Bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài: Không để doanh nghiệp chông chênh

Thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cho thấy, hiện nay, các nhãn hiệu đăng ký nội địa là khoảng 50.000 đơn/năm, nhưng chỉ có khoảng 280 đơn yêu cầu đăng ký quốc tế. Con số khá khiêm tốn khiến đặt ra câu hỏi: Phải chăng doanh nghiệp Việt chưa hiểu về vai trò của nhãn hiệu sản phẩm nói riêng, sở hữu trí tuệ nói chung trong hoạt động xuất khẩu?
Hạt gạo ST25: Cuộc hành trình vinh quang chưa về đích… Chuyên gia luật nhận định việc gạo ST25 bị đăng ký nhãn hiệu ở Mỹ Nhãn hiệu phi truyền thống: Những điều cần biết về bảo hộ nhãn hiệu mùi

Nhận thức vẫn là rào cản lớn

Chia sẻ về tình huống thực tế của chính doanh nghiệp (DN) mình khi đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài, ông Phạm Ngọc Luận, CEO Thương hiệu Meet More Coffee cho biết, sau khi xuất một vài đơn hàng đầu tiên sang thị trường Hàn Quốc, công ty ông tiến hành nộp đơn đăng ký Nhãn hiệu Meet More ở đây thì được cơ quan sở hữu trí tuệ Hàn Quốc thông báo từ chối do nhãn hiệu Meet More đã được đăng ký tại nước này.

Ông Luận rất bất ngờ khi người đăng ký nhãn hiệu Meet More lại chính là đối tác phân phối của công ty ông tại Hàn Quốc. Sau đó, công ty ông đã thương thảo thành công với đối tác để có quyền đăng ký nhãn hiệu Meet More tại Hàn Quốc.

Vải thiều Bắc Giang được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản - Ảnh: VGP
Vải thiều Bắc Giang được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản - Ảnh: VGP

Các chuyên gia về sở hữu trí tuệ nhận định Meet More Coffee đã rất may mắn trong tình huống này khi nhận được thiện chí từ phía đối tác để có thể nhanh chóng lấy lại nhãn hiệu của chính mình. Trên thực tế, thời gian qua, nhiều vụ việc “kinh điển” vẫn thường được các luật sư và các DN đề cập tới như những bài học về hậu quả của việc chưa nhận thức đầy đủ và lơ là trong bảo vệ tài sản trí tuệ của DN, thậm chí trong đó có cả những “ông lớn” như: Cà phê Trung Nguyên, Vinataba, kẹo dừa Bến Tre, nước mắm Phú Quốc…

Ông Trần Lê Hồng, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ cho rằng, nếu muốn phát triển các sản phẩm ở nước ngoài, DN cần có thương hiệu, mà thương hiệu thông thường được định vị qua nhãn hiệu.

Tuy nhiên, một nguyên tắc rất quan trọng mà các DN cần biết đó là, việc bảo hộ nhãn hiệu mang tính lãnh thổ, tức việc nhãn hiệu của DN được bảo hộ ở Việt Nam, không đồng nghĩa với việc nhãn hiệu cũng được bảo hộ ở Mỹ, Australia hay các nước khác. Đó chính là lý do DN cần tính đến việc đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài nếu muốn xây dựng và phát triển thương hiệu ở nước ngoài.

Hiện nay đã có nhiều DN Việt Nam ý thức được vai trò của tài sản trí tuệ, thực hiện đăng ký bảo hộ sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp tại thị trường trong nước, nhưng số lượng DN thực hiện việc này ở nước ngoài còn rất ít, ngay cả khi các sản phẩm của DN Việt Nam đã có mặt ở nhiều thị trường trọng điểm trên thế giới.

Nhắc lại câu chuyện với gạo ST-25 vừa qua, ông Trần Lê Hồng cho rằng, đây là vấn đề tương đối phức tạp bởi ST-25 không phải là nhãn hiệu của hàng hoá mà là giống cây trồng. Khi đăng ký bảo hộ giống cây trồng này ở Việt Nam thì có vẻ DN chủ quan nghĩ là đã được bảo hộ và không quan tâm đến việc đăng ký ra nước ngoài. Điều này dẫn đến việc giống lúa ST-25 không được bảo hộ tại nước ngoài và tại Mỹ.

Cục Sở hữu Trí tuệ đã hỗ trợ về mặt chuyên môn cho DN Hồ Quang Trí để có những nhận thức đầy đủ về việc đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài liên quan đến ST-25, đồng thời có văn bản gửi cho cơ quan sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ để khẳng định xuất xứ, thực chất là tên một giống cây trồng - giống lúa ST-25. Hiện nay cơ quan sáng chế và nhãn hiệu Mỹ đã ghi nhận và có dự định từ chối đăng ký nhãn hiệu ST-25 của các DN nộp đơn tại Mỹ.

