Bí quyết bảo vệ mắt cho trẻ em

Trong thời đại công nghệ số ngày nay trẻ em được tiếp xúc với các thiết bị điện tử từ rất sớm. Tuy nó đem lại nhiều lợi ích nhưng việc sử dụng thiết bị điện tử quá mức có thể gây ảnh hưởng xấu đến thị lực.
Các cách cải thiện thị lực cho đôi mắt Top các loại trái cây tốt nhất cho mắt, người bị cận thị nên ăn mỗi ngày Những loại thực phẩm giúp cho đôi mắt sáng khỏe

Trong thời đại công nghệ số hiện nay, việc trẻ em tiếp xúc với các thiết bị điện tử như máy tính, tablet và điện thoại thông minh từ rất sớm là điều không thể tránh khỏi.

Mặc dù công nghệ mang lại nhiều lợi ích trong việc học tập và giải trí, việc sử dụng thiết bị điện tử quá mức có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe, đặc biệt là ảnh hưởng đến thị lực của trẻ.

Các vấn đề về mắt thường gặp ở trẻ em

Bí quyết bảo vệ mắt cho trẻ em

Do không nhìn rõ bảng hoặc tập trung khó khăn, trẻ có thể gặp khó khăn trong việc tiếp thu bài giảng và hoàn thành bài tập.

Tật khúc xạ bao gồm cận thị, viễn thị và loạn thị.

Lác mắt khiến mắt trẻ không tập trung vào cùng một vật thể trong cùng một thời điểm.

Suy giảm khả năng hội tụ ảnh hưởng đến cách hai mắt phối hợp với nhau khi nhìn các vật ở cự ly gần.

Nếu bạn nhận thấy con nheo mắt, dụi mắt, khó tập trung sau khi làm bài tập ở trường thì nên đưa trẻ đi khám mắt. Đồng thời áp dụng các phương pháp sau cho trẻ:

Hạn chế tiếp xúc với thiết bị điện tử

Việc loại bỏ hoàn toàn thiết bị điện tử khỏi cuộc sống của trẻ không phải là giải pháp khả thi, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp bảo vệ mắt cho trẻ bằng cách thiết lập thời gian và khoảng cách an toàn khi sử dụng:

Thời gian: Trẻ dưới 1 tuổi nên được hạn chế tiếp xúc với thiết bị điện tử. Đối với trẻ từ 2 đến 4 tuổi, thời gian sử dụng nên giới hạn dưới 1 giờ mỗi ngày và tránh cho trẻ sử dụng thiết bị quá 2 giờ mỗi ngày. Để mắt trẻ được nghỉ ngơi, ba mẹ cần phân chia thời lượng sử dụng thành các khoảng thời gian ngắn 15 - 30 phút.

Khoảng cách: Khoảng cách an toàn khi sử dụng thiết bị di động là khoảng 25 - 35cm (tương đương với một khuỷu tay của trẻ), và đối với thiết bị đặt cố định như máy tính, khoảng cách nên là 3 - 4 lần đường chéo màn hình.

Thêm vào đó, trong khi trẻ sử dụng thiết bị điện tử, việc đảm bảo không gian sáng sủa, tránh xem thiết bị trong bóng tối là rất quan trọng để giảm thiểu tổn thương cho mắt.

Ăn rau củ quả nhiều màu sắc

Rau nhiều màu sắc như cà rốt, khoai lang có chứa beta-carotene (tiền chất của vitamin A) và giữ cho võng mạc khỏe mạnh. Hạt điều, hạnh nhân, quả óc chó và đậu phộng chứa nhiều vitamin E và giảm nguy cơ cận thị ở trẻ.

Ngũ cốc nguyên hạt giàu chất dinh dưỡng tốt cho thị lực. Trứng có lutein - chất chống oxy hóa chống thoái hóa điểm vàng. Các loại rau lá xanh rất giàu vitamin A và khoáng chất khác như canxi, vitamin C và B12 rất tốt cho mắt.

Nên có cá trong khẩu phần ăn

Cá vốn được biết đến như thực phẩm hàng đầu giúp bảo vệ và cải thiện thị lực được các nhà khoa học khuyên dùng. Việc đưa cá vào bữa cơm hàng ngày của mỗi gia đình nói chung và vào khẩu phần ăn của trẻ nói riêng là một phần thiết yếu.

Ngồi học đúng tư thế

Bí quyết bảo vệ mắt cho trẻ em

Ngồi học sai tư thế là một trong những nguyên nhân chính gây cận thị và các bệnh thị lực khác cho trẻ. Không chỉ khiến trẻ mỏi mắt, dễ mệt mỏi mà ngồi sai tư thế sẽ không tốt cho cột sống.

Loại bỏ những thói quen có hại cho mắt

Trẻ em từ 0 đến 6 tuổi rất tò mò và thích thú khám phá mọi điều mới mẻ xung quanh họ. Tuy nhiên, ở lứa tuổi này, trẻ chưa có đủ nhận thức về việc hành động của mình có thể gây hại cho đôi mắt. Để bảo vệ thị lực của trẻ, phụ huynh cần giám sát chặt chẽ và hướng dẫn trẻ từ bỏ những thói quen xấu có thể ảnh hưởng đến mắt, bao gồm:

Tránh thói quen dụi mắt thường xuyên, vì hành động này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và viêm mắt.

