp gồm gen và giới tính, những yếu tố được thừa hưởng từ di truyền. Thứ hai, các yếu tố can thiệp được là dinh dưỡng, mức độ tập luyện, vận động, hormone, tình trạng dùng thuốc. Trong các yếu tố quyết định chiều cao của trẻ thì 23% do di truyền, 25% do môi trường sống, bệnh tật, giấc ngủ, 32% do chế độ dinh dưỡng và 20% do vận động thể dục thể thao.

Cùng chia sẻ về vấn đề trên, ThS.BS Ngô Thị Hà Phương - Trung tâm Giáo dục truyền thông dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng Quốc gia), sữa chỉ là một trong các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao trong bữa ăn của trẻ. Thực tế, sữa không phải là “siêu thực phẩm” có thể thay thế các thực phẩm khác.

Việc quảng cáo sai sự thật, không những đối với sữa mà còn rất nhiều thực phẩm khác gây ra hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt trong việc chăm sóc trẻ nhỏ. Khi quảng cáo là sữa tăng chiều cao, sẽ vô hình trung làm cho người mẹ tin tưởng đây là loại thực phẩm duy nhất giúp tăng chiều cao cho trẻ và ra sức tăng cường bổ sung loại thực phẩm này, trong khi sữa chỉ là một trong các nhóm thực phẩm cần thiết.

Việc tiêu thụ nhiều sữa sẽ làm giảm tiêu thụ các thực phẩm đa dạng khác như các thực phẩm nguồn gốc động vật gồm thịt, cá, trứn và rau quả. Hậu quả là sẽ dẫn đến thiếu vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là sắt và kẽm. Trong khi đó, giá thành của các loại sữa tương đối cao, hơn các thực phẩm khác. Điều đó cũng làm tăng chi phí không cần thiết trong việc nuôi dưỡng trẻ.

“Phần lớn các sản phẩm “tăng chiều cao” như sữa tăng chiều cao được quảng cáo là giàu thành phần gồm vitamin D, canxi, phospho, protein, lysine… giúp cải thiện sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, sữa không phải là thực phẩm duy nhất có chứa canxi, phospho, vitamin D… mà còn có nhiều trong các thực phẩm nguồn gốc động vật khác như tôm, cua, cá. Thậm chí, khi so sánh lượng canxi của các thực phẩm đó còn có thể vượt trội hơn so với sữa”, ThS.BS Hà Phương phân tích.

Có thể thấy, theo thông tin do các bác sĩ đưa ra, việc tăng trưởng chiều cao phụ thuộc vào nhiều yếu tố và hiện không có sản phẩm nào có thể giúp tăng chiều cao "cấp tốc" hay "thần tốc" như quảng cáo. Do đó, để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ, người dùng cần thận trọng khi mua các sản phẩm được quảng cáo có khả năng giúp tăng chiều cao. Nếu sử dụng, người dùng cần tham vấn thêm ý kiến của chuyên gia y tế hoặc người có chuyên môn để đảm bảo sử dụng đúng, đủ và có hiệu quả các sản phẩm.

Trung Quốc phát hiện virus mới trên dơi có khả năng lây sang người tương tự Covid-19 Trung Quốc phát hiện virus mới trên dơi có khả năng lây sang người tương tự Covid-19
Những lưu ý để bảo quản thực phẩm trong mùa nồm Những lưu ý để bảo quản thực phẩm trong mùa nồm
Dịch cúm bùng phát, trẻ ở nhà hay đi học dễ mắc bệnh hơn? Dịch cúm bùng phát, trẻ ở nhà hay đi học dễ mắc bệnh hơn?
Bác sĩ cảnh báo tác hại do lạm dụng thuốc nhuộm tóc Bác sĩ cảnh báo tác hại do lạm dụng thuốc nhuộm tóc
Tăng cường miễn dịch để bảo vệ sức khỏe mùa nồm Tăng cường miễn dịch để bảo vệ sức khỏe mùa nồm
Sau khi khỏi cúm, có cần thiết phải khử trùng đồ đạc trong nhà? Sau khi khỏi cúm, có cần thiết phải khử trùng đồ đạc trong nhà?
Bình Yên

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi ăn thịt lợn mỗi ngày?

Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi ăn thịt lợn mỗi ngày?

Thịt lợn là nguồn cung cấp protein chất lượng cao cùng nhiều vitamin, sắt, kẽm, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ quá mức, ngày nào cũng ăn mà không thay đổi sang các thực phẩm khác có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khoẻ.
Những món ngon từ quả dâu tây bạn không nên bỏ qua

Những món ngon từ quả dâu tây bạn không nên bỏ qua

Dâu tây không chỉ là một loại trái cây thơm ngon, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà còn có thể biến tấu thành rất nhiều món ăn hấp dẫn.
Bắc Bộ rét đậm, rét hại đến bao giờ?

Bắc Bộ rét đậm, rét hại đến bao giờ?

Từ ngày thứ Năm, miền Bắc sẽ chuyển nắng ấm, nhiệt độ tăng nhanh do vùng thấp phía Tây xuất hiện. Toàn miền tăng lên 23-30 độ C, trời ấm nóng.
Sản phụ “tố” bác sĩ tắc trách, Bệnh viện Phụ sản Trung ương lên tiếng

Sản phụ “tố” bác sĩ tắc trách, Bệnh viện Phụ sản Trung ương lên tiếng

Ngày 21/2, mạng xã hội chia sẻ rầm rộ câu chuyện của sản phụ mang thai 25 tuần, điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương nhưng phải chuyển viện vì cho rằng nhân viên tắc trách.
6 ngư dân bị ngộ độc sau khi ăn cá hồng

6 ngư dân bị ngộ độc sau khi ăn cá hồng

Quân y đảo Song Tử Tây (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) đã cấp cứu thành công 6 ngư dân bị ngộ độc sau khi ăn cá hồng.
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ nuốt dị vật?

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ nuốt dị vật?

Cháu bé bị đau tức vùng ngực, được gia đình đưa đến bệnh viện. Qua siêu âm, bác sĩ phát hiện một nắp lon nước ngọt trong dạ dày.
Sau khi khỏi cúm, có cần thiết phải khử trùng đồ đạc trong nhà?

Sau khi khỏi cúm, có cần thiết phải khử trùng đồ đạc trong nhà?

Khử trùng đồ đạc sau khi khỏi cúm giúp ngăn virus lây lan, đặc biệt trong gia đình có trẻ nhỏ, người già hoặc người suy giảm miễn dịch.
Tăng cường miễn dịch để bảo vệ sức khỏe mùa nồm

Tăng cường miễn dịch để bảo vệ sức khỏe mùa nồm

Mùa nồm ẩm với độ ẩm cao làm cho vi khuẩn, virus và nấm mốc phát triển, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, cần tăng cường hệ miễn dịch để bảo vệ cơ thể trong giai đoạn này.
Dịch cúm bùng phát, trẻ ở nhà hay đi học dễ mắc bệnh hơn?

Dịch cúm bùng phát, trẻ ở nhà hay đi học dễ mắc bệnh hơn?

Theo chuyên gia, việc phụ huynh lo lắng con mắc bệnh, chỉ ôm con ở trong nhà cũng không phải là cách tốt. Bởi sau này khi con ra ngoài, miễn dịch yếu thì hoàn toàn có thể sẽ mắc bệnh, khi đó có thể không phải cúm nhưng sẽ mắc một số bệnh khác.
Trung Quốc phát hiện virus mới trên dơi có khả năng lây sang người tương tự Covid-19

Trung Quốc phát hiện virus mới trên dơi có khả năng lây sang người tương tự Covid-19

Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện một loại virus mới ở dơi có những đặc điểm tương tự như virus Covid-19, làm dấy lên lo ngại về khả năng lây lan sang người.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động