Thanh lọc, giải độc cơ thể bằng loài cây quen thuộc

Sả là một loại dược liệu được sử dụng nhiều trong cuộc sống thường ngày, bởi những tác dụng bất ngờ mà loại cây này mang lại.
Bài thuốc chữa bệnh hữu ích từ cây sả Sa sâm - Vị thuốc quý từ thiên nhiên Bài thuốc chữa bệnh từ cây sấu

Từ xa xưa, sả là một loại cây dược liệu được ông cha ta sử dụng nhiều để phòng chống một số bệnh dân giã. Sả có thể sinh trưởng ở những nơi có điều kiện sống khắc nhiệt nhất, bởi vậy sả được trồng hầu như khắp nơi trên nước ta. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về tác dụng của cây sả.

Đặc điểm của cây sả

Sả thuộc loại cây thân thảo, họ hòa thảo. Cây rất dễ sinh trưởng và phát trieern thành từng bụi. Chiều cao khoảng 1 – 1,5m (tùy vào điều kiện dinh dưỡng và cách chăm sóc). Thân thường có màu trắng xám hoặc hơi tím, bên ngoài có nhiều đốt và phủ một lớp phấn trắng. Rễ cây sả có nhiều rễ chùm, đâm sâu vào đất, thích hợp với các loại đất thịt màu mỡ và tươi xốp. Lá sả hẹp và dài, đầu lá nhọn, khi sờ vào thì thấy hơi nhám. Tất cả các bẹ lá cuộn chặt và ôm vào nhau rất tốt, tạo thành thân giả.

Thanh lọc, giải độc cơ thể bằng loài cây quen thuộc
Sả giúp thanh lọc cơ thể

Cây sả sống được cả ở những điều kiện sinh trưởng khắc nghiệt nhất như: Đất cằn cỗi, bạc màu, cây sả vẫn có thể thích nghi và sinh trưởng tốt. Hiện tại, Việt Nam có khoảng 15 loài sả khác nhau, trong đó 11 loài có mùi thơm và có thể sản xuất tinh dầu.

Trong đó, loài sả nổi bật nhất là sả Java, được trồng phổ biến tại Tuyên Quang, mỗi năm cung cấp hơn 30 tấn tinh dầu. Dựa vào hóa học, có thể chia cây sả thành 3 nhóm chính như sau: Sả cho xitronelal, sả cho geraniol, sả cho xitral.

Tác dụng của cây sả

Theo đông y, sả là một cây dược liệu quý giúp phòng chống một số bệnh như:

Tốt cho hệ tiêu hóa: Sả có vị cay tê nhưng không nóng, khi kết hợp với các món ăn rất kích thích vị giác. Đây cũng là chất giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động, tốt cho khả năng tiêu hóa trong cơ thể, chống đầy hơi, ngăn ngừa sự hình thành của đờm nhớt, chống hôi miệng hiệu quả. Tinh dầu từ sả giúp hỗ trợ ăn uống kém, các vấn đề về đường tiêu hóa, giảm buồn nôn, giảm chứng đau dạ dày, tiêu chảy,…

Phòng chống ung thư: Trong sả có hợp chất citral được biết đến là hợp chất quan trọng có tác dụng tiêu diệt các tế bào ung thư và bảo vệ các tế bào khỏe mạnh. Ngoài ra, trong cây sả còn có chứa beta-carotene-1 cũng là một loại chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn ngừa ung thư. Chính vì thế, sả là loại gia vị được khuyến khích nên sử dụng thường xuyên hoặc uống trà có thêm sả để bảo vệ sức khỏe.

Chữa rối loạn kinh nguyệt: Tinh dầu sả được dùng rất nhiều với công dụng làm giảm chứng đau bụng khi tới kỳ kinh nguyệt. Đây cũng là bài thuốc giúp điều hòa kinh nguyệt hiệu quả được áp dụng phổ biến trong đông y.

Thanh lọc cơ thể: Các thành phần trong cây sả có thể giúp loại bỏ axit uric và các chất độc hại trong cơ thể. Nhờ vậy, đây được coi là bài thuốc giải độc gan hiệu quả, hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh, thanh lọc cơ thể, lợi tiểu.

