Cần tây giúp giảm cân, lợi tiểu, tăng cường hệ miễn dịch
Cần tây là một loại thực phẩm mà được các bà nội trợ hay sử dụng để chế biến món ăn trong bữa cơm thường ngày của người Việt. Là một món ăn vừa cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, lại vừa tốt cho sức khoẻ . Trong bài viết dưới đây, sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về loại thực phẩm này.
Đặc điểm của Cần tây
Cây Cần tây có thân mọc thẳng đứng, có thể cao đến 1,5 m. Thân có nhiều rãnh dọc, các nhiều cành mọc thẳng đứng.
Lá có hình mắt chim, dưới gốc có cuống lá, thuôn dài có 3 cách, mép lá lượn tai bèo. Lá được xẻ thành 3 mảng hoặc không chia tùy theo điều kiện phát triển của cây.
Hoa nhỏ màu trắng nhạt, hoặc xanh lục nhạt, gồm nhiều tán. Hoa ở đầu cành có tán dài hơn cách tán còn lại.
Quả Cần tây có hình trứng, hình cầu. Xung quanh có vạch lồi chạy dọc theo thân quả.
Hình ảnh cây Cần tây |
Phân bố, thu hoạch và chế biến
Phân bố: Nguồn gốc xuất xứ từ bờ biển Đại Tây Dương và Địa Trung Hải. Cần tây được trồng lâu đời tại các nước Châu Âu để làm thức ăn và làm thuốc lợi tiểu. Cây Cần tây mới được du nhập vào nước ta, hiện tại được trồng phổ biến ở nhiều tỉnh của nước ta.
Thu hoạch và chế biến: Cần tây có thể thu hoạch quanh năm, thường dùng để ăn sống, ép nước hoặc chế biến kèm các món ăn khác.
Thành phần hóa học
Toàn cây Cần tây có tinh dầu. Quả cây Cần tây có đến 90,5% là nước, 1,95% hợp chất Nitơ, 0,07% chất béo, 1,15% xenluloza và 1,31% chất tro. Khi chưng cất thì lượng tinh dầu thu được là 2 - 3%.
Tinh dầu không có màu, rất loãng, mùi thơm đặc trưng. Mùi rau Cần tây là do hai hợp chất oxy này. Ngoài ra, Cần tây còn chứa một số acol hai vòng. Rau Cần tây chứa nhiều loại vitamin và các chất quan trọng như: Vitamin A, B và C, các acid amin, tinh dầu và nguyên tố vi lượng.
Tác dụng của Cần tây
Cung cấp chất dinh dưỡng: Cần tây cung cấp một số chất dinh dương sau cho cơ thể như calo, chất béo, natri, chất sơ, đường, chất đạm, kali, phốt pho, vitamin A, folate, vitamin K, protein, carbs.
Hỗ trợ giảm cân: Cần tây có hàm lượng chất xơ và nước cao cùng với lượng calo thấp giúp bạn không nạp quá nhiều calo khi ăn cần tây. Thêm vào đó, cần tây không chứa nhiều tinh bột giúp hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Cần tây cung cấp vitamin và khoáng chất, bao gồm canxi, folate, vitamin K và flavonoid có tác dụng chống viêm và bảo vệ hệ tim mạch. Bên cạnh đó, cần tây có chứa kali giúp điều chỉnh huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ .
Tốt cho hệ tiêu hoá: Cần tây là nguồn cung cấp chất sơ hoà tan và chất sơ không hoà tancó thể bảo vệ niêm mạc hệ tiêu hóa và cải thiện tình trạng loét dạ dày, hỗ trợ chức năng tiêu hóa. Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ trong cần tây cũng góp phần cải thiện tình trạng táo bón và xây dựng hệ vi khuẩn có lợi cho đường ruột.
Cần tây cung cấp nhiều chất dinh dưỡng |
Hỗ trợ điều trị tiểu đường: Các flavonoid như apigenin, luteolin và phenolics có trong cần tây có tác dụng chống lại sự tổn thương của các tế bào beta tuyến tụy - là nơi sản xuất insulin. Đặc biệt, apigenin có thể giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh tiểu đường .
Chứa nhiều chất chống oxy hoá: Cần tây chứa các hợp chất chống oxy hóa mạnh, bao gồm axit caffeic, axit p-coumaric, axit ferulic, apigenin, luteolin, tanin, saponin và kaempferol giúp ngăn chặn các gốc tự do gây tổn hại cho các mô và tế bào, giảm stress oxy hoá và bảo vệ tổn thương tế bào, cơ quan.
Chống viêm: Cần tây có chứa apigenin - hợp chất tự nhiên có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, kháng vi-rút và chống oxy hóa. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng một chế độ ăn cần tây thường xuyên (giàu apigenin) có thể làm giảm tình trạng viêm địa tràng và cân bằng hệ thống đường tiêu hoá.
Hỗ trợ kiểm soát huyết áp: Cần tây hoặc nước ép cần tây có thể giúp duy trì huyết áp ở mức ổn định và điều trị huyết áp thấp. Ngoài ra, apigenin trong rau cần tây có thể giúp giãn mạch máu, hỗ trợ máu lưu thông tốt hơn và làm giảm huyết áp.