Qua 3 năm khảo sát các DN, đặc biệt là DN vừa và nhỏ, tại một tọa đàm trực tuyến mới đây do Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức, PGS.TS.Nguyễn Quốc Thịnh, Bộ môn Quản trị thương hiệu - Khoa Marketing, Đại học Thương mại, đã chỉ ra 3 rào cản dẫn đến DN Việt còn đang chần chừ không đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài. Đầu tiên là do nhận thức của các chủ DN, mặc dù đã có sự chuyển biến hơn trước nhưng nhiều chủ DN vẫn cho rằng DN của mình nhỏ, bán sản phẩm sang nước ngoài thông qua một nhà nhập khẩu thì trách nhiệm ở nước ngoài là của nhà nhập khẩu, ít quan tâm đến trách nhiệm cũng như bảo vệ quyền lợi của chính mình.

Rào cản thứ hai là thủ tục ở các thị trường khác nhau cũng tương đối khác nhau, khi DN gặp phải rào cản về pháp lý, ngôn ngữ sẽ dẫn đến chán nản. Bên cạnh đó, kinh phí đăng ký không rẻ ở một số thị trường cũng là rào cản với DN nhỏ và siêu nhỏ.

PGS.TS.Nguyễn Quốc Thịnh cũng cho rằng, DN Việt trên con đường chinh phục thị trường nước ngoài, bên cạnh việc chuẩn bị kỹ lưỡng về chất lượng hàng hóa, dịch vụ, thì vấn đề thiết lập cơ chế bảo hộ nhãn hiệu của mình là điều cần nghiêm túc đầu tư.

Bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài: Không để doanh nghiệp chông chênh
Gạo ST25

Không để doanh nghiệp chông chênh

Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập rộng mở và cạnh tranh quyết liệt, các DN Việt rất cần được trợ lực từ các cơ quan quản lý, hiệp hội và cộng đồng. Nhà nước không thể làm thay cho DN, nhưng cũng không thể để DN chông chênh.

Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Trần Lê Hồng cho biết, để đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài, DN có thể tìm kiếm qua nhiều kênh khác nhau, đầu tiên là cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ. Cục Sở hữu trí tuệ có đầy đủ thông tin trên website của Cục, từ hướng dẫn cách thức cho đến hỗ trợ về chuyên gia cho DN, có bàn tư vấn, hỗ trợ riêng cho người nộp đơn và các mẫu đơn cũng như cách thức xử lý đơn… cho đến khi DN nộp đơn đăng ký quốc tế hoàn chỉnh, Cục mới tạm dừng quá trình hỗ trợ.

Bên cạnh đó, việc DN sử dụng dịch vụ là rất phổ biến. Việt Nam hiện có khoảng 200 tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp, họ đều có thể tư vấn chuyên nghiệp, đảm nhận việc đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài của DN.

Ngoài ra, còn hàng loạt các biện pháp hỗ trợ DN về chuyên môn, tài chính…trong khuôn khổ các chương trình phát triển tài sản trí tuệ được triển khai ở cả Trung ương và địa phương.

Đặc biệt, trong thời gian qua, Chính phủ, các cơ quan chức năng đã tích cực phát triển lĩnh vực sở hữu trí tuệ ở quy mô vĩ mô thông qua việc gia nhập thêm các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ.

Theo quy luật chung, đăng ký tại từng nước sẽ rất tốn kém, mất công sức, nên hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế ra đời. Việt Nam đã tham gia vào Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp cho phép các DN được đăng ký ở hầu hết các nước trên thế giới.

Việt Nam cũng đã là thành viên của Thỏa ước và Nghị định thư Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu, giúp DN Việt Nam có thể bảo hộ nhãn hiệu ở hơn 100 nước thành viên một cách thuận lợi và tiết kiệm. Khi đó DN Việt muốn đăng ký quốc tế nhãn hiệu cùng một lúc ở nhiều quốc gia là thành viên của Hệ thống Madrid có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đến văn phòng quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) và đơn sẽ được chỉ định đến các nước là thành viên của Hệ thống Madrid mà DN có nhu cầu.

Tuy nhiên, một vấn đề nữa đặt ra là khi nào DN nên đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài? Hiện nay, trên thế giới về cơ bản sử dụng 2 nguyên tắc nộp đơn khi đăng ký nhãn hiệu, đó là ưu tiên đơn nộp đầu tiên (first to file) và nguyên tắc sử dụng đầu tiên (first to use).

Theo nguyên tắc này trong trường hợp có nhiều chủ đơn khác nhau cùng nộp các đơn đăng ký nhãn hiệu trùng/tương tự với nhau cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự nhau thì đơn có ngày nộp đầu tiên sẽ được chấp nhận bảo hộ.

