Bẻ khớp tay có gây viêm khớp?

Nhiều người có thói quen bẻ khớp tay để giải tỏa căng thẳng hay chỉ đơn giản là để nghe những tiếng “rắc rắc”. Vậy thói quen này có gây hại không?
Xu hướng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe xương khớp từ các sản phẩm thảo dược tự nhiên Cây chìa vôi - Loài cây dân dã trị đau nhức xương khớp Những loại thức uống tốt cho xương khớp

Nguồn gốc âm thanh rắc rắc khi bẻ ngón tay

Mỗi khi căng thẳng mệt mỏi, nhiều người thường có thói quen bẻ khớp ngón tay, hành động này khiến ta cảm giác thoải mái.

Bẻ khớp tay có gây viêm khớp?

Âm thanh này về cơ bản đến nay vẫn chưa có một kết luận chính xác do nguyên nhân nào gây ra. Trong số những giả thuyết được đưa ra, giả thuyết liên quan đến lỗ trống giữa hai khớp xương có vẻ là hợp lý và được ủng hộ nhiều hơn.

Chúng ta có thể hiểu giả thuyết này như sau: Điểm nối giữa hai khớp xương bao gồm dây chằng, các mô nang liên kết và bao phủ chúng chính là một lượng dịch khớp dày. Khi bạn tiến hành bẻ khớp, các mô liên kết trong ngón tay, chân tăng khối lượng, làm giảm áp lực trong khớp, dịch khớp dần biến thành những bong bóng trong lỗ trống và tới khi áp lực thấp nhất, các bong bóng này sẽ nổ và phát ra âm thanh như trên.

Nhưng, nếu chỉ là bọt khí vỡ thì sao lại thỏa mãn đến thế? Rojeh Melikian, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình cột sống tại Trung tâm cột sống và thể thao DISC ở bang California, giải thích hành động bẻ khớp thực sự có thể mang lại cảm giác giải phóng về mặt thể chất và tăng khả năng vận động của khớp tạm thời.

"Cảm giác thực sự rất dễ chịu", ông nói và chia sẻ thêm, một lý thuyết phổ biến là chuyển động đột ngột cũng có thể kích thích các mút thần kinh xung quanh khớp, làm giảm đau và giải phóng endorphin, mặc dù điều này chưa được chứng minh.

Thông thường, phải sau 25 - 30 phút kể từ khi bẻ các khớp kêu như vậy, bạn mới có thể bẻ lại được lần nữa. Lý do là bởi, các hạt khí bong bóng này cần 1 khoảng thời gian nhất định mới hình thành trở lại như cũ - vì dịch khớp cần thời gian để bôi trơn trở lại trạng thái cũ. Bên cạnh đó, một số người khác lại chia sẻ, tiếng “rắc”, "khục" phát ra là do dây chằng bị kéo dãn quá nhanh hay do sự chà xát mạnh giữa hai khớp xương gây ra.

Nguyên nhân bẻ ngón tay

Bẻ ngón khớp tay chân trở thành một thói quen vô thức, nguyên nhân có thể xuất phát từ những điều sau đây:

Khi tinh thần lo lắng, căng thẳng: Căng thẳng, lo lắng khiến một số người có xu hướng bẻ ngón tay nhiều hơn bởi họ tin rằng việc bẻ ngón tay giúp mình giảm stress, bớt lo lắng hơn.

Bẻ khớp tay có gây viêm khớp?

Thích nghe âm thanh khi bẻ khớp tay chân: Nghe vô lý một chút nhưng sự thật là như vậy. Có không ít người “nghiện” nghe tiếng kêu “răng rắc” vui tai sau mỗi lần bẻ khớp. Họ cho biết, tiếng kêu càng to càng làm họ cảm thấy tâm trạng sảng khoái hơn.

Cảm giác bớt mỏi tay: Một số người khác thì cho rằng, việc bẻ các khớp ngón tay chân giúp họ bớt mỏi tay chân, đem lại cảm giác thoải mái.

Do thói quen: Nhiều người có thói quen bẻ ngón tay mà ngay cả bản thân không tự kiểm soát được. Làm sao bạn xác định được mình thuộc nhóm người này? Nếu bạn bẻ khớp ngón tay quá 5 lần mỗi ngày thì chứng tỏ điều này trở thành thói quen của bạn rồi đấy.

Bẻ khớp có lợi hay hại?

Melikian cho biết, "các nghiên cứu từ năm 1998 đã cho thấy không có mối tương quan đáng kể nào giữa thói quen bẻ đốt ngón tay và sự hiện diện của bệnh viêm xương khớp ở tay".

