Tư thế yoga đơn giản cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Yoga không chỉ cải thiện sự dẻo dai và sức khỏe tổng thể, mà còn mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa. Dưới đây là một số tư thế yoga có thể giúp bạn duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Thực phẩm trị ho tại nhà Sơ cứu người bệnh đột quỵ tại nhà Vì sao nên tiêm vaccine phòng cúm mỗi năm?

Khoảnh khắc thưởng thức bữa ăn cùng người thân và bạn bè luôn là những thời gian tuyệt vời, nhưng đôi khi dạ dày lại khiến chúng ta phải "trả giá" cho việc đó. Để giảm bớt cảm giác đầy bụng và ngăn ngừa cơn đau bụng, một số tư thế yoga có thể kích thích hệ tiêu hóa, giúp thúc đẩy sự lưu thông của các chất lỏng trong vùng bụng, điều này rất quan trọng cho quá trình tiêu hóa.

Trước hoặc sau bữa ăn, một vài động tác yoga sẽ giúp bạn tránh được cảm giác nặng nề và khó chịu. Bạn có thể thực hiện những bài tập này vào buổi sáng khi dạ dày còn trống hoặc vài giờ sau khi ăn quá no.

Bài tập hít thở bằng lồng ngực

Bài tập hít thở bằng lồng ngực
Bài tập hít thở bằng lồng ngực

Ngồi xếp bằng, hai tay đặt trên đầu gối. Hít vào bằng mũi và thở ra một hơi dài. Sau đó, ấn nhẹ tay lên đầu gối, tưởng tượng xương sườn mở ra và rốn hóp vào, giữ tư thế vài giây rồi thả lỏng. Thực hiện 15 lần. Bài tập này giúp cơ thể tự điều chỉnh, giảm căng thẳng, giúp hệ tiêu hóa cân bằng và đẩy lùi các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu.

Tư thế Yoga cúi đầu (Downward Facing Dog Pose)

Trong tư thế này, việc hít thở sâu giúp massage các cơ quan trong bụng, kích thích ruột và bơm máu đến các tế bào, từ đó hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Để thực hiện, bắt đầu từ tư thế Plank với tay và chân chống xuống đất, hai tay rộng bằng vai và hai chân rộng hơn hông. Dùng cơ bụng đẩy hông lên sau, cong nhẹ đầu gối để duỗi xương cột sống và mở rộng vai.

Tư thế apanasana (Tư thế chắn gió)

Nằm ngửa, đưa đầu gối về phía ngực và ép nhẹ bụng để kích thích lưu thông máu trong dạ dày. Bạn có thể thực hiện chuyển động từ trái sang phải để tăng cảm giác sảng khoái. Bài tập này giúp thúc đẩy tiêu hóa hiệu quả.

Tư thế nửa cây cầu (Bridge Pose)

Nằm ngửa, hai chân co, gót sát mông và bàn chân rộng bằng hông. Nâng hông và lưng lên khỏi thảm. Khi đã vào tư thế, ấn rốn vào cột sống và giữ trong 5 nhịp thở rồi thả lỏng. Thực hiện 3 lần. Tư thế này kích hoạt hệ tiêu hóa, giúp giảm cảm giác ậm ạch và khó tiêu.

Tư thế Yoga tam giác (Triangle Pose)

Tư thế Yoga tam giác
Tư thế Yoga tam giác

Tư thế này giúp kích thích hoạt động của hormone trong cơ thể và giảm đau ruột. Để thực hiện, bước chân phải về phía trước, tạo tư thế nhún người, duỗi thẳng chân. Chân trái bước lùi khoảng 15cm và xoay bàn chân 45 độ. Đặt tay phải lên cẳng chân phải hoặc sàn, duỗi tay trái lên cao, lòng bàn tay hướng về phía trước. Duỗi thẳng đầu về phía trước và xương cụt hướng về hông trái.

Tư thế rắn hổ mang (Cobra Pose)

Nằm sấp, hai chân duỗi thẳng, bàn chân khép lại. Đặt tay dưới vai ngang tầm ngực và nâng phần trên cơ thể lên khi hít vào. Nhìn thẳng về phía trước, giữ cổ thẳng. Giữ tư thế khi hít vào và nhẹ nhàng nằm xuống khi thở ra. Tư thế này giúp thư giãn dạ dày và hỗ trợ tiêu hóa.

Tư thế con thuyền (Boat Pose)

Ngồi trên thảm, co đầu gối về phía ngực và nâng chân lên khỏi mặt đất. Bắp chân song song với mặt sàn, cánh tay duỗi thẳng. Giữ tư thế này trong 5 nhịp thở rồi nghỉ. Tư thế này giúp săn chắc cơ bụng và tác động vào các cơ quan trong ổ bụng, tăng cường chức năng tiêu hóa.

Tư thế yoga dạng cây cầu (Bridge Pose)

Đây là tư thế uốn người giúp co rút các cơ quan tiêu hóa, chuyển máu về tim và giảm mệt mỏi do hệ tiêu hóa kém. Nằm trên sàn, đầu gối co và bàn chân đặt chắc chắn trên mặt sàn. Thở ra, dùng bàn chân và tay làm điểm tựa để nâng hông lên cho đến khi bắp đùi song song với mặt sàn. Giữ trong 1 phút.