Tốt cho hệ thần kinh: Cần tây có tác dụng thúc đẩy quá trình tái sinh và bảo vệ mạng lưới thần kinh. Chiết xuất cần tây chứa vitamin K giúp cải thiện chức năng não, có giá trị trong cả việc phòng ngừa và điều trị bệnh Alheimer.
Hàm lượng vitamin A và choline có trong cần tây giúp cải thiện trí nhớ, sự tập trung và khả năng học tập. Cần tây còn có tác dụng làm dịu hệ thống thần kinh trung ương giúp ngủ ngon hơn.
Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư: Cần tây chứa các hợp chất chống viêm và chất chống oxy hóa có thể loại bỏ các gốc tự do giúp giảm viêm và ngăn ngừa ung thư. Theo nghiên cứu, dịch chiết cần tây đã được thử nghiệm và có hiệu quả trên một số dòng tế bào ung thư bạch cầu và ngăn chặn sự lan rộng của tế bào ung thư.
Hỗ trợ giảm mỡ máu, bảo vệ gan: Mỡ máu cao được cho là nguyên nhân gây ra tình trạng đau tim hoặc đột quỵ. Các chất dinh dưỡng có trong cần tây bao gồm vitamin C và polyphenol có tác dụng giảm lượng mỡ dư thừa trong cơ thể. Vì vậy, việc cung cấp rau cần tây hàng ngày có thể giúp kiểm soát mỡ máu cao.
Tăng cường thị lực: Các vitamin trong cần tây có tác dụng chống oxy hóa giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng do tuổi tác - là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra mất thị lực.
Giảm dị tật bẩm sinh cho thai nhi: Cần tây là một nguồn folate tốt có quan trọng trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển thai nhi. Bổ sung folate có thể giúp giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ống thần kinh và tình trạng sinh non.
Lợi tiểu: Rau cần tây giúp tăng cường bài tiết nước tiểu và axit uric trong cơ thể. Bên cạnh đó, rau cần tây cũng giúp giảm lượng protein trong nước tiểu.
Hỗ trợ giảm hen suyễn: Bổ sung cần tây thường xuyên có thể giúp giảm triệu chứng hen suyễn. Thành phần cần tây có chứa vitamin C giúp ngăn chặn sự tác động của các gốc tự do gây hại đối với hệ hô hấp và giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng hen suyễn.
Tăng cường sức khoẻ xương khớp: Cần tây và hạt cần tây chứa khoảng 25 hợp chất chống viêm giúp bảo vệ cơ thể khỏi các cơn viêm gây đau.
Tăng cường sức khoẻ sinh lý nam giới: Nghiên cứu cho thấy apigenin và apium trong cần tây có khả năng chống lại tổn thương tinh hoàn do hóa chất gây ra đem lại tác dụng tích cực trong việc phục hồi tinh hoàn và chức năng sinh dục.
Giảm triệu chứng trào ngược dạ dày: Cần tây có tính axit thấp nên có thể được sử dụng như một phương thuốc chữa chứng trào ngược dạ dày, đặc biệt là đối với những người cao tuổi. Chiết xuất ethanol của cần tây có thể chống co thắt rất tốt, đặc biệt là giảm co thắt đường tiêu hóa.
Giảm chướng bụng: Cần tây chứa lượng lớn chất xơ giúp kích thích quá trình tiêu hóa, giảm chướng bụng và các triệu chứng liên quan.
Cách sử dụng rau cần tây trong các bữa ăn
Rau cần tây có thể ăn sống hoặc ăn chín nhưng rau sống thường chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn so với rau nấu chín. Theo một nghiên cứu, hấp cần tây trong 10 phút có thể không ảnh hưởng đáng kể đến hàm lượng chất chống oxy hóa, nhưng cần tây luộc có thể làm giảm hàm lượng dưỡng chất có trong rau.
Cần tây dùng để sào, hoặc làm nước ép |
Lưu ý khi sử dụng Cần tây
Theo y học cổ truyền, Cần tây vị ngọt, đắng, tính mát có thể ích khó, lợi tỳ, điều hòa khí huyết, thanh nhiệt, giảm ho. Tuy nhiên, để sử dụng Cần tây đạt hiệu quả tốt nhất, người dùng không nên dùng Cần tây với các hải sản như sò lông, nghêu, hàu. Vì đây là các loại thực phẩm kị nhau, dùng chung chúng với nhau có thể gây ra một số bệnh lý.
Một số người có tiền sử bị bệnh huyết áp thấp, người bị bệnh ngoài da, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên sử dụng loại thực phẩm này.
Trên đây là một số thông tin về đặc điểm, tác dụng, và lưu ý khi sử dụng Cần tây. Một thực phẩm vừa cung cấp chất dinh dưỡng, vừa tác dụng phòng ngừa và chữa một số loại bệnh. Lưu ý, những bài thuốc kể trên về Cần tây chỉ mang tính tham khảo, bạn nên nhờ đến bác sĩ chuyên khoa để có được lời khuyên hữu ích.
"Hạ hỏa" ngày thu bằng những loại thực phẩm này bạn đã biết chưa? |
Bỏ túi các công thức sinh tố buổi sáng giúp giảm mỡ bụng cấp tốc |
3 loại rau “nặng mùi” nhưng được ví như thần dược cho cơ thể |