Ông nói thêm một số nghiên cứu đã chỉ ra thói quen bẻ đốt ngón tay có thể khiến tay bị sưng nhiều hơn và giảm sức cầm nắm. Dù vậy, có vẻ như sức mạnh của việc cầm nắm vẫn chưa được đánh giá đúng mức.

Một nghiên cứu tiến hành trên những khớp xương ngón tay của 215 người có thói quen này (từ 50 - 89 tuổi) đã cho ra kết quả: không hề có dấu hiệu nào của căn bệnh viêm hay rạn khớp cả.

Như vậy, bạn có thể yên tâm rằng bẻ khớp không gây ra quá nhiều hậu quả nghiêm trọng. Song, các nhà khoa học cũng cảnh báo, những tổn thương là điều không tránh khỏi. Bẻ khớp tay thường xuyên làm tổn thương các mô nang liên kết xung quanh, làm khớp ngón tay bạn to lên trông thấy. Đồng thời, hệ lụy kéo theo là nó sẽ làm giảm sức cầm nắm của bản thân người bẻ khớp.

Gây mất thẩm mỹ

Các đốt ngón tay của bạn sẽ trở nên to và bè ra hơn khi bạn có thói quen bẻ ngón tay thường xuyên. Bạn sẽ dễ dàng quan sát và so sánh giữa ngón tay bình thường và ngón tay thường bị bẻ cong.

Bẻ khớp tay có gây viêm khớp?

Dãn, rách dây chằng quanh khớp tay

Thói quen bẻ ngón tay nếu kéo dài thường xuyên nguy cơ bạn sẽ bị giãn, rách dây chằng quanh khớp tay là điều khó tránh khỏi.

Viêm hoặc thoái hóa mặt khớp

Chưa có nghiên cứu nào đưa ra kết quả viêm hoặc thoái hóa khớp do bẻ ngón tay, tuy nhiên đừng chủ quan vì chính hoạt động này tác động khiến cho thoái hóa, viêm khớp bàn tay diễn ra nhanh hơn.

Khi bạn tác động một lực nắn, kéo hoặc bẻ khớp ngón tay, lúc này bề mặt khớp sẽ bị bào mòn nhất là phần sụn, vị trí tiếp xúc giữa hai đầu xương. Thói quen này, lâu ngày nếu không giảm bớt sẽ gây ra tình trạng viêm hoặc thoái hóa mặt khớp.

Bẻ ngón tay ảnh hưởng gì khi về già?

Sụn là vị trí bao quanh hai đầu sương của khớp, màu trắng, có chức năng làm giảm ma sát, là “đệm” giúp toàn bộ cơ thể di chuyển và hoạt động trơn tru. Theo độ tuổi hay có lực tác động từ bên ngoài, bộ phận này càng hư hỏng , khi hư hỏng sụn khớp không thể được tái tạo lại.

Mẹo hay để giảm thói quen bẻ khớp tay chân

Bản chất của bẻ khớp ngón tay là vô hại, tuy nhiên nếu bạn biến chúng thành thói quen và thực hiện bẻ khớp tay quá nhiều sẽ dẫn đến những bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe hệ xương khớp. Tốt nhất là bạn nên sớm từ bỏ thói quen này để có thể bảo vệ xương khớp cho mình.

Tìm thói quen mới

Khiến cho đôi bàn tay bận rộn, tập trung sự chú vào những hoạt động khác như vẽ tranh, làm đồ thủ công… Lúc này, đôi bàn tay bạn không có thời gian để nhớ đến “tật” bẻ khớp tay.

Giảm bớt stress

Một số người có thói quen bẻ khớp ngón tay khi căng thẳng, vì vậy tìm cách giảm bớt căng thẳng bằng cách thở sâu, thiền, tập thể dục… Hoặc có thể mua cho mình một quả bóng nhỏ, hay một viên đá nhỏ để bóp, nắn hoặc xoa những khi bị căng thẳng, lo lắng thay vì bẻ khớp tay.

Tốt nhất, hãy tìm ra nguyên nhân và tìm cách kiểm soát giải tỏa những căng thẳng, bực tức trong cuộc sống, điều này vô hình trung sẽ giải quyết được chứng bẻ khớp tay khi căng thẳng.

Cần sự hỗ trợ của người xung quanh

Bẻ khớp tay đối với nhiều người là thói quen vô thức, vì vậy bản thân thường không ý thức việc bẻ hoặc khi bẻ xong rồi thì mới sực nhớ. Vì vậy, để từ bỏ thói quen này, bạn cần sự hỗ trợ những người xung quanh, đặc biệt là người thân, đồng nghiệp luôn sát cánh bên mình. Người xung quanh sẽ để ý, nhắc nhở mỗi khi bạn có hành động chuẩn bị hoặc bẻ khớp tay được vài ngón tay sẽ nhắc bạn dừng lại.