Gập người về phía trước (Forward Fold)

Gập người về phía trước (Forward Fold)
Gập người về phía trước

Sau bữa ăn nặng, tư thế này giúp kích thích hoạt động của gan, thận, tuyến tụy và buồng trứng. Ngồi thẳng chân, duỗi nhẹ cánh tay về phía trước và ngả người về phía trước. Cố gắng chạm chân vào ngực và nếu có thể, nắm lấy bắp chân hoặc bàn chân.

Tư thế cái ghế vặn (Twisted Chair Pose)

Đứng, hai chân chụm lại, gập chân và dồn trọng lượng cơ thể về phía sau. Đặt khuỷu tay trái ngoài đầu gối phải và đưa hai tay vào giữa ngực. Giữ tư thế trong 5 nhịp thở rồi đổi bên. Tư thế này tác động lên các cơ quan trong ổ bụng, giúp giảm các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng.

Tư thế Yoga xả hơi (Wind Relieving Pose)

Tư thế này giúp ép các ruột kết lên vùng bên phải và bên trái, kích thích thần kinh để thải khí đầy hơi. Ôm gối phải về phía ngực, duỗi thẳng chân trái và kéo gần gối phải xuống sàn. Giữ tư thế trong 1-2 phút, lặp lại cho bên còn lại.

Tư thế em bé (Child's Pose)

Tư thế này giúp làm dịu tâm trí và thúc đẩy tiêu hóa. Ngồi trên gót chân, đầu gối gập lại. Nghiêng người về phía trước và thả lỏng cánh tay xuôi theo thân. Bài tập này giúp xoa bóp và làm săn chắc các cơ quan vùng bụng, kích thích quá trình tiêu hóa.

Cần lưu ý gì khi ăn bòn bon? Cần lưu ý gì khi ăn bòn bon?
Bún ốc giải ngán ngày Tết, ăn sao để không ảnh hưởng đến sức khỏe? Bún ốc giải ngán ngày Tết, ăn sao để không ảnh hưởng đến sức khỏe?
Nhảy dây - bài tập Nhảy dây - bài tập "vàng" cho sức khỏe toàn diện
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Hà Nội ghi nhận ca não mô cầu đầu tiên trong năm 2025

Hà Nội ghi nhận ca não mô cầu đầu tiên trong năm 2025

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội ghi nhận ca bệnh não mô cầu đầu tiên trong năm là bé trai 3 tháng tuổi ở quận Thanh Xuân.
Ca phẫu thuật ghép tim nhân tạo đầu tiên tại Việt Nam

Ca phẫu thuật ghép tim nhân tạo đầu tiên tại Việt Nam

Một phụ nữ 46 tuổi bị suy tim giai đoạn cuối đã được bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thực hiện ca ghép tim nhân tạo bán phần để duy trì sự sống.
Khám phá sức mạnh của rau má đối với làn da

Khám phá sức mạnh của rau má đối với làn da

Không chỉ là một loại rau quen thuộc, rau má còn là “bí quyết” chăm sóc da tuyệt vời, giúp phục hồi vết thương, giữ da săn chắc và giảm rõ rệt các nếp nhăn.
Lợi ích tuyệt vời của nước muối pha loãng

Lợi ích tuyệt vời của nước muối pha loãng

Muối là khoáng chất thiết yếu cho não bộ và cơ thể. Dùng nước muối pha loãng có nhiều lợi ích nhưng cần dùng cần dùng đúng cách và lưu ý liều lượng.
Chấm dứt chứng mất ngủ với những thói quen lành mạnh

Chấm dứt chứng mất ngủ với những thói quen lành mạnh

Mất ngủ là vấn đề phổ biến nhưng hoàn toàn có thể cải thiện nếu bạn chủ động xây dựng những thói quen lành mạnh mỗi ngày.
Uống gì để thải độc gan hiệu quả?

Uống gì để thải độc gan hiệu quả?

Giải độc gan là việc bạn cần làm mỗi ngày để đảm bảo lá gan khỏe mạnh, gan có sức thực hiện trọng trách vốn dĩ thuộc về nó. Vậy uống gì để thải độc gan nhanh và hiệu quả, cùng tìm hiểu nhé.
Bộ Y tế chỉ đạo vụ 29 học sinh nghi ngộ độc sau khi đi học về

Bộ Y tế chỉ đạo vụ 29 học sinh nghi ngộ độc sau khi đi học về

Bộ Y tế vừa chỉ đạo điều tra, truy xuất nguồn gốc vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, TP.HCM.
Dùng thuốc tránh thai kéo dài làm gia tăng nguy cơ đột quỵ

Dùng thuốc tránh thai kéo dài làm gia tăng nguy cơ đột quỵ

Việc sử dụng thuốc tránh thai đường uống trong thời gian dài có thể làm gia tăng nguy cơ hình thành huyết khối ở phụ nữ, dẫn đến đột quỵ.
Ăn củ ấu tàu thay cơm, người phụ nữ 56 tuổi bị ngộ độc

Ăn củ ấu tàu thay cơm, người phụ nữ 56 tuổi bị ngộ độc

Bệnh nhân nhập viện vì buồn nôn, tê bì và tụt huyết áp sau khi ăn nhiều củ ấu tàu thay cơm. Bác sĩ xác định bệnh nhân bị ngộ độc aconitin trong củ ấu tàu.
TP.HCM: Hơn 20 học sinh tiểu học đau bụng, nôn ói sau khi đi học về

TP.HCM: Hơn 20 học sinh tiểu học đau bụng, nôn ói sau khi đi học về

Sau khi tan học, 22 học sinh của Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (Quận 7, TP.HCM) có biểu hiện đau bụng, nôn ói và tiêu chảy.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động