Góp ý cho các DN, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Trần Lê Hồng cho rằng, người đăng ký trước, đăng ký sớm sẽ có cơ hội thành công cao, nhưng rủi ro là đăng ký sớm liệu có tương thích với kế hoạch, phát triển kinh doanh của DN sau này không? Đây là vấn đề mà DN cần cân nhắc. Do đó, khi đã có kế hoạch rõ ràng kinh doanh tại một thị trường cụ thể, với một sản phẩm tương đối “chín”, lúc đó DN đăng ký sẽ phù hợp nhất. Ngoài ra, DN cần tra cứu thị trường về nhãn hiệu đó, tránh việc nộp đơn xong nhưng lại không được đăng ký, dẫn đến cả chiến lược kinh doanh phải “đổ sông, đổ bể”.

Cũng theo các chuyên gia, trong khi dịch bệnh COVID-19 vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn, chuỗi cung ứng hàng hóa trên thế giới bị đứt gãy, giao thương quốc tế đang bị hạn chế, đây là thời điểm rất thích hợp để các DN soi lại chiến lược kinh doanh tại các thị trường nước ngoài, trong đó có việc giám sát quyền sở hữu trí tuệ của mình, bảo đảm cho việc xuất khẩu hàng hóa an toàn, không gặp kiện tụng về sở hữu trí tuệ, cũng là bảo vệ cho việc hoạt động kinh doanh của DN tại nước xuất khẩu.

Theo VGP

Cùng chuyên mục

Tin khác

BIDV và InfoPlus ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển sản phẩm ngân hàng trên nền tảng InfoCMS

BIDV và InfoPlus ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển sản phẩm ngân hàng trên nền tảng InfoCMS

Ngày 23/05/2023, tại Hà Nội đã diễn ra lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển sản phẩm ngân hàng trên nền tảng số InfoCMS giữa Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Công ty TNHH InfoPlus.
Việt Nam chi hơn 808,67 triệu USD nhập khẩu dược phẩm

Việt Nam chi hơn 808,67 triệu USD nhập khẩu dược phẩm

Quý I/2023, Việt Nam chi hơn 808,67 triệu USD nhập khẩu dược phẩm, giảm 5,8% so với cùng kỳ năm 2022.
Không được dùng hình bác sĩ để quảng cáo bán hàng đa cấp

Không được dùng hình bác sĩ để quảng cáo bán hàng đa cấp

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 18/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Sở Y tế TP.HCM “tuýt còi” hàng loạt cơ sở kinh doanh dược, mỹ phẩm, thiết bị y tế

Sở Y tế TP.HCM “tuýt còi” hàng loạt cơ sở kinh doanh dược, mỹ phẩm, thiết bị y tế

Mới đây, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM công bố danh sách xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực dược, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế từ ngày 8/2/2023 đến 16/4/2023.
Xuất khẩu phân bón sụt giảm mạnh trong quý I/2023

Xuất khẩu phân bón sụt giảm mạnh trong quý I/2023

Quý I/2023 cả nước xuất khẩu 404.912 tấn phân bón các loại, tương đương 183,58 triệu USD, giá trung bình 453,4 USD/tấn.
Dược phẩm Úc Châu bị phạt 50 triệu đồng do không cập nhật tiêu chuẩn chất lượng thuốc

Dược phẩm Úc Châu bị phạt 50 triệu đồng do không cập nhật tiêu chuẩn chất lượng thuốc

Mới đây, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Úc Châu do đã không cập nhật tiêu chuẩn chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo quy định của pháp luật.
Bộ Y tế đã đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường

Bộ Y tế đã đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường

Trong Hội thảo khoa học về tiêu thụ đồ uống có đường đối với sức khỏe, tác động của chính sách thuế và giá mới đây do Bộ Y tế tổ chứ, Bộ Y tế đã đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường.
Tạo đòn bẩy kinh tế khu vực bằng các dự án khu đô thị

Tạo đòn bẩy kinh tế khu vực bằng các dự án khu đô thị

Trong những năm gần đây, vai trò của các nhà đầu tư thể hiện dấu ấn khá đậm nét với những khu đô thị hiện đại, là đòn bẩy cho sự phát triển của thị trường bất động sản cũng như kinh tế- xã hội của khu vực.
9x nuôi loài cá bé xíu mà “hung dữ”, 4 tháng bỏ túi nửa tỷ đồng, người người tìm đến xin bí quyết

9x nuôi loài cá bé xíu mà “hung dữ”, 4 tháng bỏ túi nửa tỷ đồng, người người tìm đến xin bí quyết

Để đáp ứng nhu cầu về cá tai tượng da beo ngày càng tăng của thị trường, nhiều nông dân tại tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng đã thử nghiệm mô hình nuôi cá tai tượng da beo trong môi trường trang trại, ao hồ kênh rạch có hệ thống.
Xuất siêu cả nước trong 11 tháng 2022 tăng vọt so với cùng kỳ, đạt 10,6 tỷ USD

Xuất siêu cả nước trong 11 tháng 2022 tăng vọt so với cùng kỳ, đạt 10,6 tỷ USD

Số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/11 cho thấy, trong tháng 11/2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 57,58 tỷ USD, giảm 1,2% so với tháng trước và giảm 7,8% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 10,6 tỷ USD, tăng 10 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động