Bộ Y tế đề nghị thu hồi 12 loại sữa bột giả trên toàn quốc

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị rà soát, kiểm tra, phối hợp thu hồi 12 sản phẩm dạng sữa bột là hàng giả còn trên thị trường của Công ty cổ phần dược Quốc tế Rance Pharma, Công ty cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood.
Bộ Y tế lên tiếng về vụ sữa bột giả Vụ sản xuất sữa bột giả: Hiệp hội sữa Việt Nam đề nghị 4 bộ vào cuộc Vụ 573 loại sữa bột giả: Chiêu trò trốn thuế "ve sầu thoát xác" diễn ra thế nào?
Bộ Y tế đề nghị thu hồi 12 loại sữa bột giả trên toàn quốc
Sữa giả bị cơ quan công an phát hiện.

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, Cục nhận được công văn số 1095/VPCQCSĐT- P3 ngày 22/4/2025 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an việc đề nghị phối hợp trong đấu tranh, phòng chống tội phạm, phát hiện hành vi phạm pháp luật, trong đó xác định 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (dạng sữa bột) là hàng giả. Theo đó những sản phẩm này vi phạm quy định tại điểm b khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ.

Cục An toàn thực phẩm đã ban hành công văn số 832/ATTP-PCTTR ngày 23/4/2025 đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Sở An toàn thực phẩm TPHCM; Ban quản lý an toàn thực phẩm thành phố Đà Nẵng; Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm của các tỉnh, thành phố rà soát, kiểm tra và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương tiến hành thu hồi toàn bộ 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (dạng sữa bột) là hàng giả hiện đang còn trên thị trường; phối hợp với Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an xử lý, giải quyết theo quy định của pháp luật.

Cục cũng khuyến cáo người dân không nên sử dụng 72 sản phẩm sữa đang được tiếp tục điều tra của Công ty cổ phần dược Quốc tế Rance Pharma, Công ty cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood cho đến khi có kết luận cuối cùng của Cơ quan Công an.

Bộ Y tế đề nghị thu hồi 12 loại sữa bột giả trên toàn quốc
Hình ảnh sản phẩm sữa, sản phẩm dinh dưỡng được xác định là hàng giả

Đồng thời Cục An toàn thực phẩm yêu cầu các đơn vị nêu trên tiếp tục thực hiện nghiêm các nội dung chỉ đạo tại công văn số 2021/BYT- ATTP ngày 08/4/2025 của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm và công văn số 790/ATTP-SP ngày 19/4/2025 của Cục An toàn thực phẩm về việc tăng cường kiểm tra, hậu kiểm thực phẩm giả kém chất lượng.

Liên quan đến vụ sữa bột giả gây xôn xao dư luận những ngày qua, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã chính thức khởi tố vụ án. Theo thông tin ban đầu, đây là đường dây có quy mô lớn, hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận, với dấu hiệu tổ chức sản xuất, tiêu thụ sữa bột giả, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Đại diện Bộ Y tế cho biết, các đơn vị chuyên môn của Bộ đã và đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an để cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan; đồng thời hỗ trợ điều tra, kiểm định chất lượng sản phẩm nhằm củng cố căn cứ khởi tố và xử lý theo quy định pháp luật. “Chúng tôi kiên quyết xử lý nghiêm, không để lọt tội phạm, dù là cá nhân hay tổ chức tiếp tay”, đại diện Bộ Y tế khẳng định.

Danh sách 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (dạng sữa bột) là hàng giả kèm theo công văn số 1095/VPCQCSĐT- P3 ngày 22/4/2025 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an:

1. Thực phẩm bổ sung COLOS IQ FOR MUM

2. Thực phẩm bổ sung COLOS IQ DIABETES

3. Thực phẩm bổ sung DARIFA A+ ProGold

4. Sản phẩm dinh dưỡng công thức KENMIL PREMIUM PEDIA GOAT

5. Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt SURE IQ SURE GOLD

6. Sản phẩm dinh dưỡng công thức Kodo A+ Starter Colostrum 1

7. Sản phẩm dinh dưỡng công thức L’’ GRAND COLOSTRUM PEDIA+2

8. Sản phẩm dinh dưỡng công thức Newsure Colos 24h Kid Plus

9. Sản phẩm dinh dưỡng công thức Kid Baby Talacmum

10. Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt Gludiabet Talacmum

11. Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt KASUMI CANXI NANO COLOS 24H

12. Sản phẩm dinh dưỡng KASUMI GAIN COLOS 24H 3.

Bộ Y tế chỉ đạo tăng cường hậu kiểm thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng Bộ Y tế chỉ đạo tăng cường hậu kiểm thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng
Bộ Y tế chỉ đạo rà soát tình trạng kê đơn và tư vấn sữa giả tại bệnh viện Bộ Y tế chỉ đạo rà soát tình trạng kê đơn và tư vấn sữa giả tại bệnh viện
Bộ Y tế yêu cầu siết chặt quản lý thuốc trên Shopee, Meta Bộ Y tế yêu cầu siết chặt quản lý thuốc trên Shopee, Meta
Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 liều vaccine sởi Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 liều vaccine sởi
14 loại rau củ, trái cây bù nước hiệu quả 14 loại rau củ, trái cây bù nước hiệu quả
Bình An

