Trẻ nhập viện do mắc ho gà gia tăng, chuyên gia đưa ra khuyến cáo phòng bệnh

Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay Bệnh viện tiếp nhận khoảng hơn 1.000 bệnh nhân mắc ho gà. Nhiều trường hợp có diễn biến nguy hiểm, các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu ý.
Trẻ nhập viện do mắc ho gà gia tăng, chuyên gia đưa ra khuyến cáo phòng bệnh

Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay Bệnh viện tiếp nhận khoảng hơn 1.000 bệnh nhân mắc ho gà. Nhiều trường hợp có diễn biến nguy hiểm, các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu ý.

Mới đây, Trung tâm Bệnh nhiệt đới – Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin rằng đơn vị đã tiếp nhận bệnh nhi 1,5 tháng tuổi nhập viện trong tình trạng ho khò khè, ho tím đỏ mặt, phải thở máy.

Ngay sau khi thực hiện xét nghiệm PCR đơn mồi, các bác sĩ xác định bệnh nhi dương tính với ho gà.

Theo chia sẻ của người nhà bệnh nhân: “Trước khi nhập viện, gia đình thấy con có dấu hiệu ho có đờm, ho đỏ mặt gần 2 tuần nhưng gia đình chủ quan, cho là con bị ho bình thường nên đình tự mua thuốc về điều trị. Cũng không nghĩ con mắc bệnh ho gà bởi cháu còn nhỏ và chưa tiếp xúc với bên ngoài. Đến khi thấy con ho tím tái, gia đình mới cho con đến bệnh viện khám”.

Trẻ nhập viện do mắc ho gà gia tăng, chuyên gia đưa ra khuyến cáo phòng bệnh

Thông tin về ca bệnh, TS. BS Đào Hữu Nam – Trưởng khoa Điều trị tích cực, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi trung ương cho biết: "Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng nặng, ngưng thở và phải thở máy".

Nhiều biến chứng nguy hiểm khi mắc ho gà

Ho gà là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi vi khuẩn Bordetella pertussis xâm nhập vào đường hô hấp. Bệnh có thể lây qua đường hô hấp thông qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết ở họng, niêm mạc mũi của người bệnh khi hắt hơi, ho.

Theo thống kê y khoa, có đến 50% trẻ em trẻ dưới 1 tuổi bị mắc bệnh ho gà phải nằm viện để tiến hành điều trị. Trong đó, có khoảng 25% trường hợp bệnh chuyển biến nặng và chuyển biến sang viêm phổi, cứ 100 trẻ lại có 1 trẻ bị tử vong do ho gà.

Phương thức lây truyền của bệnh ho gà là do tiếp xúc trực tiếp qua đường hô hấp có các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng bệnh nhân khi ho, hắt hơi. Tính lây truyền rất cao ngay sau khi phơi nhiễm với giọt nước miếng của bệnh nhân, có thể lây cho 12 - 17 người, nhất là với những người sinh hoạt trong cùng một không gian khép kín lâu dài như gia đình, trường học,…

Trẻ nhập viện do mắc ho gà gia tăng, chuyên gia đưa ra khuyến cáo phòng bệnh

Các triệu chứng của bệnh ho gà thường xuất hiện trong vòng 5-7 ngày sau khi phơi nhiễm, nhưng đôi khi thời kỳ ủ bệnh kéo dài 3 tuần. Bệnh thường khởi phát bởi triệu chứng giống như cảm lạnh, có những cơn ho nhẹ, sau đó trẻ bắt đầu ho nhiều hơn và chảy nước mũi và có thể có sốt nhẹ.

Sau 1-2 tuần, bắt đầu ho nhiều hơn. Không giống như cảm lạnh, ho gà có biểu hiện một loạt các cơn ho liên tục trong nhiều tuần. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị, bệnh trở nên nặng hơn, gây ho nặng hơn, xuất hiện nhiều đờm dãi. Ho kéo dài dẫn tới việc trẻ nôn ọe, không ăn được, mệt mỏi, chảy nước mắt, nước mũi, kiệt sức. Cơn ho dai dẳng khiến cho trẻ đỏ bừng mặt hay tím tái cả người, vì vậy, có thể bị suy hô hấp, tử vong do nghẹt thở.

