Bí mật về quá trình chuyển hóa trong cơ thể

Nhiều người luôn cho rằng “vì tôi hấp thụ thức ăn quá tốt nên dễ tăng cân”. Chuyển hóa năng lượng từ thực phẩm nạp vào thường được coi là nguyên nhân chính cho việc tăng cân. Nhưng có những điều về chuyển hóa năng lượng bạn có thật sự biết chính xác.
Giảm cân không cần ăn kiêng? Học cách giảm cân từ thực đơn giữ dáng của Lý Nhã Kỳ Muốn giảm cân phải ăn sáng đúng cách

Chắc hẳn bạn từng nghe nhiều đến chữ “chuyển hóa”? Đơn giản thì đây là tập hợp của tất cả các phản ứng sinh hóa diễn ra trong cơ thể. Khi bạn ăn, thức ăn vào cơ thể được tiêu hóa, đó là quá trình chuyển hóa. Khi cơ thể tiết ra các hormon giới tính, hormon căng thẳng, hormon tuyến tụy, tuyến giáp, đó cũng là “chuyển hóa”. Khi bạn di chuyển cơ bắp, đó cũng là “chuyển hóa”.

Bí mật về quá trình chuyển hóa trong cơ thể

Khi sự “chuyển hóa” của bạn được thiết lập, có thể nói đây là một thiết kế hoàn hảo nhất của tạo hóa, để giữ cho cơ thể bạn có thể sống sót. “Chuyển hóa” chính là cách mà cơ thể bạn thích ứng và thay đổi với tác động của thế giới bên ngoài để cơ thể chúng ta tồn tại. “Chuyển hóa” liên quan rất nhiều đến sự tăng hay giảm cần của mỗi người. Có những hiểu lầm về chuyển hóa làm tăng hoặc giảm cân mà có rất nhiều người hiện nay đều đang mắc phải.

1. Người gầy có mức chuyển hóa năng lượng cao hơn

Vài người có khả năng ăn bất cứ thứ gì mà không bị tăng cân. Người ta thường nghĩ rằng do mức độ chuyển hóa năng lượng của họ quá nhanh. Nhưng dù chuyển hóa thực sự có liên hệ với cỡ người, cũng không phải theo cách mọi người thường nghĩ.

Theo Tiến sỹ Yoni Freedhoff của trường Đại học Ottawa, những người gầy có mức chuyển hóa hầu như là chậm hơn bình thường, vì thế họ không thể đốt cháy năng lượng khi đang nghỉ ngơi. Năng lượng khó chuyển hóa thành cân nặng, dẫn đến việc họ khó tăng cân hơn người thường.

Nhưng ngoài cân nặng, cơ bắp cũng có ảnh hưởng to lớn đối với lượng calo mà mỗi người đốt cháy hàng ngày. So sánh 2 người có cùng cân nặng, người có lượng cơ bắp lớn hơn chuyển hóa nhanh hơn. Đây là lý do nên gắn liền việc ăn kiêng với tập thể dục.

Bí mật về quá trình chuyển hóa trong cơ thể

2. Bỏ bữa có thể khiến chuyển hóa chậm lại

Bạn thường nghĩ rằng việc bỏ bữa chính và chỉ ăn nhẹ trong ngày có thể giúp giảm cân? Thật ra, việc một người ăn ở mức độ thường xuyên ra sao không mấy ảnh hưởng đến sự chuyển hóa. Việc ăn nhiều bữa thường có tác dụng kiềm chế sự thèm ăn, chống đói, giúp mọi người có thể khống chế lượng thực phẩm nạp vào.

Ăn ở mức độ thường xuyên ra sao không mấy ảnh hưởng đến sự chuyển hóa. Với người bình thường, điều quan trọng phải chú ý là số lượng và chất lượng thực phẩm ta tiêu thụ. Dù bạn ăn cơm chứa 2000 calo trong 1 bữa hay chia ra cả ngày, nó vẫn có tác dụng tương tự. Thay vì thế, bạn nên chọn thực phẩm chất lượng để ăn trong những quãng thời gian phù hợp với bạn.