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bộ Công an vào cuộc xác minh nghi vấn Công ty C.P. Việt Nam bán thịt heo bệnh

Bộ Công an vào cuộc xác minh nghi vấn Công ty C.P. Việt Nam bán thịt heo bệnh

Trước phản ánh lan truyền trên mạng xã hội tố Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam tiêu thụ thịt heo bệnh, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C05, Bộ Công an) đã phối hợp với các bộ, ngành và địa phương kiểm tra nhiều cơ sở liên quan tại Sóc Trăng và Hậu Giang. Các bên đang tiến hành xác minh, làm rõ thông tin nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và ổn định chuỗi cung ứng thịt.
Bộ Y tế thu hồi giấy công bố của 12 thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Bộ Y tế thu hồi giấy công bố của 12 thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Ba công ty dược phẩm vừa đề nghị thu hồi hiệu lực giấy công bố sản phẩm nhiều thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang lưu hành trên thị trường.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường siết quản lý giết mổ động vật

Bộ Nông nghiệp và Môi trường siết quản lý giết mổ động vật

Trước hàng loạt vụ việc giết mổ lợn bệnh, lợn chết bị phát hiện tại Hà Tĩnh, Quảng Trị và nghi vấn vi phạm tại hệ thống bán lẻ của một doanh nghiệp lớn ở Sóc Trăng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có công văn yêu cầu các tỉnh, thành phố tăng cường quản lý hoạt động giết mổ, kiểm soát nghiêm quy trình nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh và thực phẩm.
Bộ Y tế thu hồi giấy đăng ký lưu hành ba loại thuốc

Bộ Y tế thu hồi giấy đăng ký lưu hành ba loại thuốc

Bộ Y tế đã thu hồi giấy đăng ký lưu hành ba loại thuốc Tadalafil, Odistad và Vacobufen theo đề nghị tự nguyện từ các doanh nghiệp sản xuất.
Chính thức đề nghị Bộ Công an làm rõ tố cáo C.P. Việt Nam bán thịt heo bệnh

Chính thức đề nghị Bộ Công an làm rõ tố cáo C.P. Việt Nam bán thịt heo bệnh

Trước thông tin lan truyền trên mạng xã hội tố cáo Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam bán thịt heo bệnh, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã gửi công văn chính thức đề nghị Bộ Công an vào cuộc điều tra, xử lý nhằm trấn an dư luận và bảo vệ chuỗi cung ứng thực phẩm.
Vụ viên nang giảm cân chứa chất cấm: Lỗ hổng hậu kiểm và bài học bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp

Vụ viên nang giảm cân chứa chất cấm: Lỗ hổng hậu kiểm và bài học bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp

Để ngăn chặn các vụ việc “mượn thương hiệu”, cần sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa từ phía cơ quan quản lý, đặc biệt trong việc siết chặt hậu kiểm, tăng cường truy xuất nguồn gốc và xử lý nghiêm các hành vi sản xuất – phân phối trái phép.
C.P. Việt Nam và bài kiểm tra niềm tin trong ngành thực phẩm

C.P. Việt Nam và bài kiểm tra niềm tin trong ngành thực phẩm

Trong thời đại mà an toàn thực phẩm trở thành ưu tiên hàng đầu của cộng đồng, niềm tin của người tiêu dùng chính là tài sản vô hình quý giá nhất đối với mỗi doanh nghiệp. Một khi xảy ra sự cố – dù chỉ ở cấp độ địa phương – doanh nghiệp buộc phải chứng minh năng lực kiểm soát nội bộ, khả năng quản trị rủi ro và đặc biệt là phản ứng truyền thông một cách chuyên nghiệp. Đây không chỉ là trách nhiệm pháp lý, mà còn là trách nhiệm xã hội không thể né tránh.
“Thuốc giả” ẩn mình trong nhà thuốc – Lỗ hổng quản lý hay thói quen chủ quan?

“Thuốc giả” ẩn mình trong nhà thuốc – Lỗ hổng quản lý hay thói quen chủ quan?

Thuốc giả len lỏi cả trong quầy thuốc hợp pháp, gây nguy hại sức khỏe và đe dọa lòng tin vào hệ thống y tế. Lỗ hổng quản lý, giám sát cùng tâm lý chủ quan đang khiến vấn nạn này thêm nhức nhối, đòi hỏi giải pháp cấp thiết.
Hàng giả trong lĩnh vực y tế: Khi lợi nhuận trở thành tội ác

Hàng giả trong lĩnh vực y tế: Khi lợi nhuận trở thành tội ác

Một viên thuốc không có hoạt chất, một loại thực phẩm chức năng pha trộn nguyên liệu kém chất lượng, một lô mỹ phẩm sản xuất chui dưới vỏ bọc "tiêu chuẩn GMP" – tất cả đều có thể trở thành công cụ giết người chậm rãi, đánh vào niềm tin, hy vọng và cuối cùng là cả sinh mệnh của người sử dụng.
Siết quảng cáo thực phẩm chức năng để bảo vệ người tiêu dùng

Siết quảng cáo thực phẩm chức năng để bảo vệ người tiêu dùng

Bộ Y tế đang tăng cường hậu kiểm, sửa đổi quy định quản lý quảng cáo thực phẩm chức năng nhằm siết chặt hoạt động quảng cáo sai sự thật, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và nâng cao chất lượng sản phẩm trên thị trường.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động