Thanh lọc, giải độc cơ thể bằng loài cây quen thuộc
Nước sả giúp giảm cân

Giúp hạ huyết áp: Tinh chất trong sả có tác dụng hỗ trợ tuần hoàn máu, hạ huyết áp. Những người cao huyết áp được khuyến khích uống nước sả để hạ huyết áp và tăng cường tuần hoàn máu.

Tác dụng kháng viêm: Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy, tinh chất từ cây sả có khả năng chống oxy hóa rất tốt, kháng viêm mạnh mẽ, làm giảm căng thẳng. Đây là bài thuốc chữa các bệnh viêm nhiễm, nhất là bệnh về đường ruột rất hiệu quả.

Chữa bệnh đường hô hấp: Từ lâu, cây sả đã được coi là bài thuốc hữu hiệu dùng để phòng và chữa các bệnh đường hô hấp khi chuyển mùa. Cây sả tươi hoặc tinh dầu sả được dùng để xông phòng, xông mũi họng, giúp giảm ho, giải cảm, tiêu đờm.

Tốt cho hệ thần kinh: Tinh dầu sả có tác dụng giải tỏa căng thẳng, thư giãn đầu óc. Các chất trong cây sả còn có tác dụng đáng kể trong hỗ trợ điều trị các bệnh về hệ thần kinh như: bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, động kinh, run chân tay, căng thẳng,…

Chữa bệnh về da: Nhiều nghiên cứu cho thấy các chất trong cây sả có khả năng đáp ứng tốt với việc điều trị các bệnh nhiễm nấm, nhiễm khuẩn ngoài da. Trong dân gian, cây sả tươi cũng được dùng để đun nước tắm, sát khuẩn da hoặc dùng tinh dầu sả để chữa nấm da hiệu quả.

Lưu ý khi sử dụng sả

Sả là một cây dược liệu rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên khi sử dụng sả chúng ta cần lưu ý một số trường hợp như:

Trường hợp không dùng tinh dầu sả: Khi được nấu chín và chế biến đúng cách, sả đã được chứng minh là có lợi ngay cả đối với trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và cho con bú. Tuy nhiên, không nên sử dụng tinh dầu cho những trường hợp này. Ngoài ra, với bất kỳ trường hợp nào cũng không được uống hoặc ngửi trực tiếp tinh dầu xả. Nguyên nhân sẽ ảnh hưởng đến chức năng phổi nếu ngửi trực tiếp và nguy hiểm đến tính mạng nếu uống thuốc diệt côn trùng có chứa sả.

Thanh lọc, giải độc cơ thể bằng loài cây quen thuộc
Không sử dụng tinh dầu sả với trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú

Trường hợp mắc bệnh mạn tính: Đối với những trường hợp mắc bệnh đái tháo đường, người sử dụng thuốc đái tháo đường (uống), dùng thuốc tăng huyết áp nên hạn chế sử dụng sả.

Nguy cơ dị ứng: Trong một số trường hợp hiếm hoi, tinh dầu sả đã gây ra các phản ứng dị ứng khi thoa lên da. Để giảm thiểu kích ứng da, hãy pha loãng dầu trong dầu nền như dầu cây rum hoặc dầu hạt hướng dương trước khi dùng. Như với tất cả các loại tinh dầu, chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ và chỉ trong một thời gian nhất định.

Kích ứng mắt: Sả có thể gây kích ứng mắt. Do đó, cần tránh để sả (thảo mộc hoặc dầu) vào mắt.

Với phụ nữ có thai: Phụ nữ có thai ăn sả hay các thực phẩm chứa sả có nguy cơ gây co thắt tử cung, tăng nguy cơ sảy thai nên những trường hợp này cần đặc biệt lưu ý, không dùng quá nhiều sả.

Bên cạnh đó, sả còn có thể gây ra cảm giác bỏng rát, kích ứng da, khó chịu, phát ban và giảm lượng đường trong máu. Chính vì vậy, khi gặp phải bất kỳ biểu hiện nào khi dùng sả, trà sả, nước ép sả… thì cần ngừng lại ngay. Nếu biểu hiện ngày càng trầm trọng cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và có hướng điều trị.

Hy vọng với những thông tin về tác dụng của cây sả mà Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm chia sẻ, sẽ phần nào giúp bạn đọc hiểu hơn tác dùng cũng như cách dùng cây sả trong cuộc sống thường ngày. Khi sử dụng sả với mục đích phòng chống một số bệnh thì cần thêm lời khuyên từ các bác sĩ đông y để đạt hiệu quả cao nhất.