Trẻ nhập viện do mắc ho gà gia tăng, chuyên gia đưa ra khuyến cáo phòng bệnh

Cần lưu ý là ở trẻ sơ sinh, ho rất ít xuất hiện hoặc thậm chí không ho nhưng có thể có hiện tượng ngừng thở tạm thời trong một thời gian ngắn. Vì vậy, ho gà là bệnh nguy hiểm nhất đối với trẻ nhỏ. Do ho dai dẳng, kéo dài làm cho trẻ bị kiệt sức, nhất là ở trẻ sơ sinh bởi sức đề kháng còn yếu chưa đủ để chống lại bệnh. Bệnh thường gây ra tình trạng thiếu oxy cho cơ thể dẫn tới nhiều biến chứng như suy hô hấp, viêm phổi, thiếu oxy não, viêm não, xuất huyết kết mạc, thậm chí gây tử vong nếu không phát hiện và điều trị sớm.

Thiếu niên và người lớn cũng có thể bị biến chứng do bệnh ho gà. Biến chứng thường ít nghiêm trọng hơn ở những lứa tuổi này, đặc biệt với những người đã được tiêm vắc -xin phòng bệnh ho gà. Biến chứng ở thiếu niên và người lớn thường gây ra bởi bản thân các cơn ho. Viêm phổi là biến chứng cần được lưu ý. Các biến chứng phổ biến nhất của một nghiên cứu khác ở người lớn mắc bệnh ho gà là: Sút cân, mất kiểm soát bàng quang, bất tỉnh,..

Chuyên gia đưa ra khuyến cáo

Theo TS. BS Đào Hữu Nam, từ đầu năm 2024 đến hiện tại, Trung tâm Bệnh nhiệt đới đã tiếp nhận khoảng hơn 1.000 bệnh nhân mắc ho gà. Riêng từ đầu tháng 7/2024 đến nay tiếp nhận gần 400 trẻ mắc bệnh ho gà đến khám và điều trị. Trong đó, phần lớn các trường hợp mắc là trẻ em dưới 1 tuổi chưa tiêm phòng hoặc tiêm chưa đủ mũi vaccine phòng bệnh.

Trẻ nhập viện do mắc ho gà gia tăng, chuyên gia đưa ra khuyến cáo phòng bệnh

Từ trường hợp trên, TS. BS Đào Hữu Nam khuyến cáo: Đối với trẻ nhỏ, khi cha mẹ thấy con có biểu hiện ho, kho khè, sốt thì cần cho trẻ đến các bệnh viện thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Các bậc phụ huynh không nên chủ quan khi thấy con ho sốt mà tự ý điều trị tại nhà tránh những biến chứng cho trẻ.

"Hiện, có 2 phương pháp để dự phòng ho gà. Phương pháp đầu tiên là dự phòng không đặc hiệu như vệ sinh mũi họng, đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc với những người có tình trạng ho cơn kéo dài. Phương pháp thứ hai là dự phòng đặc hiệu như tiêm vaccine 5 trong 1 trong chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm vaccine cho phụ nữ mang thai" - TS. BS Đào Hữu Nam nói.

Theo các chuyên gia y tế khác, ho gà rất dễ lây truyền do tiếp xúc trực tiếp qua đường hô hấp có các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng bệnh nhân khi ho, hắt hơi, và khả năng lây truyền rất cao đối với những người sinh hoạt trong cùng một không gian như hộ gia đình, trường học… Vì vậy, bên cạnh việc tiêm phòng cần lưu ý thực hiện tốt các biện pháp khác như:

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng khi ho hoặc hắt hơi.

- Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng cho trẻ hàng ngày.

- Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

- Hạn chế để trẻ đến những nơi đông người, tránh tiếp xúc với những người bị bệnh đường hô hấp, đặc biệt là người bệnh ho gà.

- Chủ động tiêm vaccine phòng bệnh ho gà

Các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý đưa trẻ đi tiêm chủng vaccine phòng bệnh ho gà đầy đủ, đúng lịch:

- Mũi thứ 1: Tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi.

