3 loại “kháng sinh tự nhiên” không thể thiếu trong bếp, vừa giúp món ăn tròn vị vừa có lợi cho sức khoẻ
Trong một số loại thực phẩm chứa các hoạt chất tự nhiên, có đặc tính kháng khuẩn tương tự như kháng sinh giúp phòng và hỗ trợ xử lý nhiễm khuẩn. Sử dụng những “kháng sinh tự nhiên” này vừa an toàn lại giúp cơ thể phòng chống được nhiều loại bệnh.
Tỏi
Tỏi là "siêu thực phẩm" chứa nhiều chất có lợi cho sức khoẻ |
Lợi ích của tỏi đối với sức khoẻ là điều không thể bàn cãi, nó chứa 200 hoạt chất có lợi cho sức khỏe. Trong đó, allicin trong tỏi hoạt động như kháng sinh tự nhiên, có khả năng loại kháng khuẩn, tiêu diệt kí sinh trùng đường ruột. Ngoài chất kháng sinh tự nhiên, tỏi còn là một loại thảo dược giúp bạn ngăn ngừa các bệnh ung thư.
Tỏi còn có thể giải quyết được một số loại vi khuẩn nguy hiểm thường gặp ở bệnh viện như Pseudomonas aeruginosa (trực khuẩn mủ xanh) gây nhiễm trùng huyết, Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng) kháng methicillin (MRSA) gây chốc lở, viêm tủy xương, viêm mô tế bào trên da, viêm phổi, thậm chí nhiễm trùng huyết hay suy đa tạng.
Chỉ nên ăn khoảng 2 tép tỏi/ ngày, bởi nếu ăn quá nhiều, có thể gặp phải tình trạng chảy máu trong. Bạn có thể ăn tỏi trực tiếp hoặc chế biến thành các món ăn như xào, nấu, chiên. Cũng có thể ép nước tỏi, uống kết hợp cùng mật ong để trị ho.
Mật ong
Mật ong được sử dụng ngoài da với công dụng làm lành vết thương, chống nhiễm trùng |
Đây được coi là vị thuốc kháng sinh tự nhiên tốt nhất, có thể ức chế 60 loại vi khuẩn. Không chỉ mang lại nguồn dinh dưỡng dồi dào, mật ong còn mật ong còn được sử dụng như một vị thuốc chữa các bệnh tiêu hóa, hô hấp nhờ tính năng kháng khuẩn, kháng viêm, chống oxy hóa. Mật ong có chứa hydrogen peroxide, một thành phần có khả năng chống khuẩn. Ngoài ra, mật ong còn chứa hàm lượng đường cao, có tác dụng ngăn ngừa sự sinh sôi của một số loại vi khuẩn. Thực phẩm này chứa mức pH khá thấp, giúp hút ẩm ra khỏi vi khuẩn, khiến cho vi khuẩn bị thiếu nước và chết dần.
Mật ong có nhiều cách sử dụng, bạn có thể ăn trực tiếp, pha loãng với nước ấm để uống hàng ngày hoặc chế biến cùng món ăn. Đối với miệng vết thương hoặc vùng da bị nhiễm trùng, thoa trực tiếp mật ong lên trên.
Những lưu ý khi sử dụng mật ong: Mật ong không nên sử dụng chung cùng với thì là, hành tây, đậu phụ, cá chép, lá hẹ vì có thể gây ra một số vấn đề cho sức khoẻ. Đối với trẻ nhỏ, chỉ nên sử dụng mật ong cho trẻ trên 12 tháng tuổi. Không bảo quản mật ong trong các đồ đựng bằng kim loại, vì trong mật ong có acid hữu cơ và đường, dưới tác dụng của men, một phần các chất này biến thành acid etylenic. Chất này ăn mòn lớp ngoài kim loại và làm tăng thêm hàm lượng kim loại trong mật ong, làm mật biến chất. Thành phần dinh dưỡng của mật ong bị phá hoại, người dùng dễ trúng độc với các biểu hiện lợm giọng, nôn mửa…
Nghệ
Nghệ có tác dụng mờ thâm, trị mụn |
Nghệ là loại gia vị quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình Việt Nam, không chỉ làm gia tăng hương vị, tạo màu sắc đẹp mắt cho món ăn mà loại củ này còn có công dụng tuyệt vời cho sức khoẻ.
Nghệ chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, kháng virus, kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm, ngăn ngừa viêm loét… Nghệ còn được sử dụng để làm đẹp, giảm thâm, trị mụn, giúp điều tiết giảm nhẹ mụn trứng cá nhờ tính chất kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa.
Ngoài ra, củ nghệ có thể giúp ngăn ngừa và thậm chí điều trị ung thư. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chất curcumin trong nghệ có thể làm giảm sự phát triển của tế bào ung thư. Chất này cũng có khả năng chống lại vi khuẩn Helicobacter Pylori – nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày.
Lưu ý khi sử dụng nghệ: Nghệ dùng với lượng lớn có thể ức chế đông máu, đồng nghĩa với việc tăng nguy cơ chảy máu trầm trọng ở những bệnh nhân phải trải qua phẫu thuật hoặc những người đang dùng thuốc làm loãng mãu.