Cây sâm đất – loại thảo dược Cây sâm đất – loại thảo dược ''quý như vàng'' nhiều người chưa biết
Sa sâm - Vị thuốc quý từ thiên nhiên Sa sâm - Vị thuốc quý từ thiên nhiên
Bài thuốc chữa bệnh từ cây sấu Bài thuốc chữa bệnh từ cây sấu
Yến Linh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Các phương pháp phòng ngừa suy hô hấp

Các phương pháp phòng ngừa suy hô hấp

Suy hô hấp là tình trạng phổi không thể cung cấp đủ oxy cho cơ thể và thải loại khí carbon dioxide hiệu quả. Để phòng ngừa tình trạng này, chúng ta cần thực hiện các biện pháp sau:
Bạn có biết những cặp thuốc bổ nào không nên uống cùng nhau?

Bạn có biết những cặp thuốc bổ nào không nên uống cùng nhau?

Không phải loại thuốc bổ nào cũng kết hợp được với nhau. Việc sử dụng sai cách có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Số ca sốt phát ban nghi sởi tăng hơn 42 lần, cần đẩy mạnh tiêm vaccine để ngăn dịch

Số ca sốt phát ban nghi sởi tăng hơn 42 lần, cần đẩy mạnh tiêm vaccine để ngăn dịch

Theo báo cáo của Bộ Y tế, tình hình bệnh sởi đang diễn biến phức tạp trên cả nước. Từ đầu năm đến nay, Việt Nam ghi nhận 14.287 ca sốt phát ban nghi sởi, trong đó có 4 ca tử vong, tăng hơn 42 lần so với cùng kỳ năm 2023.
Hơn 200 người nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì

Hơn 200 người nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì

Hiện các cơ quan chức năng TP Vũng Tàu đã yêu cầu chủ tiệm bánh mì Cô Ba tạm ngưng kinh doanh cho đến khi có kết luận; kiểm tra truy xuất nguồn gốc tại 4 cơ sở sản xuất bánh mì và 2 cơ sở bán thịt heo, sản xuất giò chả cung cấp nguyên liệu đầu vào cho tiệm.
Quy tắc vận động đơn giản để có một cơ thể khỏe mạnh

Quy tắc vận động đơn giản để có một cơ thể khỏe mạnh

Chế độ đi bộ 6-6-6 là quy tắc vận động đi kèm những số 6 được đánh giá đơn giản nhưng mang lại hiệu quả trong việc nâng cao sức khỏe.
Cần tránh những thực phẩm này khi uống cà phê

Cần tránh những thực phẩm này khi uống cà phê

Cà phê tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nếu kết hợp cà phê với những thực phẩm này không chỉ làm giảm tác dụng mà còn có thể gây hại cho sức khỏe.
Dịch sởi, sốt xuất huyết tăng nhanh, cần chủ động kiểm soát

Dịch sởi, sốt xuất huyết tăng nhanh, cần chủ động kiểm soát

Thời gian gần đây, dịch sởi và sốt xuất huyết đang gia tăng nhanh chóng tại nhiều địa phương trên cả nước, gây ra nhiều lo ngại trong cộng đồng. Trước thực trạng này, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đã và đang nỗ lực triển khai các biện pháp phòng, chống dịch để hạn chế số ca mắc bệnh, ca nặng và tử vong.
Gần 500 giấy đăng ký lưu hành thuốc được Bộ Y tế cấp mới, gia hạn

Gần 500 giấy đăng ký lưu hành thuốc được Bộ Y tế cấp mới, gia hạn

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, vừa công bố danh mục gần 500 giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc được cấp mới và gia hạn.
Uống nước trước khi ngủ có tốt không?

Uống nước trước khi ngủ có tốt không?

Uống nước trước khi ngủ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng cần uống đúng cách để tránh tác dụng phụ.
Cây bụp giấm - thức uống giải nhiệt, vị thuốc quý

Cây bụp giấm - thức uống giải nhiệt, vị thuốc quý

Cây bụp giấm bắt nguồn từ Tây Phi, sau đó được đưa đến các châu lục khác trồng với mục đích là thực phẩm và làm thuốc chữa bệnh.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động