- Mũi thứ 2: Sau mũi thứ nhất 1 tháng.

- Mũi thứ 3: Sau mũi thứ hai 1 tháng.

- Mũi thứ 4: Khi trẻ 18 tháng tuổi.

Trẻ nhập viện do mắc ho gà gia tăng, chuyên gia đưa ra khuyến cáo phòng bệnh

Thực hiện: Quỳnh Đinh

Đồ họa: Quỳnh Đinh

Quỳnh Đinh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Nước ngô hỗ trợ làm đẹp, tốt cho sức khỏe

Nước ngô hỗ trợ làm đẹp, tốt cho sức khỏe

Phần râu ngô khi mua kèm bắp tưởng chừng như vô dụng, chúng ta lại có được loại thức uống tốt, tác dụng tích cực đến sức khỏe.
Những cách đơn giản đối phó với viêm da cơ địa khi trời lạnh

Những cách đơn giản đối phó với viêm da cơ địa khi trời lạnh

Viêm da cơ địa, hay còn gọi là chàm, là một căn bệnh da mãn tính gây ra những cơn ngứa ngáy khó chịu, đặc biệt là khi thời tiết chuyển lạnh.
Tại sao đột quỵ thường xảy ra vào mùa lạnh?

Tại sao đột quỵ thường xảy ra vào mùa lạnh?

Mùa đông đến cũng là lúc nguy cơ đột quỵ tăng cao. Vậy tại sao thời tiết lạnh lại có thể gây ra căn bệnh nguy hiểm này?
Đánh bay cơn đau gót chân với những cách chữa trị tại nhà

Đánh bay cơn đau gót chân với những cách chữa trị tại nhà

Đau gót chân không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Đừng lo lắng, bạn hoàn toàn có thể giảm đau tại nhà với những phương pháp đơn giản và hiệu quả.
Ăn uống lành mạnh với rau củ mùa đông

Ăn uống lành mạnh với rau củ mùa đông

Với những loại rau củ mùa đông, bạn có thể vừa thưởng thức hương vị thơm ngon, vừa bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, giúp bạn khỏe mạnh suốt mùa đông.
Những phương pháp giảm lo âu tự nhiên

Những phương pháp giảm lo âu tự nhiên

Nỗi lo âu dai dẳng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm giảm năng suất lao động, hãy thử áp dụng một số cách dưới đây để thư giãn tâm trí.
Bí quyết ăn vặt không lo tăng cân

Bí quyết ăn vặt không lo tăng cân

Cơn thèm ăn là kẻ thù số một của người giảm cân. Hãy cùng khám phá những món ăn vặt ít calo để thỏa mãn vị giác mà vẫn giữ dáng.
Quả na rừng có tác dụng gì với sức khỏe mà đắt đỏ đến vậy?

Quả na rừng có tác dụng gì với sức khỏe mà đắt đỏ đến vậy?

Trước đây, quả na rừng có rất nhiều và mọc dại trong rừng, khi chín rụng đầy đất chẳng ai ngó ngàng. Tuy nhiên, hiện nay loại quả này có giá vô cùng đắt đỏ và vừa được Bộ Y tế đưa vào danh sách cây thuốc quý cần được kiểm soát.
Hà Nội đẩy mạnh kiểm soát an toàn thực phẩm

Hà Nội đẩy mạnh kiểm soát an toàn thực phẩm

An toàn thực phẩm (ATTP) là một trong những vấn đề luôn được Thành phố Hà Nội đặt lên hàng đầu, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng thực phẩm ngày càng cao vào thời điểm cuối năm và cận kề các dịp lễ, tết.
Chủ động bảo vệ gia đình và bản thân khỏi bệnh sởi

Chủ động bảo vệ gia đình và bản thân khỏi bệnh sởi

Bệnh sởi, một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, hiện đang gia tăng mạnh mẽ tại nhiều địa phương, trong đó có thành phố Hà Nội. Đợt giao mùa và chuyển lạnh sắp tới là điều kiện lý tưởng để vi rút sởi lây lan, việc chủ động bảo vệ gia đình và bản thân khỏi bệnh sởi là điều vô cùng cần thiết.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động