Bí mật về quá trình chuyển hóa trong cơ thể

3. Chuyển hóa nghĩa là đốt cháy calo

Nhiều người nghĩ rằng chuyển hóa là cách đốt cháy calo của con người. Nhưng thật ra, nó gồm 2 phần. Catabolism, hay còn gọi là phá vỡ liên kết hóa học để tạo ra năng lượng, là quá trình được biết nhiều nhất.

Tuy nhiên, còn có anabolism, quá trình tích tụ năng lượng để sử dụng sau này, tạo ra những chất như carbohydrates và chất béo. Một quá trình chuyển hóa là sự cân bằng của 2 quá trình này.

Bí mật về quá trình chuyển hóa trong cơ thể

4. Bạn không thể điều khiển quá trình chuyển hóa

Khi tăng cân, bạn rất dễ dàng đổ lỗi cho sự chuyển hóa của cơ thể, cho đó là cơ địa không thể tránh. Tuy nhiên, mỗi người đều có khả năng điều khiển sự chuyển hóa của mình.

Như đã nói trên, trọng lượng cơ bắp ảnh hưởng rất lớn đến chuyển hóa. Một cách để thúc đẩy chuyển hóa là xây dựng cơ bắp thông qua tập luyện. Ngoài ra, bạn còn có thể thực hiện những điều sau:

Ngủ nhiều hơn: Lượng giờ ngủ không chỉ ảnh hưởng đến trạng thái và năng suất làm việc, mà còn ảnh hưởng đến chuyển hóa. Những người thiếu ngủ kém khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu và dễ đói.

Uống nước: Uống nước có thể giúp bạn đốt cháy thêm một lượng calo trong ngày. Đây là một quá trình gọi là thermogenesis, cơ thể buộc phải đốt cháy calo để làm ấm khi uống nước. Ngoài ra uống nước còn giúp điều chỉnh sự trao đổi chất toàn thân.

Bí mật về quá trình chuyển hóa trong cơ thể

Các món ăn kiêng (đặc biệt là protein) có ảnh hưởng rõ rệt đối với chuyển hóa

Ăn đủ lượng protein: Các món ăn kiêng (đặc biệt là protein) có ảnh hưởng rõ rệt đối với chuyển hóa. Protein là chất dễ gây no và sinh nhiệt nhất trong các chất đa lượng. Trong khoa học người ta nói “đó là chất đốt có hiệu suất thấp nhất”. Nói cách khác, sử dụng calo từ protein thay cho từ carbohydrate và/hoặc chất béo sẽ khiến sự chuyển hóa đốt nhiều năng lượng hơn. Protein là chất đa lượng khó dự trữ nhất, không như chất béo. Những người nạp vào lượng protein phù hợp có mức chuyển hóa năng lượng mà không cần phải hoạt động cao hơn.

Bộ Y tế quyết định xếp bệnh đậu mùa khỉ vào bệnh truyền nhiễm nhóm B Bộ Y tế quyết định xếp bệnh đậu mùa khỉ vào bệnh truyền nhiễm nhóm B
Người trẻ đừng chủ quan với các triệu chứng thoái hoá đốt sống cổ Người trẻ đừng chủ quan với các triệu chứng thoái hoá đốt sống cổ
Mách bạn cách chăm sóc đôi mắt không bị khô vào mùa lạnh Mách bạn cách chăm sóc đôi mắt không bị khô vào mùa lạnh
Bí quyết chăm sóc da khoẻ đẹp với hành tây tím Bí quyết chăm sóc da khoẻ đẹp với hành tây tím
Các bệnh lý thường gặp về túi mật Các bệnh lý thường gặp về túi mật
Phạm Thảo

Cùng chuyên mục

Tin khác

Không chỉ làm hoa trang trí, tầm xuân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Không chỉ làm hoa trang trí, tầm xuân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Tầm xuân là loại cây leo có hoa đẹp, được nhiều người lựa chọn trồng làm cảnh. Ngoài ra, loại cây này còn là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả.
Người tiểu đường có ăn được sầu riêng?