Không cho phép trẻ đưa đồ chơi hoặc các vật dụng khác tiếp xúc trực tiếp với vùng mắt, tránh gây thương tổn.

Cảnh báo trẻ không xịt hoặc vẩy nước và các dung dịch khác vào mắt, điều này có thể gây kích ứng hoặc tổn thương mắt.

Hướng dẫn trẻ không nheo mắt khi nhìn vật, vì thói quen này có thể là dấu hiệu của vấn đề về thị lực cần được kiểm tra.

Giới hạn việc trẻ ôm ấp hoặc dụi mặt vào thú cưng, vì lông thú có thể gây kích ứng mắt và các vấn đề về dị ứng.

Bằng cách giáo dục trẻ phát triển những thói quen lành mạnh và an toàn cho mắt từ nhỏ, phụ huynh sẽ giúp con mình giữ gìn đôi mắt khỏe mạnh và phòng tránh những tổn thương không đáng có.

Món ăn “quý tộc” bổ khí huyết, tốt cho mắt Món ăn “quý tộc” bổ khí huyết, tốt cho mắt
Loại quả xấu xí lại tốt cho mắt, đẹp cho da, nông dân Tuyên Quang trồng thu lãi 18 triệu đồng mỗi vụ Loại quả xấu xí lại tốt cho mắt, đẹp cho da, nông dân Tuyên Quang trồng thu lãi 18 triệu đồng mỗi vụ
Những loại thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng tốt cho mắt Những loại thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng tốt cho mắt
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giảm tê bì chân tay tại nhà: Những phương pháp đơn giản, hiệu quả

Giảm tê bì chân tay tại nhà: Những phương pháp đơn giản, hiệu quả

Tê bì chân tay là cảm giác mất cảm giác, ngứa ran hoặc cảm giác như kim châm ở các chi. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của cơ thể nhưng phổ biến nhất là ở tay và chân.
Những cách tự nhiên giúp bổ sung vitamin D hiệu quả

Những cách tự nhiên giúp bổ sung vitamin D hiệu quả

Bổ sung vitamin D không khó nếu bạn biết tận dụng đúng nguồn từ thiên nhiên. Tắm nắng hợp lý, ăn uống khoa học và kết hợp dưỡng chất phù hợp sẽ giúp cơ thể hấp thu vitamin D tối ưu.
Thói quen thường ngày âm thầm “nuôi dưỡng” gàu

Thói quen thường ngày âm thầm “nuôi dưỡng” gàu

Gàu không chỉ do cơ địa hay thời tiết mà còn xuất phát từ những thói quen tưởng chừng vô hại như gội đầu sai cách, dùng mỹ phẩm tóc thường xuyên, ăn uống thiếu dưỡng chất…
Chuyên gia cảnh báo tác hại của dầu cho chăn nuôi khi bị sử dụng cho người

Chuyên gia cảnh báo tác hại của dầu cho chăn nuôi khi bị sử dụng cho người

Vụ việc hàng chục nghìn tấn dầu ăn chăn nuôi chế biến thành thực phẩm cho người. Các chuyên gia cảnh báo loại dầu này chứa độc chất có thể gây ung thư, tổn thương gan, thận và nhiều bệnh mạn tính nguy hiểm.
Vi nhựa trong căn bếp: Mối nguy âm thầm từ những vật dụng quen thuộc

Vi nhựa trong căn bếp: Mối nguy âm thầm từ những vật dụng quen thuộc

Vi nhựa không chỉ tồn tại ngoài môi trường mà còn ẩn trong những vật dụng bếp quen thuộc, âm thầm phát tán vào thức ăn và đe dọa sức khỏe gia đình bạn.
Những thực phẩm “đại kỵ” với vải ai cũng cần biết

Những thực phẩm “đại kỵ” với vải ai cũng cần biết

Vải thiều vào mùa mang đến vị ngọt hấp dẫn nhưng nếu ăn sai cách hoặc kết hợp với thực phẩm “đại kỵ”, có thể gây hại cho sức khỏe.
Các loại trái cây bổ sung protein

Các loại trái cây bổ sung protein

Một số loại trái cây không chỉ giàu vitamin và chất xơ mà còn là nguồn protein thực vật ít ai ngờ tới. Ngoài ra, chúng còn bổ sung chất xơ, các vitamin và khoáng chất.
Lối sống hiện đại – “kẻ tiếp tay” cho suy thận ở giới trẻ

Lối sống hiện đại – “kẻ tiếp tay” cho suy thận ở giới trẻ

Suy thận không còn là bệnh của người già. Ngày càng nhiều người trẻ, đặc biệt dưới 40 tuổi, mắc bệnh do lối sống thiếu lành mạnh và tâm lý chủ quan với sức khỏe.
Phương pháp kiểm soát căn bệnh thoái hóa khớp gối

Phương pháp kiểm soát căn bệnh thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là bệnh xương khớp phổ biến, dù không thể chữa khỏi nhưng có thể kiểm soát tốt triệu chứng và cải thiện vận động.
Dâu tằm – Loại quả quý hay “con dao hai lưỡi”?

Dâu tằm – Loại quả quý hay “con dao hai lưỡi”?

Giàu dưỡng chất và chất chống oxy hóa, dâu tằm mang đến nhiều lợi ích. Tuy nhiên, nếu dùng sai cách có thể tạo ra nhiều rủi ro cho sức khỏe.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động