Tập tạ - Bí quyết giúp xương khớp chắc khỏe Tập tạ - Bí quyết giúp xương khớp chắc khỏe
Những thực phẩm Những thực phẩm "kẻ thù" của người bị đau nhức xương khớp trong ngày Tết
Bí quyết Bí quyết "đánh bay" đau nhức xương khớp với những loại cá "vàng"
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Nguy hại khi sử dụng chanh leo không đúng cách

Nguy hại khi sử dụng chanh leo không đúng cách

Chanh dây từ lâu đã được biết đến như một loại trái cây giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, dùng chanh sai cách có thể gây các tác dụng xấu đối với cơ thể.
15 loại nước ép trái cây giúp giảm cân, đẹp da

15 loại nước ép trái cây giúp giảm cân, đẹp da

Nước ép rau củ bên cạnh là loại thức uống ngon miệng còn là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất dồi dào, hỗ trợ giảm cân và tăng cường sức khỏe.
Tự bảo vệ bản thân khỏi suy thận

Tự bảo vệ bản thân khỏi suy thận

Suy thận là tình trạng thận bị mất chức năng, không còn khả năng lọc các chất thải từ máu. Suy thận hầu hết sẽ làm tổn thương các Nephron (một đơn vị cấu trúc của thận) khiến thận không thể loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Nếu không điều trị hoặc điều trị thất bại sẽ gây mất chức năng thận.
Cảnh giác với những quảng cáo về dịch vụ “chân mày phong thuỷ”

Cảnh giác với những quảng cáo về dịch vụ “chân mày phong thuỷ”

Hiện nay, tại TP.HCM, các cơ sở cung cấp dịch vụ “chân mày phong thủy” đang ngày càng gia tăng. Nhiều cơ sở thu hút khách hàng bằng những lời quảng cáo hấp dẫn như "thay tướng đổi vận" hay "cải thiện vận may, tài lộc" cùng các hình ảnh nghệ sĩ nổi tiếng và công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, đằng sau đó là những rủi ro tiềm ẩn về sức khỏe và tài chính.
Bạn có đang dùng dầu ăn đúng cách?

Bạn có đang dùng dầu ăn đúng cách?

Dầu ăn là nguyên liệu nấu ăn không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình. Tuy nhiên, bạn có biết rằng sử dụng dầu ăn không đúng cách có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe?
Đại biểu quốc hội lo ngại về vấn đề cấp giấy phép hành nghề khám chữa bệnh

Đại biểu quốc hội lo ngại về vấn đề cấp giấy phép hành nghề khám chữa bệnh

Tại phiên chất vấn chiều 11/11, kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, các đại biểu đã chất vấn đại diện Bộ Y tế về vấn đề liên quan tới việc cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Vẫn còn tình trạng thiếu thuốc dù đã nỗ lực tháo gỡ các điểm nghẽn

Vẫn còn tình trạng thiếu thuốc dù đã nỗ lực tháo gỡ các điểm nghẽn

Trả lời chất vấn của đại biểu quốc hội về việc vẫn còn tình trạng thiếu thuốc dù đã nỗ lực tháo gỡ các điểm nghẽn, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết Bộ đang đang xây dựng sổ tay cẩm nang hướng dẫn để các địa phương đủ năng lực thực hiện.
Áp dụng công thức "10-3-2-1-0" cải thiện tình trạng khó ngủ

Áp dụng công thức "10-3-2-1-0" cải thiện tình trạng khó ngủ

Nếu bạn bị khó ngủ triền miên, hãy áp dụng thử công thức "10-3-2-1-0" để cải thiện tình trạng này, cho giấc ngủ ngon hơn.
Bộ Y tế tập trung sửa đổi chế độ, chính sách để giữ chân nhân viên y tế

Bộ Y tế tập trung sửa đổi chế độ, chính sách để giữ chân nhân viên y tế

Trong phiên họp chiều 11-11 trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV liên quan đến việc làm sao giữ chân nhân viên y tế tại các cơ sở công lập, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã thông tin về chế độ, chính sách nhân viên y tế tại các cơ sở công lập.
Nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc mở ra hướng điều trị mới trong y học

Nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc mở ra hướng điều trị mới trong y học

Công nghệ tế bào gốc là một lĩnh vực tiên phong trong y học tái tạo và y học cá thể hóa. Đây là công nghệ có khả năng khai thác tối ưu nguồn tài nguyên tế bào gốc từ cơ thể, tạo ra những giải pháp điều trị mới cho các bệnh lý mà hiện tại chưa có phương pháp điều trị hiệu quả.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động