Người tiểu đường có ăn được sầu riêng?

Sầu riêng là loại trái cây độc đáo với hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao, nhưng lại khiến người bị bệnh tiểu đường băn khoăn liệu có thể ăn được hay không?
Những ai không nên ăn trứng vịt lộn?

Những ai không nên ăn trứng vịt lộn?

Trứng vịt lộn rất tốt, nếu ăn trứng lộn đúng cách sẽ bổ như nhân sâm, còn nhưng nếu dùng sai thì tác hại cũng không kém.
Uống nhiều rượu bia ngày Tết dễ bị tổn thương gan

Uống nhiều rượu bia ngày Tết dễ bị tổn thương gan

Rượu bia là đồ uống không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến xuân về, như một hình thức để bày tỏ niềm vui năm mới, cầu chúc an khang thịnh vượng dành cho những người thân yêu. Đây là lý do tại sao Việt Nam trở thành nước đứng thứ 3 khu vực châu Á về tiêu thụ rượu bia, đặc biệt tăng lên đáng kể trong ngày Tết. Đi kèm với đó là sự gia tăng liên tục số người nhập viện do say xỉn và ngộ độc.
Những người nên hạn chế ăn mứt

Những người nên hạn chế ăn mứt

Mứt là một món không thể thiếu vào dịp Tết đến, xuân về, dù mứt cũng có một số tác dụng tốt nhưng những người dưới đây nên hạn chế ăn mứt.
Nem rán - Món ngon đầy hấp dẫn trong ngày Tết nhưng không nên ăn nhiều

Nem rán - Món ngon đầy hấp dẫn trong ngày Tết nhưng không nên ăn nhiều

Nem rán là món ăn truyền thống có vị ngon “khó cưỡng” vào ngày Tết nhưng cần hạn chế để cân bằng dinh dưỡng để tránh béo phì và tiểu đường.
Hà Nội công bố 114 điểm trực bán lẻ thuốc dịp Tết Nguyên đán 2024

Hà Nội công bố 114 điểm trực bán lẻ thuốc dịp Tết Nguyên đán 2024

Sở Y tế Hà Nội vừa công bố danh sách 114 điểm bán lẻ thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 trên địa bàn thành phố.
Thịt bò giả được làm thế nào, độc hại ra sao mà ai cũng sợ?

Thịt bò giả được làm thế nào, độc hại ra sao mà ai cũng sợ?

Thịt bò là loại thực phẩm được nhiều người ưa thích, hiện diện trong các bữa ăn của gia đình. Tuy nhiên, bạn đã bao giờ gặp phải tình trạng thịt bò mua ngoài chợ có mùi vị không ngon, thậm chí nghi ngờ mình mua phải thịt bò giả?
Ai không nên ăn rau cải cúc?

Ai không nên ăn rau cải cúc?

Sở hữu mùi hương hấp dẫn và mang vị giòn ngọt đặc trưng nên rau cải cúctrở thànmón ăn yêu thích của nhiều người. Thế nhưng loại thực phẩm tưởng như an toàn và thân thiện này lại có thể mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt là một số trường hợp được khuyến cáo không nên ăn.
Nguy hiểm từ đốt than, củi sưởi ấm

Nguy hiểm từ đốt than, củi sưởi ấm

Người dân tuyệt đối không đốt củi, đốt than để sưởi ấm hoặc nấu nướng trong không gian kín, kể cả dùng khí gas bởi khi đốt, oxy sẽ tiêu hao dần, trong khi CO độc hại sẽ ngày càng tăng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động